Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Dưới đây là giáo án bài 1: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: XUÂN TÓC ĐỎ CỨU QUỐC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về tiểu thuyết.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (ngôn ngữ, diễn biến tâm lí nhân vật, hành động nhân vật…).

  • Luyện tập theo văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,… qua văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

  • Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

  • Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung.

3. Phẩm chất

  • Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống.

  • Hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng đến sự hoàn thiện của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến thể loại tiểu thuyết.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về thể loại tiểu thuyết?

A. Là loại tác phẩm tự sự có quy mô lớn, có khả năng thể hiện các nội dung đa dạng, bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn.

B. Là thể loại thơ Đường luật, phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn cuối nền văn học trung đại.

C. Là thể loại văn xuôi tự sự, khởi phát từ nền văn học dân gian, được ông cha ta sáng tạo ra.

D. Là thể loại văn chính luận, tập trung vào những vấn đề như đạo vua tôi, lễ giáo phong kiến.

Câu 2: Tiểu thuyết dành sự chú ý đặc biệt cho vấn đề gì?

A. Những vấn đề lớn lao của đất nước.

B. Những vận động, biến đổi của lịch sử.

C. Đời tư hay số phận của con người cá nhân.

D. Tình cảm nam nữ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Câu 3: Tiểu thuyết phát triển theo nhiều hướng khác nhau tùy thuộc vào yếu tố nào?

A. Con người, xã hội.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa,

C. Lịch sử, văn hóa, xã hội, thẩm mĩ.

D. Văn nghệ, kiến trúc, thiết chế xã hội.

Câu 4: Tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm nào dưới đây?

A. Thể hiện tư duy truyền thống, kế thừa đặc điểm của tiểu thuyết cổ điển.

B. Thể hiện một cách tư duy mới, mang tính hiện đại về cuộc sống, phân biệt với tiểu thuyết cổ điển ra đời trước thời đại tư bản chủ nghĩa.

C. Tập trung vào những vấn đề lớn lao của vận mệnh dân tộc với lối tư duy mới mẻ, hiện đại hơn nhưng vẫn đan giữ những đặc điểm cốt yếu của tiểu thuyết cổ điển.

D. Thể hiện tư duy lối mòn, cũ kĩ, chưa thoát ra khỏi cái khuôn của tiểu thuyết cổ điển.

Câu 5: Tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến những vấn đề nào trong cuộc sống?

A. Những vấn đề lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc, những vấn đề của đời sống chính trị đang diễn ra.

B. Những vấn đề nhức nhối trong đời sống, mang tính phức tạp, không thể giải quyết.

C. Những vấn đề được bàn luận sôi nổi, gây nên sự tranh luận trong đời sống văn hóa, xã hội.

D. Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi, không lí tưởng hóa hiện thực.

Câu 6: Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì?

A. Được miêu tả chi tiết về ngoại hình, có tính cách riêng biệt nhưng tâm lí đơn giản, ít biến đổi.

B. Là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí.

C. Có sự biến đổi về tính cách theo hoàn cảnh sống, có tài năng, có nghị lực sống phi thường.

D. Là nhân vật điển hình cho một giai cấp, một tầng lớp cụ thể trong xã hội.

Câu 7: Kết cấu và ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì?

A. Kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.

B. Kết cấu theo tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại của xã hội.

C. Kết cấu nhiều tầng lớp phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều nhất là hai bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột của các ý thức xã hội.

D. Kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính, có sự đan xen của nhiều nhất là bốn bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột của các ý thức xã hội.

Câu 8: Phong cách hiện thực là gì?

A. Là phong cách nghệ thuật chú trọng vào những măt đen tối của xã hội, những góc khuất trong nhân cách, đạo đức con người.

B. Là phong cách nghệ thuật chú trọng những khía cạnh lãng mạn của cuộc sống, những con người lí tưởng, hoàn hảo về nhân cách và tài năng.

C. Là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với những hình thành tính cách con người, quan tâm mô tả hiện thực cuộc sống, loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa.

D. Là phong cách nghệ thuật tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, những khía cạnh nhân văn trong mối qan hệ giữa con người và con người.

Câu 9: Phong cách hiện thực được đặt trong tương quan so sánh, đối lập với phong cách nào?

A. Phong cách lãng mạn.

B. Phong cách trừu tượng.

C. Phong cách tối giản.

D. Phong cách siêu thực cổ điển.

Câu 10: Ai là nhà văn hiện thực trong số các nhà văn dưới đây?

A. Thạch Lam.

B. Xuân Diệu.

C. Nguyễn Quang Sáng.

D. Ngô Tất Tố.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về tiểu thuyết hiện đại thông qua văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc thuộc trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Vũ Trọng Phụng và xuất xứ văn bản “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và hoàn thành các thử thách theo 3 chặng với các yêu cầu cụ thể:

+ Chặng 1: Hoàn thành các sự kiện trong Phiếu học tập số 1. Thời gian thực hiện: 5 phút.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Điền các sự kiện chính của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Cốt truyện

Sự việc 1

 

Sự việc 2

 

Sự việc 3

 

Sự việc 4

 

Sự việc 5

 

 

 

 

+ Chặng 2: Trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2 về đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. Thời gian thực hiện: 15 phút.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây về đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

Nhận xét về kết cấu, điểm nhìn và ngôi kể của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

 

Nhận xét khái quát về thế giới nhân vật được phác họa trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

 

Tình huống truyện được tác giả xây dựng có gì độc đáo?

 

Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

 

 

Chặng 3: Trình bày những đặc điểm tính cách của nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả Vũ Trọng Phụng

- Quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.

- Bước vào làng văn, làng báo từ rất sớm, dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi với tình cảnh nghèo đói, bệnh tật triền miên. 

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Sáng tác của ông toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát.

+ Cảm hứng vạch trần chi phối ngòi bút.

+ Xây dựng được những hình tượng nhân vật sắc nét.

2. Xuất xứ văn bản

Số đỏ ra mắt độc giả lần đầu tiên trên Hà Nội báo bắt đầu từ 1936, in thành sách năm 1938.

- Văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc trích trong chương XX của tiểu thuyết Số đỏ. 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Tóm tắt các sự việc chính

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 1.

2. Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 2.

3. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ

Hội nhập với xã hội thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ gặp nhiều vận may và với bản tính láu cá, hắn nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Tính cách lưu manh của Xuân cứ phát triển trong môi trường thuận lợi đó. Anh ta biết cách luồn lách, dùng mưu mẹo thủ đoạn để làm lợi cho mình.

- Từ một đứa nhặt banh quần vợt, Xuân Tóc Đỏ trở thành danh thủ, niềm hy vọng của giới quần vợt Bắc Kỳ. Hắn cũng biết chấp nhận thua theo đề nghị của quan trên trước nhà vô địch quần vợt Xiêm La để được trở thành anh hùng cứu quốc, bậc vĩ nhân.

=> Xuân Tóc Đỏ là nhân vật chính, có tính cách “lươn lẹo” lại có thói “trưởng giả học làm sang”, qua nhân vật này nhà văn đào sâu vào phê phán sự rởm đời của giới thượng luu thành thị.

=> Xuân Tóc Đỏ là cầu nối giữa hai giai tầng xã hội hay chính xác hơn là sự kết hợp của hai giai tầng xã hội: tầng lớp thượng lưu kệch cỡm, lố lăng và tầng lớp hạ lưu ma cà bông nghèo hèn, gian manh.  

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Liệt kê lại các sự kiện chính của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

Cốt truyện

Sự việc 1

Vua Xiêm đã đến Bắc Kỳ và Xuân Tóc Đỏ quyết định đăng ký tham gia giải đấu quần vợt. 

Sự việc 2

Thời điểm đó, hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích, dẫn đến nguy cơ trận chung kết quần vợt phải hoãn, đồng thời cũng tạo cơ hội cho Xuân Tóc Đỏ được ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La.

Sự việc 3

Vì để giữ mối giao hòa với nước Xiêm, nên đã yêu cầu Xuân thua.

Sự việc 4

Thấy tình hình đó, đông đảo khán giả đả đảo Xuân, đòi được giải thích, buộc Xuân và ông bầu Văn Minh phải biện xảo để xoay ngược thế cờ.

Sự việc 5

Với "thành tích" để thua quán quân quần vợt người Xiêm trong trận thi đấu thể thao mang tính ngoại giao, Xuân Tóc Đỏ được tung hô là "vĩ nhân", "anh hùng cứu quốc" và tiếp tục được một số tổ chức danh giá chào đón, mời làm thành viên danh dư.

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây về đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

Nhận xét về kết cấu, điểm nhìn và ngôi kể của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

- Kết cấu: tuyến tính, sự kiện, biến cố chính là trục vận động của văn bản. Sự kiện mang yếu tố hài hước, nghịch lý đến ngược đời một cách tồi tệ, nhằm đánh động đến một xã hội đang hóa thân một cách quái dị vào vòng quay của văn minh “rởm”… Các sự kiện có liên kết với nhau và tạo ra “số đỏ” cho nhân vật chính.

- Điểm nhìn: trong văn bản, sự xuất hiện của người kể chuyện là rất hạn chế, điểm nhìn khách quan từ bên ngoài luôn là điểm nhìn hữu dụng nhất để nhà văn phản ánh chân thực hiện thực khách quan, nhà văn cố tình tách mình ra khỏi câu chuyện, phản ánh câu chuyện theo đúng bản chất vốn có, tạo ra giọng điệu dửng dưng, không nhận xét, không bình luận cũng không lý giải.

- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba toàn tri.

Nhận xét khái quát về thế giới nhân vật được phác họa trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. 

- Thế giới nhân vật rất đa dạng, đông đảo, ta có thể kể đến hàng loạt chân dung biếm họa như: cụ cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Đoan, ông Typn, quan Toàn quyền, quan Thống sứ, Đức vua nước nhà, vua Xiêm,…

- Mỗi người một gương mặt, một tính cách riêng, là bức tranh đặc sao bao quát hiện thực của xã hội đương thời.

Tình huống truyện được tác giả xây dựng có gì độc đáo?

Trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc, tình huống truyện thuộc loại tình huống ngẫu nhiên (rủi hóa may, may hóa rủi): Xuân Tóc Đỏ thắng điểm quán quân Xiêm La, vô tình đẩy hai nước đến bờ vực chiến tranh, nên đã nhanh chóng đổi thắng thành thua, có vẻ phi lí nhưng đó chính là thủ pháp phóng đại tài tình của nhà văn, phán ánh tính chất “trò hề” của sự kiện này.

Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.

- Ngôn ngữ pha tạp nhiều từ tiếng Pháp:

+ Rollandes Varreau, ông Typn, nhà Sécututé, “La guerre!”, kèn La Marseillaise, “A bas Xuân! A bas Xuân! Des explications!”,…

Nói lái hoặc phiên âm sang tiếng Việt: “Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sê vít! A văng ta đờ o!”,…

=> Qua việc pha tạp tiếng Pháp vào các diễn ngôn của các nhân vật, nhà văn cho thấy sự lai căng, nhố nhăng, Âu hóa lố bịch của nhữn kẻ mang danh là thượng lưu nhưng thực chất là những quái thai của xã hội nửa Tây nửa ta buổi đầu.

- Ngôn ngữ phô trương, hô hào: Hỡi công chúng!, Hòa bình vạn tuế!, Hội Quốc liên vạn tuế!, Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!...

=> Vũ Trọng Phụng đã bỡn cợt cái xã hội thối nát đó bằng thứ ngôn ngữ này nhằm làm cho cái uy nghi lẫm liệt của phong trào Âu hóa sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại những điều đáng lên án nhất.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay