Giáo án tin học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án bản word mônn tin học lớp 7 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án tin học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được sơ lược về chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.
- Biết tệp chương trình cũng là dữ liệu, được lưu trữ trong máy tính.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực tin học:
- Hiểu được chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành.
- Biết phân biệt được hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
- Biết nêu tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.
- Phẩm chất
- Tự giác củng cố ý thức tổ chức kỉ luật
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 7.
- Máy tính có kết nối với máy chiếu
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 7.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Bài này được dạy học trong 1 tiết
- IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết được phần mềm máy tính
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần mềm máy tính.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Ở Hình 1 trong SGK, phía bên trái của dấu (+), SGK sử dụng hình ảnh máy tính để bàn, điện thoại thông minh làm đại diện cho phần cứng của máy tính. Phía bên phải dấu (+) là một số hệ điều hành, phần mềm ứng dụng được sử udnjg làm đại diện cho phần mềm máy tính. Trong đó:
+ Hàng dưới là 3 hệ điều hành thông dụng Windows cho máy tính để bàn; Android, iOS cho điện thoại thông minh.
+ Hàng trên là một số phần mềm ứng dụng.
- GV nêu một số câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Nếu không có phần mềm thì máy tính có hoạt động được không?
+ Phần mềm nào phải cài đặt trước vào máy tính?
+ Cần cài đặt phần mềm nào để máy tính hoạt động được? Tại sao?
+ Tại sao hệ điều hành cần được cài đặt vào máy tính trước khi cài đặt các phần mềm khác?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nếu không có phần mềm thì máy tính không hoạt động được.
+ Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phải cài đặt trước vào máy tính để máy tính có thể hoạt động được.
+ Cần cài đặt phần mềm như Windows 10, Android, iOS để máy tính có thể hoạt động được vì đó là những hệ điều hành để quản lí, điều khiển phần cứng của máy tính hoặc điện thoại thông minh.
+ Hệ điều hành cần được cài đặt vào máy tính trước khi cài đặt các phần mềm khác vì hệ điều hành quản lí, điều khiển các hoạt động của máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn phần mềm ứng dụng là gì, hệ điều hành là gì, tại sao phải cài đặt hệ điều hành trước khi cài đặt các phần mềm khác, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ điều hành
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được một số chức năng của hệ điều hành.
- Nhận biết được một số chức năng của hệ điều hành trong ví dụ cụ thể.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.12-14, quan sát Hình 2 – Hình 5, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu các chức năng của hệ điều hành.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.12, 13 và trả lời câu hỏi: + Hệ điều hành là gì? + Các thiết bị phần cứng và phần mềm hoạt động như thế nào dưới sự điều khiển của hệ điều hành? + Hệ điều hành có những chức năng gì? + Hãy kể tên những hệ điều hành mà em biết dành cho máy tính hoặc điện thoại thông minh. - GV lưu ý với HS: + Các loại máy tính cần phải cài đặt hệ điều hành thì mới sử dụng được. + Hệ điều hành phải được cài đặt trước, sau đó mới có thể cài đặt và chạy các phần mềm máy tính khác. - GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm phân tích một ví dụ trong SGK – tr.13, 14. - GV yêu cầu các nhóm quan sát ví dụ và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em hãy quan sát ví dụ 1, Hình 2 và trả lời câu hỏi: Hình 2 cho biết máy tính gồm những thiết bị gì? Phần mềm nào cung cấp thông tin này cho người dùng? Ví dụ 1 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành? + Nhóm 2: Em hãy quan sát ví dụ 2, Hình 3 và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ngắt nguồn điện (hay ngắt kết nối thẻ nhớ) với máy tính? Em có cần tác động trực tiếp với nút nguồn (hay thẻ nhớ) hay chỉ cần điều khiển thông qua hệ điều hành? Ví dụ 2 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành? + Nhóm 3: Em hãy quan sát ví dụ 3, Hình 4 và trả lời câu hỏi: Hình 4 cho biết có những phần mềm nào đang chạy trên máy tính? Phần mềm nào cung cấp những thông tin này? Làm thế nào để đóng một tiến trình đang chạy? Ví dụ 3 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành? + Nhóm 4: Em hãy quan sát ví dụ 4 và trả lời câu hỏi: Máy tính ở phòng thực hành tin học có nhiều người dùng. Theo em, mỗi học sinh nên hay không nên sử dụng tài khoản riêng để học tập trên máy tính ở phòng thực hành tin học? Tại sao? Ví dụ 4 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành? + Nhóm 5: Em hãy quan sát ví dụ 5, Hình 5 và trả lời câu hỏi: Hình 5 cho biết có những thư mục, tệp nào trên ổ đĩa D? Phần mềm nào cung cấp những thông tin này? File Explorer là một thành phần của phần mềm nào? Ví dụ 5 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tóm tắt về chức năng của hệ điều hành đối với: hoạt động của máy tính; phần mềm ứng dụng; người dùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.12-14, quan sát Hình 2 đến Hình 5, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: + Khái niệm của hệ điều hành. + Các chức năng cơ bản của hệ điều hành - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Hệ điều hành * Hoạt động 1: Đọc (và quan sát) - Khái niệm: Hệ điều hành là chương trình máy tính có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính và đóng vai trò cầu nối trung gian trao đổi giữa người dùng và máy tính. - Các thiết bị phần cứng và phần mềm được kết nối với nhau, phối hợp hoạt động trong cùng một hệ thống thống nhất dưới sự quản lí và điều khiển của hệ điều hành. - Chức năng của hệ điều hành: + Quản lí, điều khiển các thiết bị phần cứng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. + Quản lí, điều khiển các tiến trình, cấp phát, thu hồi tài nguyên phục vụ các tiến trình. + Quản lí tài khoản người dùng, cung cấp môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính. + Tổ chức lưu trữ, quản lí dữ liệu trong máy tính. - Các hệ điều hành mà em biết là: + Hệ điều hành Windows, Linux, MacOS,… dành cho máy tính để bàn, máy tính xách tay. + Hệ điều hành iOS, Android,… dành cho điện thoại thông minh. * Hoạt động 2: Làm - Ví dụ 1: + Hình 2 cho biết máy tính có thẻ nhớ, các ổ đĩa, màn hình, máy in, bộ xử lí. → Chức năng: Hệ điều hành quản lí phần cứng, cung cấp giao diện trao đổi thông tin giữa người dùng và máy tính. - Ví dụ 2: + Để ngắt nguồn điện với máy tính ta sử dụng nút Shut down. + Để ngắt kết nối thẻ nhớ, ta sử udnjg tính năng Safely Remove Hardware and Eject Media. + Em không cần tác động trực tiếp với nút nguồn (hay thẻ nhớ) mà chỉ cần điều khiển thông qua hệ điều hành. → Chức năng: Hệ điều hành điều khiển các thiết bị phần cứng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. - Ví dụ 3: + Hình 4 cho biết các phần mềm đang chạy là: Foxit Reader 9.7, Google Chrome, Microsoft Managerment Console, Microsoft Word, Paint, Snagit Editor, Task Manager, Viber, Windows Explorer. + Cửa sổ quản lí tiến trình cung cấp những thông tin này. + Để đóng một tiến trình đang chạy bằng cách chọn tiến trình và nháy chuột vào nút End task. → Chức năng: Hệ điều hành quản lí, điều khiển các phần mềm đang chạy trên máy tính. - Ví dụ 4: + Mỗi học sinh nên sử dụng tài khoản riêng để học tập trên máy tính ở phòng thực hành vì khi đăng nhập vào tài khoản, người dùng sẽ được cung cấp môi trường làm việc riêng theo quyền người dùng. → Chức năng: Hệ điều hành quản lí tài khoản người dùng, cung cấp môi trường làm việc (hay trao đổi thông tin) cho người dùng. - Ví dụ 5: + Hình 5 cho biết có những tệp, thư mực trên ổ đĩa D: Thư mục: Thu vien lop em, Do dung hoc tap, Sach giao khoa, Vo viet. Tệp: Tin hoc 7, Toan 7. + Phần mềm File Explorer cung cấp những thông tin này. + File Explorer là một ứng dụng của hệ điều hành Windows. → Chức năng: Hệ điều hành lưu trữ, quản lí dữ liệu trong máy tính. * Hoạt động 3: Ghi nhớ Hệ điều hành là phần mềm hệ thống, điều khiển và quản lí mọi hoạt động của máy tính; cung cấp, quản lí môi trường chạy các phần mềm ứng dụng, trao đổi thông tin giữa người dùng và máy tính; tổ chức lưu trữ và quản lí dữ liệu trong máy tính. |
Hoạt động 2: Phần mềm ứng dụng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được tên một số phần mềm ứng dụng.
- HS phân biệt được hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
- HS biết chương trình cũng là dữ liệu và được lưu trữ dưới dạng tệp trong ổ đĩa.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.14, 15, quan sát Hình 6 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được một số phần mềm ứng dụng; phân biệt được hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin đoạn 1 SGK – tr.14 và trả lời câu hỏi: Phần mềm ứng dụng là gì? Em đã sử dụng phần mềm ứng dụng nào? Phần mềm đó giúp em xử lí công việc gì trên máy tính? Tại sao cần có phần mềm ứng dụng. - Sau khi HS trả lời xong, GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin, quan sát Hình 6, thảo luận nhóm và tiếp tục đặt câu hỏi: + Chương trình máy tính được lưu trữ dưới dạng nào và lưu trữ ở đâu? + Phần mềm nào trực tiếp quản lí, điều khiển phần cứng? + Phần mềm nào cần phải chạy trên nền của hệ điều hành? Phần mềm nào tương tác với thiết bị phần cứng thông qua hệ điều hành? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành các bài tập: Bài tập 1. Chỉ ra hệ điều hành, phần mềm ứng dụng trong các phần mềm dưới đây: A. Windows 10 B. iMindmap C. Linux D. MS Powerpoint E. iOS G. MS Word H. Scratch I. Zalo Bài tập 2. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về hệ điều hành, thuộc về phần mềm ứng dụng? A. Phải cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được. B. Cài đặt và máy tính khi có nhu cầu sử dụng. C. Trực tiếp quản lí, điều khiển thiết bị phần cứng. D. Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành. E. Tạo môi trường để chạy phần mềm ứng dụng. G. Chạy trong môi trường của hệ điều hành. H. Tự động chạy khi bật máy tính. I. Khởi động theo lệnh của người sử dụng. K. Cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện công việc trên máy tính. - GV nêu kết luận để HS ghi nhớ: Phần mềm ứng dụng là chương trình máy tính hỗ trợ con người xử lí công việc trên máy tính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK – tr.14,15, quan sát Hình 6, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: + Khái niệm phần mềm ứng dụng. + Phân biệt phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. + Chương trình máy tính. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra * Hoạt động 1: Đọc (và quan sát) § Phần mềm ứng dụng: - Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tính, cung cấp công cụ để hỗ trợ con người xử lí công việc cụ thể trên máy tính. - Một số phần mềm ứng như MS Word (soạn thảo văn bản), MS Powerpoint (tạo bài trình chiếu), Zalo (nhắn tin, gọi điện, liên lạc cho mọi người), Scratch (lập trình dành cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên),… - Cần có phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. - Chương trình máy tính được lưu trữ trên ổ đĩa dưới dạng tệp. § Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng: - Hệ điều hành kết nối, quản lí và trực tiếp điều khiển các thiết bị phần cứng. - Phần mềm ứng dụng chạy trên nền của hệ điều hành, tương tác với thiết bị phần cứng thông qua hệ điều hành. * Hoạt động 2: Làm Bài tập 1: - Hệ điều hành: Windows 10, Linux, iOS. - Phần mềm ứng dụng: iMindmap, MS Powerpoint, MS Word, Scratch, Zalo. Bài tập 2: - Đặc điểm thuộc về hệ điều hành: A, C, E, H. - Đặc điểm thuộc phần mềm ứng dụng: B, D, G, I, K. * Hoạt động 3: Ghi nhớ
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.15.
- Sản phẩm học tập: HS chọn ra được câu trả lời đúng với yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu:
Bài tập 1. Hệ điều hành có những chức năng nào sau đây?
- Quản lí, điều khiển và cung cấp thông tin thiết bị phần cứng máy tính.
- Tổ chức, lưu trữ, quản lí dữ liệu trên ổ đĩa.
- Quản lí, điều khiển các chương trình đang chạy trên máy tính.
- Tạo và chỉnh sửa nội dung tệp văn bản.
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Phần mềm ứng dụng được cài đặt sau khi máy tính đã cài đặt hệ điều hành.
- Hệ điều hành được tự động chạy khi bật máy tính.
- Phần cứng máy tính có thể hoạt động được khi chưa có hệ điều hành.
- Để máy tính hoạt động được thì phải cài đặt phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm ứng dụng giúp người dùng xử lí công việc trên máy tính.
- Hệ điều hành đóng vai trò trung gian giữa phần cứng và phần mềm ứng dụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tư liệu thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1.
+ Chức năng của hệ điều hành là A, B, C.
+ Chức năng của phần mềm ứng dụng là D, ví dụ như phần mềm MS Word cho phép tạo, chỉnh sửa nội dung tệp văn bản (.doc, .docx)
Bài tập 2. Phương án sai là D vì để máy tính hoạt động được thì cần phải cài đặt hệ điều hành chứ không phải phần mềm ứng dụng.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS biết công việc của phần mềm.
- Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi trong SGK
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khi thực hiện chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm MS Word, em gõ tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại, phần mềm nào thực hiện lưu dữ liệu vào ổ đĩa?
- GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học và trình bày câu trả lời của mình.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Hệ điều hành là phần mềm thực hiện lưu trữ dữ liệu vào ổ đĩa.
+ MS Word là phần mềm ứng dụng và tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành. Nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu từ MS Word (khi người dùng gõ Ctrl + S), hệ điều hành trực tiếp thực hiện lưu trữ dữ liệu vào ổ đĩa (thiết bị phần cứng)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
- HƯỚNG DẪN VỄ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Thực hành thao tác với tệp và thư mục.
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án tin học 7 kì 1 mới, giáo án tin học 7 kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án tin học lớp 7 kì 1 CTST, giáo án môn tin học 7 kì 1 chân trời
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)