Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)

Dưới đây là giáo án bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản nghị luận.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ (tác giả, xuất xứ, nội dung chính,…).

  • Luyện tập theo văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

  • Nhận biết được mục đích của người viết; biết tiếp nhận, đánh giá, phê bình nội dung văn bản với tư duy phê phán, dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

  • Phân tích và đánh giá được việc sử dụng một số thao tác như chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu với thơ ca, văn chương.

  • Chăm chỉ, có tinh thần tự học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ với các bạn bài thơ mà mình yêu thích.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào hiểu biết cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ với các bạn bài thơ mà em yêu thích, trình bày lí do mà em yêu thích bài thơ đó.

Thời gian thảo luận: 3 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi mở: HS lựa chọn bài thơ mà mình tâm đắc nhất, yêu thích nhất sau đó trình bày được nét đặc sắc về nội dung, thông điệp cũng như lí do mà em lựa chon chia sẻ bài thơ này với cả lớp. Lưu ý: Bài thơ cần có chủ đề hay, phù hợp, ấn tượng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về văn bản nghị luận qua bài Mấy ý nghĩ về thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tuy duy những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Thi và văn bản “Mấy ý nghĩ về thơ”.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh theo các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các thành viên có cùng mùa sẽ hợp thành một nhóm.

- GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ cùng những hiểu biết cá nhân, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về lập luận trong văn bản nghị luận Mấy ý nghĩ về thơ

Nội dung chính của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ là gì?

 

Tác giả đã phân tích những đặc điểm nào của thơ?

 

Nguyễn Đình Thi lý giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện của tâm hồn con người?

 

Từ những quan niệm về thơ trong văn bản, em có thể rút ra được điều gì về phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi?

 

Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về văn bản 

- Sơ đồ tư duy phần phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

Đáp án Phiếu học tập phần Phụ lục.

 

PHỤ LỤC

Sơ đồ tư duy tác giả, tác phẩm

Đáp án Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về lập luận trong văn bản nghị luận

Mấy ý nghĩ về thơ

Nội dung chính của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ  là gì? 

Bài tiểu luận nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.

Tác giả đã phân tích những đặc điểm nào của thơ?

- Hình ảnh phải phát sinh từ cảm xúc và tỏa sáng trong thơ một cách tự nhiên.

- Nhịp điệu, âm nhạc trong thơ có tính quyết định, tạo ra bởi nhịp điệu và âm nhạc trong tâm hồn nhà thơ.

- Ngôn ngữ thơ phải có hồn, gợi mở, phản ánh tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Con đường của thơ là con đường trực tiếp đến với tình cảm, từ trái tim của nhà thơ đến trái tim của người đọc.

- Nguyễn Đình Thi lưu ý đến hai yếu tố quan trọng trong thành công của sáng tạo thơ ca: tài năng tự nhiên của người sáng tác và kiến thức về thơ được tích luỹ qua quá trình học tập và nghiên cứu.

Nguyễn Đình Thi lý giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện của tâm hồn con người?

- Khẳng định đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người: “Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”.

- Chứng minh đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca:

+ Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý.

+ Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.

+ Đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm. Điều đó có nghĩa thơ là biểu hiện của tâm hồn con người.

=> Mối quan hệ khăng khít giữa thơ với tâm hồn con người.

Từ những quan niệm về thơ trong văn bản, em có thể rút ra được điều gì về phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi?

Nguyễn Đình Thi đã mang những quan niệm khoáng đạt, dứt khoát khước từ những lối cảm và nghĩ sáo mòn, những xu hướng lãng mạn rời xa đời sống hoặc những lý thuyết giáo điều. Ông hướng thơ vào đời sống, mở ra nhữung cánh cửa để đời sống ùa vào trong mỗi câu từ, mỗi hình ảnh, hiện đại hóa thơ trên một chặng đường mới kể từ sau chiến tranh.

Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong bài tiểu luận. Mấy ý nghĩ về thơ được thể hiện ở nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh:

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích bác bỏ, cách suy nghĩ logic.

- Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm.

- Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

 

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Nội dung chính của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

Nêu được nội dung chính của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

1

Những đặc điểm của thơ.

Nêu chính xác và phân tích được những đặc điểm độc đáo của thơ ca được đề cập trong văn bản.

2

Về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện của tâm hồn con người.

Phân tích được các lí giải nhận định của Nguyễn Đình Thi khi cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện của tâm hồn con người.

2

Phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi.

Từ văn bản, rút ra được những đặc điểm trong phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi.

2

Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

Phân tích và nhận xét được nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

2

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích nội dung của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay