Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)

Dưới đây là giáo án bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: HÀI KỊCH

ÔN TẬP VĂN BẢN: QUAN THANH TRA

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn tập lại những kiến thức về tác giả N.V. Gô-gôn và tác phẩm Quan thanh tra.

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của hài kịch,

  • Phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quan thanh tra.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

3. Về phẩm chất

  • Phê phán thói khoác lác, dối trá, lừa lọc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Quan thanh tra.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi về đặc điểm của hài kịch.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm của hài kịch.

Câu 1: Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành mấy thể loại?

A. Hài kịch và bi kịch.

B. Chính kịch và hài kịch.

C. Bi kịch và chính kịch.

D. Bi kịch, hài kịch, bi hài kịch và chính kịch.

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu chấm:

Hài kịch là thể loại kịch dùng tiếng cười để ........... những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời trong đời sống.

A. Tấn công, lên án, châm biếm.

B. Phản ánh, lên án, châm biếm.

C. Lên án, chế giễu, phê phán.

D. Châm biếm, đả kích, phê phán.

Câu 3: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu chấm:

Hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ gọi là .......................

A. Nhân vật kịch.

B. Tình huống kịch.

C. Chi tiết.

D. Nhan đề.

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu chấm:

Tiếng cười hài kịch được tạo ra bởi các .......…và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu.

A. Hành động kịch.

B. Mâu thuẫn, xung đột.

C. Thông điệp.

D. Lời thoại.

Câu 5: Hành động kịch bao gồm những yếu tố nào?

A. Toàn bộ hoạt động của các nhân vật ( lời thoại, điệu bộ, cử chỉ....).

B. Lời thoại, điệu bộ của nhân vật.

C. biểu cảm, điệu bộ của nhân vật.

D. Ứng xử của nhân vật kịch trong biến cố.

Câu 6: Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm những yếu tố nào?

A. Đối thoại và độc thoại.

B. Đối thoại và bàng thoại.

C. Bàng thoại và độc thoại.

D. Đối thoại, bàng thoại, độc thoại và chỉ dẫn sân khấu.

Câu 7: Đâu không phải thủ pháp trong hài kịch?

A. Tạo tình huống kịch, thoại bỏ lửng, chơi chữ.

B. Điệu bộ gây cười, gây hiểu lầm.

C. Mâu thuẫn nội dung với hình thức.

D. Nghệ thuật phóng đại, vật hóa, tương phản.

Câu 8: Đâu là đặc điểm của nhân vật hài kịch?

A. Hiền lành, tốt bụng.

B. Liêm khiết, chính trực.

C. Hành động trái ngược với bản chất.

D. Xấu xa, mưu mẹo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập đoạn trích nổi bật trong vở hài kịch “Quan thanh tra” của đại văn hào Mô-li-e sáng tác với những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng không kém phần thời sự trong cuộc sống hôm nay.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Quan thanh tra.

b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Quan thanh tra.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Mô-li-e và xuất xứ văn bản   “Quan thanh tra”.

+ Nêu tình huống và xung đột kịch trong văn bản “Quan thanh tra”.

+ Làm rõ đặc điểm của nhân vật thị trưởng, nhân vật Khlet-xta-cốp và các nhân vật quý tộc khác.

+ Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn kịch “Quan thanh tra”.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

I. Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích

a. Tác giả

- N.V.Gô-gôn (1809 - 1852) là nhà văn hiện thực đầu tiên của Nga, là người dẫn đầu Trường phái Tự nhiên.

- Có đóng góp lớn cho nền văn học Nga và thế giới.

b. Xuất xứ đoạn trích

- Trích từ vở Quan thanh tra được Gô-gôn sáng tác năm 1835 và xuất bản năm 1836, thể hiện lối viết trào phúng trong những tác phẩm của ông.

2. Ôn tập đặc điểm của hài kịch trong đoạn trích Quan thanh tra

a. Tình huống kịch

Tình huống nhầm lẫn được phát hiện phơi bày: Mọi người đều nhận nhầm Khlet-xta-cốp chính là quan thanh tra được thủ đô cử tới. Chỉ đến khi chủ sự bưu điện đọc trộm được bức thư mà Khlet-xta-cốp viết, mọi người mới nhận ra mình đã bị lừa bởi một người vô danh rỗng túi.

=> Tạo ra mâu thuẫn, xung đột => tiếng cười.

b. Xung đột kịch

+ Bề nổi: Là mối xung đột giữa quan chức địa phương quan liêu, bịp bợm thối tha >< Khlet-xta-cốp một kẻ láu cá, đục nước béo cò.

=>Đây là kiểu xung đột giữa cái xấu và cái xấu trong hài kịch.

+ Bề sâu: Nạn tham ô, tham nhũng sự ngu dốt và thối nát của quan chức địa phương >< lý tưởng.

c. Nhân vật Thị trưởng

- Đặc điểm: 

+ Là kẻ bịp bợm, lừa lọc, ăn hối lộ.

+ Là kẻ hám danh, tìm mọi cơ hội để thăng chức, thăng quyền.

+ Là kẻ lộng hành, cậy quyền lực để sát phạt trừng trị tất cả những kẻ trái ý chống lại hắn.

+ Là kẻ ngu ngốc, nhìn gà hóa cuốc.

- Cách thức khắc họa nhân vật: 

+ Chi tiết “thằng thị trưởng ngu như một con ngựa thiến lông xám” được nhắc lại 3 lần trong bức thư 

+ Khắc họa nhân vật qua hình thức đối lập và thống nhất.

+ Lời thoại: linh hoạt => độc thoại => bàng thoại => Trở lại đối thoại.

d. Nhân vật Khlet-xta-cốp

- Đặc điểm: 

+ Có một quá khứ bất hảo cùng với ông bạn Giẻ lau: ăn chơi, bài bạc

+ Là kẻ cơ hội, láu cá, khoác lác, đục nước béo cò hắn vừa được ăn, được danh, được tình, được tiền, được trận cười vỡ bụng bởi sự nhầm lẫn của đám quan lại. 

+ Là kẻ có tài điểm huyệt chân dung hài kịch của bộ máy công quyền và quý tộc. Hắn khiến cho tất cả các nhân vật phải bước ra sân khấu và diễn trò. 

- Cách khắc họa nhân vật:

+ Miêu tả gián tiếp, nhân vật không xuất hiện trực tiếp.

+ Xuất hiện qua bức thư, qua lời thoại của các nhân vật khác.

=> Vai trò: phơi bày tất cả những ung nhọt thối nát của bộ máy quan chức, quý tộc trong xã hội đương thời ra ánh sáng của sân khấu.

e. Các nhân vật quý tộc khác

Đây chính là bộ mặt thật của những người đứng đầu thành phố: xấu xa, đê tiện, lừa lọc đầy dối trá. Từ đó thể hiện hình ảnh tiêu biểu cho hình tượng quan lại thời bấy giờ trong xã hội

=> Góp phần mang đến tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Về sự trái ngược giữa chức vụ, ngoại hình với nhân cách. 

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Đoạn trích đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức dưới chế độ Sa hoàng.

- Phê phán, châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội.

- Phản ánh một xã hội bất công, sử dụng quyền lợi của nhiều tầng lớp xã hội.

b. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống độc đáo, thú vị

- Tạo hình nhân vật chân thực, phản ánh cử chỉ, điệu bộ, nỗi tức giận  của nhân vật hiện thực cụ thể

- Sử dụng ngôn ngữ tăng tính trào phúng.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Quan thanh tra.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Trường THPT:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: QUAN THANH TRA

Câu 1: Đoạn trích Quan thanh tra được trích từ tác phẩm nào?

A. Quan thanh tra.

B. Trưởng giả học làm sang.

C. Tác-tuýp.

D. Con ngựa thành Troy.

Câu 2: Tính cách của nhân vật Khlet-xta-cốp như thế nào?

A. Hiền lành, trung thực.

B. Láu cá, cơ hội, khoác lác.

C. Mưu mô, nham hiểm.

D. Độc ác, tàn bạo.

Câu 3: Đoạn trích phê phán tầng lớp nào trong xã hội Nga đương thời?

A. Sa hoàng.

B. Công nhân.

C. Trí thức.

D. Quan lại.

Câu 4: Đọan trích đã phê phán hiện tượng nào dưới thời Nga hoàng?

A. Phân biệt chủng tộc.

B. Phân biệt giàu nghèo.

C. Xung đột sắc tộc.

D. Hối lộ, tham nhũng.

Câu 5: Thông điệp chính của đoạn trích là gì?

A. Vấn nạn đạo đức và tham nhũng trong xã hội.

B. Tình yêu thương và sự sẻ chia.

C. Sự liêm khiết, chính trực.

D. Niềm tin vào thiên lương trong sáng.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.A

2.B

3.D

4.D

5.A

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Nhân vật kịch trong đoạn trích “Quan thanh tra” chính là tiếng cười, anh/chị nghĩ sao về quan điểm đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

+ Tiếng cười là sự châm biếm về những thói hư tật xấu của bọn quan lại địa phương như: chánh án, thị trưởng, viên kiểm học…. dưới góc nhìn của Khlet -xta-cốp: ngu dốt, tham lam…

+ Tiếng cười thúc đẩy sự phản kháng, đấu tranh loại bỏ cái tồi tệ, cái xấu, cái ác trong xã hội, mở đường cho sự đi tới của cái tích cực, tiến bộ. Tiếng cười chính là nhân vật trung thực và dũng cảm trong vở hài kịch này.

 - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

NGỮ LIỆU 1

HỒI III LỚP I

ÁC-PA-GÔNG, CỜ-LÊ-ĂNG, Ê-LI-DƠ, VA-LE-RƠ, BÀ CỜ-LỐT, BÁC GIẮC, BỜ-RANH-ĐA-VOAN, LA MÉC-LUY-SƠ

Ác-pa-gông: – Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi người. Lại gần đây, bà Cờ-lốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Cờ-lốt cầm cái chổi.) Được, bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là cẩn thận đừng có các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uỷ cho bà, lúc bữa ăn tối, quân giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đến bà rồi trở vào tiến công.

Bác Giắc: (nói riêng) – Hình phạt thiết thực gớm!

Ác-pa-gông: (vẫn nói với bà Cờ-lốt) – Thôi đi. Đến anh Bờ-ranh-đa-voan và anh La Méc-luy-sơ, tôi cắt cho các anh chức vụ lau rửa cốc và rót rượu, nhưng chỉ khi nào mọi người khát, chứ không phải theo thói của những thằng đầy tớ dỡ đần, như muốn khiêu khích người ta, nhắc nhở người ta phải uống khi người ta không nghĩ đến chuyện uống. Hãy chờ khi người ta hò đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã.

Bác Giắc: (nói riêng) – Vâng, rượu nguyên không pha, bốc lên đầu.

La Méc-luy-sơ: – Thế chúng tôi có phải cởi áo ngoài không, thưa ông?

Ác-pa-gông: – Có, nhưng khi nào thấy khách đến đã; và giữ gìn kĩ chớ làm hỏng y phục.

Bờ-ranh-đa-voan: – Thưa ông, ông đã biết rõ, vạt trước áo vét dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng.

La Méc-luy-sơ: – Còn tôi, thưa ông, quần của tôi thì thủng đít và, nói lỗi phép, người ta nhìn thấy...

Ác-pa-gông: (nói với La Méc-luy-sơ) – Im! Liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được. (Ác-pa-gông đặt chiếc mũ trước áo của mình để chỉ cho Bờ-ranh-đa-voan phải làm thế nào để che vết dầu.) Còn anh, khi hầu bàn, luôn luôn cầm mũ thế này này. Còn cô con gái của tôi, con phải để mắt đến mọi thứ khi dọn bàn và cẩn thận đừng để hư hại gì. Việc ấy, đúng là việc đàn bà con gái. Nhưng con phải chuẩn bị đón tiếp cô người yêu của cha cho tử tế; cô ấy sẽ đến thăm con và cùng đi với con ra chợ phiên. Con nghe thấy cha nói gì chưa?

Ê-li-dơ: – Có, thưa cha.

Ác-pa-gông: – Vâng, cô ngốc ạ. Còn anh, cậu ấm của tôi, cha đã rộng lòng tha thứ câu chuyện lúc nãy, đừng có mà mặt sưng mày sỉa với cô ta.

Cờ-lê-ăng: – Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa? Và về lí do gì kia ạ?

Ác-pa-gông: – Trời ơi! Chúng tao hiểu cách đối xử của con cái, khi bố muốn tục huyền, và chúng nó thường nhìn cái người gọi là mẹ kế ấy bằng con mắt thế nào rồi. Nhưng nếu mày muốn tạo quên đi cái việc hoang tàng của mày vừa rồi, thì tao dặn mày trước hết là phải niềm nở mà đon đả với người ta, và cố gắng đón tiếp thế nào cho tốt đẹp nhất!

Cờ-lê-ăng: - Thưa cha, nói thật với cha, con không thể hứa với cha là con vui sướng có cô ấy làm mẹ kế. Con sẽ nói dối, nếu con bảo cha như vậy. Nhưng về việc đón tiếp tử tế và có bộ mặt niềm nở, thì con xin hứa là, về mục này, con tuân theo lời cho

không sai một li.

Ác-pa-gông: – Ít nhất cứ phải chú ý.

Cờ-lê-ăng: – Rồi cha xem, cha sẽ không có điều gì phải phàn nàn cả.

Ác-pa-gông: – Con thế là khôn ngoan. Va-le-rơ ơi, giúp tôi việc này. Ô này, bác Giác lại gần đây. Tôi để bác lại người cuối cùng đấy.

Bác Giắc: – Nhưng, thưa ông, ông muốn nói với anh đánh xe hay anh đầu bếp, bởi vì tôi vừa là anh này vừa là anh kia.

Ác-pa-gông: – Với cả hai.

Bắc Giắc: – Nhưng, trong hai người, ông nói với ai trước? Ác-pa-gông: – Với đầu bếp.

Bắc Giắc: – Vậy ông làm ơn chờ cho.

(Bác bỏ mũ đánh xe và xuất hiện với bộ áo đầu bếp.)

Ác-pa-gông: – Nghi thức quỷ quái gì thế?

Bác Giắc: – Ông cứ nói.

Ác-pa-gông: – Bác Giắc, chả là tôi đã định thết cơm khách tối nay.

Bác Giắc: (nói riêng) – Một kì quan vĩ đại!

Bác Giắc: – Được, nếu ông cho nhiều tiền.

Ác-pa-gông: – Bác cho biết, liệu có cho chúng ta ăn ngon được không?

Ác-pa-gông: – Quỷ thật! Lúc nào cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói: “Tiền, tiền, tiền”. À! Chúng nó chỉ có tiếng “tiền” nơi cửa miệng. Lúc nào cũng nói tiền. Tiền, đó là gươm gối đầu giường” của chúng nó.

Va-le-rơ: – Tôi chưa từng thấy câu trả lời nào láo lếu như vậy. Thật là kì diệu khi ăn ngon mà cần nhiều tiền! Đó là một việc dễ nhất trên đời; chẳng có ai ngu tối đến đâu mà không làm được như vậy; nhưng để hành động ra con người thông minh và khéo léo, phải nói là làm được cơm ngon với ít tiền thôi.

Bác Giắc: – Ăn ngon với ít tiền thôi?

Va-le-rơ: – Đúng.

Bác Giắc: (nói với Va-le-rơ) – Theo tôi, thưa ông quản gia, ông làm ơn cho chúng tôi ông cũng tài giỏi cả. biết cái bí mật ấy và nhận lấy cái chức đầu bếp của tôi; như vậy, ở cái nhà này, việc gì ông cũng tài giỏi cả.

Ác-pa-gông: – Thôi im. Bác cần những gì nào?

Bác Giắc: – Đấy, có ông quản gia, ông ấy làm cơm ngon cho ông mà mất ít tiền.

Ác-pa-gông: – Chao chao! Tôi muốn bác trả lời tôi.

Bác Giắc: – Các ông có bao nhiêu người ăn?

Ác-pa-gông: – Chúng tôi tám hoặc mười người; nhưng chỉ tính tám người. Khi đủ cho tám người ăn thì cũng rất đủ cho mười người.

Va-le-rơ: – Đúng thế.

Bác Giắc: – Vậy thì phải bốn bát nấu rõ đầy và năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm he, chim đa đa hâm bắp cải xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đầu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng nhồi thịt, ức bê non, dồi lợn và nấm xào.

Ác-pa-gông: – Quái quỷ! Thế để thết cả một thành phố à?

Bác Giắc: – Thịt quay đầy một xanh thật to, xếp cao thành hình kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà mái tơ béo, mười hai chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò,

Ác-pa-gông: (lấy tay bịt miệng bác Giắc) – À! Thằng phản chủ! Mày ăn hết của của tao.

Bác Giắc: – Món đầu vị...

Ác-pa-gông: (lại lấy tay bịt miệng bác Giắc) – Nữa kia à?

(Mô-li-e, Lão hà tiện, Đỗ Đức Hiểu dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020, tr.74–79)

Câu 1: Qua đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Ác-pa-gông là người có tính cách như thế nào?

Câu 2: Nhận xét lời độc thoại của nhân vật bác Giắc khi nghe ông Ác-pa-gông cắt đặt công việc.

Câu 3: Tại sao ông Ác-pa-gông bực tức khi thấy bác Giác nhắc đến tiền?

Câu 4: Nhận xét những món ăn mà bác Giắc dự định nấu cho bữa tiệc. Thái độ của ông Ác-pa-gông khi nghe bác Giắc nói về những món ăn đó như thế nào? 

Câu 5: Đoạn trích thể hiện mâu thuẫn gì giữa chủ nhà và gia nhân?

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, người dùng sẽ tải được tài liệu và dùng nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện ích khác liên tục được cập nhật
  • ......

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/cả năm(12 tháng)

=> Khi đặt chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay