Giáo án dạy thêm Toán 5 Chân trời bài 23: Em làm được những gì?

Dưới đây là giáo án bài 23: Em làm được những gì?. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 23 – EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

  • Ôn tập và củng cố một số kĩ năng liên quan đến phân số thập phân, số thập phân.

  • Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản trong thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, làm bài tập và ôn luyện các kiến thức đã học.

Năng lực riêng:

  • Năng lực mô hình hóa toán học: Ôn tập và củng cố một số kĩ năng liên quan đến phân số thập phân, số thập phân.

  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế cuộc sống.

3. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  • Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Gợi nhớ kiến thức đã học trên lớp cho HS.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố gì” .

+ GV: Số thập phân 15,34 đọc là gì?

+ HS: ...

+ GV: “ Làm tròn số thập phân 78,125 đến hàng phần trăm, thì được số 78,13” đúng hay sai?

+ HS: ...

+ GV: “22,54 > 22,64 đúng hay sai”

+ HS: ...

...

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhớ lại các kiến thức trọng tậm đã được học.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV thống kê hệ thống các đơn vị kiến thức đã học cho HS:

+ Ôn tập cách viết, đọc các số thập phân; xác định hàng của số thập phân.

+ So sánh hai số thập phân.

+ Làm tròn số thập phân.

- GV cho HS làm thêm bài tập sau:

Bài tập: Cho các số thập phân sau:

0,314; 0,143; 0,513; 0,351.

a) Sắp xếp các số thập phân trên theo thứ tự từ lớn đến bé.

b) Làm tròn các số thập phân trên đến hàng phần mười.

- GV chuyển sang nội dung làm bài tập.

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

+ Tiết 1: Phiếu học tập số 1.

+ Tiết 2: Phiếu học tập số 2.

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

+ GV: Số thập phân 15,34 đọc là gì?

+ HS: “mười lăm phẩy ba mươi tư”.

+ GV: “ Làm tròn số thập phân 78,125 đến hàng phần trăm, thì được số 78,13” đúng hay sai?

+ HS: đúng.

+ GV: “22,54 > 22,64 đúng hay sai”

+ HS: sai.

...

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

- Kết quả:

a) Thứ tự từ lớn đến bé là:

0,513; 0,351; 0,314; 0,143.

b) 

Làm tròn số 0,314 đến hàng phần mười ta được 0,3.

Làm tròn số 0,143 đến hàng phần mười ta được số 0,1.

Làm tròn số 0,513 đến hàng phần mười ta được số 0,5.

Làm tròn số 0,351 đến hàng phần mười ta được số 0,4.

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

TIẾT 1

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: “Ba mươi hai phẩy một trăm bốn mươi chín” viết là:

A. 321,49.                                               B. 32,149.

C. 3,2149.                                               D. 3214,9.

Câu 2:Làm tròn số thập phân 48,12 đến hàng đơn vị, ta được số mới là:

A. 48,1.                                                  B. 48,2

C. 49.                                                     D. 48.

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Làm tròn 51,82 đến hàng phần mười rồi đến hàng đơn vị, ta được số mới là 52.

B. 12,56 cm = 12,560 cm.

C. Số thập phân 33,022 có phần nguyên gồm các chữ số 0;2;2 nằm bên phải dấu phẩy.

D. Số thập phân 84,17 đọc là “tám mươi tư phẩy mười bảy”.

Câu 4: Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 8.                                                       B. 7.

C. 6.                                                       D. 5.

Câu 5: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được  m vải, ngày thứ hai bán được 16 m vải. 

Cho các khẳng định sau:

(1) Ngày thứ nhất cửa hàng đó bán được 15,5 m vải.

(2) Ngày thứ hai cửa hàng đó bán được 16,3 m vải.

(3) Ngày thứ nhất bán được ít hơn ngày thứ hai.

(4) Số vải cửa hàng đó bán được ngày thứ hai sau khi làm tròn đến hàng đơn vị là 16 m.

Số khẳng định đúng là:

A. 3.                                                          B. 4.

C. 2.                                                          D. 1.

Câu 6: Từ các số 3;2;8, có thể viết được bao nhiêu số thập phân có ba chữ số khác nhau với phần nguyên là 3.

A. 4.                                                          B. 3.

C. 2.                                                          D. 1.

Câu 7: Diện tích của một miếng bìa hình vuông là 58,35 m2, làm tròn diện tích của miếng bìa đến hàng đơn vị, ta được diện tích mới là:

A. 55 m2.                                                  B. 57 m2.

C. 56 m2.                                                  D. 58 m2.

Câu 8: Mẹ đi chợ mua 2,25 kg táo; 5,150 kg Dưa hấu; 3,050 kg chuối và 1,33 kg dâu tây. Thứ tự cân nặng từ lớn đến bé của các loại hoa quả là:

A. Dưa hấu; táo; chuối; dâu tây.

B. Dưa hấu; chuối; táo; dâu tây.

C. Dâu tây; táo; chuối; dưa hấu.

D. Dâu tây; táo; dưa hấu; chuối.

II. Phần tự luận

Bài 1: 

a) Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

 

b) Làm tròn các số thập phân sau đến hàng phần mười.

35,21; 111,30; 99,068; 19,001; 48,85.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Bài 2: Điền >;<; =

a) 99,99 ... 97,99;

b) 101,13 ... 101,03;

c) 14,3 ... 14,30;

d) 65,125 ... 65,126;

e) 27,8 ... 28,7;

g) 34,980 ... 34,98.

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 53,186 gồm ... đơn vị, ... phần nghìn.

b) 97,035 gồm ... chục, ... đơn vị, ... phần nghìn.

c) ... gồm 10 đơn vị, 9 phần mười, 2 phần trăm, 7 phần nghìn.

d) ... gồm 0 đơn vị, 8 phần trăm.

Bài 4: 

Mỗi bạn thỏ đen, thỏ nâu, thỏ trắng có cân nặng là một trong ba số đo 3,25 kg; 2,95 kg và 3,19 kg. Biết các bạn thỏ ngồi lên cầu thăng bằng như hình vẽ.

Em hãy viết số cân nặng phù hợp với mỗi bạn thỏ.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Bài 5: Theo thống kê năm 2018,2019,2020; số học sinh tiểu học của Việt Nam năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019; 2019 – 2020 được ghi lại ở bảng sau:

2017 – 2018

2018 – 2019

2019 – 2020

8 041 842

học sinh

8 541 451

học sinh

8 741 545

học sinh

a) Làm tròn số học sinh tiểu học của mỗi năm học đến hàng nghìn.

b) Dựa vào số học sinh tiểu học đã làm tròn ở câu a), em hãy viết số học sinh theo đơn vị nghìn, đơn vị triệu

Ví dụ: Năm 2017 – 2018, số học sinh tiểu học của Việt Nam khoảng 8 042 nghìn em hay khoảng 8,042 triệu em.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

GỢI Ý ĐÁP ÁN

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay