Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán - Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm - Phan Huy Ích)
Dưới đây là giáo án bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán - Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm - Phan Huy Ích). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NỖI NHỚ THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ, sự khác biệt so với thơ lục bát.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Ôn tập một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ, sự khác biệt so với thơ lục bát.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Đồng cảm và tôn trọng cảm xúc của người khác.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân kể tên những tác phẩm văn học trung đại viết về người phụ nữ mà em biết.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy kể tên những tác phẩm văn học trung đại viết về người phụ nữ mà em đã học hoặc đã đọc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gợi mở: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Vân Cát thần nữ” (Đoàn Thị Điểm),
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập về tác phẩm Nỗi nhớ thương của người chinh phụ để hiểu hơn về tâm trạng và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại những thông tin về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Phan Huy Ích và xuất xứ đoạn trích “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ”. + Nêu bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. + Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát như thế nào? + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
| 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Đặng Trần Côn sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), nay thuộc Hà Nội. - Ông đỗ Hương cống, làm quan tới chức Ngự sử đài chiếu khám. - Tác phẩm của ông thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người. - Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, một số sáng tác khác của ông hiện còn được lưu lại như Tiêu Tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh,... b. Dịch giả - Phan Huy Ích (1751 – 1822) là quan đại thần trải ba triều đại Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn, góp nhiều công lớn trong lĩnh vực ngoại giao, ông trở thành nhà ngoại giao tiêu biểu thời Tây Sơn. - Sự chuyển biến về tư tưởng, bắt nhịp qua 3 triều đại để đóng góp xây dựng đất nước của Dụ Am Phan Huy Ích thể hiện sự chuyển biến trong tư tưởng của tầng lớp nho sĩ Đàng Ngoài giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. c. Tác phẩm - Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận) còn có nhan đề khác là Chinh phụ ngâm khúc, do Đặng Trần Côn sáng tác trong khoảng năm 1740 - 1742 bằng chữ Hán, giãi bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc. - Tác phẩm được nhiều người diễn Nôm, trong đó bản Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc diễn Nôm bằng thể thơ song thất lục bát của Phan Huy Ích được cho là thành công hơn cả. - VB Nỗi nhớ thương của người chinh phụ trích từ dòng 125 đến dòng 152, dịch từ bản diễn Nôm nói trên của Phan Huy Ích. 2. Bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản a. Bố cục và mạch cảm xúc - Phần 1 (từ dòng 125 đến dòng 140): chồng từ buổi ra đi (sai hẹn cả thời gian gặp gỡ và địa điểm gặp gỡ). - Phần 2 (từ dòng 141 đến dòng 152): Nỗi nhớ thương, mong ngóng xen lẫn trách hờn của người chinh phụ dành cho chồng. b. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo - Chủ đề: nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với người chồng đi chinh chiến nơi ải xa. - Cảm hứng chủ đạo: thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với tình cảnh vò võ, cô đơn của người chinh phụ trẻ khi chồng phải chinh chiến nơi biên ải xa, qua đó, lên tiếng phê phán chiến tranh. 3. Thi luật của thơ song thất lục bát trong văn bản - Số chữ, số dòng: VB có bảy khổ thơ. Mỗi khổ thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng). - Vần: Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (T), Hỏi ngày về ước nẻo (T) quyên ca (B). Nay quyên đã giục oanh già (B), Ý nhi lại gáy trước nhà (B) líu lo (B). Thuở đăng đồ mai chưa (B) dạn gió,… - Nhịp: Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2). Ví dụ: Thuở lâm hành/oanh chưa bén liễu, Hỏi ngày về/ ước nẻo quyên ca. Nay quyên/ đã giục/oanh già, Ý nhi/ lại gáy/ trước nhà/ líu lo. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: NỖI NHỚ THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong đoạn trích, phép điệp ngữ và điệp cấu trúc được sử dụng nhằm mục đích gì? A. Tô đậm nỗi nhớ thương và sự thất vọng của người chinh phụ. B. Tạo âm hưởng du dương cho bài thơ. C. Thể hiện sự giận dữ của người chinh phụ. D. Làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu 2: Chủ đề chính của bài thơ là gì? A. Lòng yêu nước của người chinh phu. B. Nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với chồng đi chinh chiến nơi ải xa. C. Sự tàn khốc của chiến tranh. D. Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ thể hiện điều gì? A. Ca ngợi chiến công của người chinh phu. B. Niềm cảm thông với tình cảnh cô đơn của người chinh phụ. C. Sự oán giận của người chinh phụ đối với chồng. D. Niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc. Câu 4: Qua việc thể hiện nỗi nhớ thương của người chinh phụ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? A. Ủng hộ chiến tranh vì lợi ích quốc gia. B. Phê phán chiến tranh phi nghĩa gây ra những mất mát, đau thương. C. Khuyến khích phụ nữ tham gia chiến đấu. D. Ca ngợi lòng trung thành của người vợ. Câu 5: Thông điệp của văn bản là gì? A. Chiến tranh là cần thiết để bảo vệ đất nước. B. Chiến tranh thù nghịch với hạnh phúc và tình yêu; cảm thông với đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh. C. Người phụ nữ nên hy sinh hạnh phúc cá nhân vì đất nước. D. Tình yêu đôi lứa không quan trọng bằng tình yêu nước. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. A | 2. B | 3. B | 4. B | 5. B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về những bất công và đau khổ mà người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến?
Câu 2: Theo em, người chinh phụ trong đoạn trích Nỗi nhớ thương của người chinh phụ có thể hiện sự phản kháng nào trước số phận của mình không? Lý giải câu trả lời của em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
Trong đoạn trích “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ”, ta cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ và bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến. Đó là một xã hội với những luật lệ hà khắc và tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường quyền lợi và hạnh phúc của người phụ nữ. Cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội này phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông và bị áp đặt theo những khuôn mẫu mà họ không thể tự do lựa chọn.
Người chinh phụ trong đoạn trích phải xa chồng, một mình ở lại chịu cảnh cô đơn, sầu muộn, và phải chịu đựng nỗi nhớ thương da diết khi người chồng đi chinh chiến nơi chiến trường xa. Bất công lớn nhất ở đây là người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Vì chiến tranh do người đàn ông quyết định, người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả, chấp nhận cuộc sống cô độc, đau khổ trong cảnh “chăn đơn gối chiếc”.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2