Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Dưới đây là giáo án bài 4: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ
ÔN TẬP VĂN BẢN: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản văn tế.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
3. Về phẩm chất
Cảm phục, biết ơn những người chiến đấu, hi sinh vì đất nước; biết lựa chọn lẽ sống cao đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
. Trong chiến thắng vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có công đóng góp lớn lao của lực lượng quân và dân ta. Thực dân Pháp và Mỹ gọi Điện Biên Phủ là pháo đài không thể công phá. Trong trận chiến đấu ở đồi Him Lam, nổi lên gương chiến đấu dũng cảm của anh Phan Đình Giót. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều. Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu.
Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Sự hi sinh của người lính ở thời khắc lịch sử nào cũng oanh liệt bởi mục đích cao cả vì từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng, không phải vì thế mà cái giá của máu xương trở nên nhạt nhòa trong văn chương Việt. Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta lại càng cảm khái và xúc động nghẹn ngào trước sự hi sinh và tấm lòng yêu nước của người lính nông dân xưa. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi ôn tập văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để hiểu hơn về những năm tháng hào hùng ấy nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. + Xác định đối tượng của bài văn tế và ý nghĩa nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. + Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế? + Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả thể hiện như thế nào? + Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích a. Tác giả - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. - Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân. b. Hoàn cảnh sáng tác VB - Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), giặc Pháp tiếp tục mở rộng chiến tranh thôn tỉnh ra nhiều vùng lân cận; nhân dân Nam Bộ đã anh dũng tổ chức kháng chiến, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra. Đêm 16/12/1861, những nghĩa sĩ nông dân lam lũ, trong tay chỉ có những vũ khí thô sơ, nhưng với tinh thần quả cảm và lòng căm thù giặc ngút trời, đã tổ chức đánh đồn giặc ở Cần Giuộc. - Trận đánh thu được một số thắng lợi, nhưng gần 20 nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh. Sự hi sinh của nghĩa binh trận Cần Giuộc đã để lại niềm xúc động vô cùng lớn lao trong nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận uỷ thác từ Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, viết bài vấn này để đọc tại lễ truy điệu các chiến sĩ. 2. Ôn tập đặc điểm của văn tế trong VB Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc a. Đối tượng của bài văn tế Đối tượng của bài văn tế là vong linh những người lính nông dân tự nguyện dấn thân cho đất nước; khi sống, họ là những người “vô danh”, vốn không thể có vinh dự được nhận bất kì ân điển nào của nhà nước phong kiến. Đây là văn bản có tính chính danh nhà nước, là áng văn có tính chất trang trọng đặc biệt, mang tính quốc gia. Bài văn lại được đích thân vua Tự Đức ra lệnh cho truyền chép và phổ biến rộng rãi, do vậy, văn bản này có tính quan phương, thể hiện rõ ý chí của triều đình trước một sự kiện đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặc biệt. b. Ý nghĩa nhan đề Trong các tư liệu, nhan đề tác phẩm còn có cách ghi khác là Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn, phỏng đoán là cách ghi có trước, có thể là nhan đề vốn có mà tác giả đã viết (nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, tuy là sáng tác chữ Nôm, nhưng nhan đề thường có cấu trúc Hán văn: Ngư tiều y thuật vẫn đáp, Lục Vân Tiên truyện, Xúc cảnh,...). Nếu đúng vậy, cách nói tôn xưng sĩ dân (người dân có học) đã thể hiện rõ sự trân trọng hiếm có của tác giả dành cho người dân nghèo yêu nước. c. Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” - Câu văn mở đầu mang ý nghị luận, nằm trong đoạn văn mở đầu vốn có chức năng khái quát nội dung tư tưởng chung của bài văn. Câu văn nhấn mạnh cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn kẻ thù. + Tình thế đất nước nguy cấp, tiếng súng quân giặc làm rung chuyển non sông. Làm dân của một quốc gia có truyền thống tự chủ thì vận mệnh dân tộc là điều thiêng liêng mà mỗi công dân phải đặt lên trên hết. + Lúc đất nước nguy nan mới hiểu hết lòng dân. Tác giả đã từ nhãn quan thời trung đại và xuất phát từ sự chiêm nghiệm về vận nước để nhấn mạnh: Chi trời cao thanh bạch mới tỏ tường hết phẩm đức trung trinh của người dân vốn lặng lẽ bình thường; chỉ có sức mạnh lòng dân mới xoay chuyển được vận mệnh quốc gia. + “Lòng dân” là cái vô hình, nhưng sẽ được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất cụ thể “súng giặc đất rền” là uy lực vũ khí kẻ thù đang tâm chĩa vào lương tri nhân loại, là tội ác không thể dung tha. => Câu văn “mang ý nghĩa khái quát cả bối cảnh thời đại và chân dung tinh thần của người nghĩa binh Cần Giuộc. => Tư tưởng chung của bài văn tế là ca ngợi tinh thần, suy nghĩ, hành động của người nghĩa sĩ nông dân tay không tấc sắt nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và đã anh dũng xả thân cứu nước. Câu văn mở đầu, vì thế mang tính luận đề rõ rệt. d. Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc - Người nghĩa sĩ Cần Giuộc bước vào trận đánh với tư cách người lính bất đắc dĩ: Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vốn chỉ biết việc cày việc cuốc chứ không thuộc bất kì lực lượng chuyên nghiệp nào (để có thể được trực tiếp tham chiến) trong các cuộc chiến đấu. Họ đánh trận mà không có bất kì sự chuẩn bị nào: chưa từng học binh thư, chưa từng được luyện tập sử dụng vũ khí; thậm chí việc tập rèn võ nghệ của quân đội cũng “mắt chưa từng ngó”; họ chi vì lòng mền nghĩa mà “liều mình như chẳng có. - Người nghĩa sĩ nông dân “ngoài cật có một manh áo vải” tự trang bị cho mình vũ khí xung trận là những công cụ lao động, những vật dụng thô sơ quen thuộc với nghề nông: ngọn tầm vông thay cho súng đạn, hoả mai được thay bằng rơm con cúi, gươm giáo thay bằng lưỡi dao phay,... Tác giả khái quát sự đối lập giữa lòng dân và súng đạn thành sự đối lập giữa chính nghĩa và bạo tàn. - Người nghĩa sĩ nông dân có lòng nghĩa hiệp và tinh thần tự nhiệm, tự giác cao độ. Họ hiểu rõ về tương quan lực lượng trong cuộc đối đầu nhưng nhất quyết xả thân vì nghĩa, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to”; “trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”; họ chẳng cần đến cờ dong trống giục mà vẫn “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”;… Hành động xả thân vì nghĩa, ý thức đem thân hứa quốc của người nghĩa binh được thể hiện trong tác phẩm với giọng văn trầm hùng và âm hưởng trầm hùng và âm hưởng bi tráng. Hình ảnh con người chân chất bình dị đã hóa thân thành biểu tượng anh hùng bất tử. 3. Tổng kết a. Nội dung - Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp, một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ. - Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ đẹp bi tráng - vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc b. Nghệ thuật - Thề văn biền ngẫu được sử dụng linh hoạt, đa dạng, với nhiều hình thức tổ chức câu văn đạt đến trình độ mẫu mực. - Sự phá cách về đặc điểm kiểu loại văn tế. “Vai” của người chủ tế trong bài văn tế thường có vai trò quyết định đến nội dung các thông điệp. - Sự kết hợp nhuần nhuyễn của các bút pháp, thủ pháp và phương thức nghị luận: nghệ thuật tự sự và bút pháp trữ tình; thủ pháp tương phản và nghệ thuật đối… |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều