Giáo án dạy thêm Toán 5 Chân trời bài 74: Thể tích hình lập phương
Dưới đây là giáo án bài 74: Thể tích hình lập phương. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 6: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG – HÌNH TRỤ
BÀI 74. THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố tính thể tích của hình lập phương.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng liên quan đến thể tích đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện cách tính thể tích của hình lập phương.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền bóng. - GV hướng dẫn và phổ biến cho học sinh luật: + GV sẽ truyền bóng cho bạn HS A và trả lời thật to thể tích của hình lập phương qua hình ảnh hoặc câu hỏi do GV chuẩn bị chẳng hạn như Thể tích của hình lập phương canh 4 cm là ?... , sau đó nhanh chóng truyền bóng cho bạn B bất kì tiếp theo. + HS B phải trả lời tiếp câu hỏi tiếp theo sau đó nhanh chóng truyền cho bạn C bất kì. + Cứ làm như vậy cho đến khi hết câu hỏi hoặc có bạn nào nói sai thì sẽ phạt. - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách tính thể tích hình lập phương. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: + HS: Em hãy nêu cách tính thể tích của hình lập phương
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách tính thể tích của hình lập phương. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Một chiếc bánh bông lan hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 12 cm, chiều cao 6 cm. a) Tính thể tích của chiếc bánh đó. b) Hoa cắt một miếng bánh hình lập phương cạnh 6 cm của ciếc bánh đó để cho em gái của mình. Tính thể tích phần bánh còn lại.
- GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Một hình lập phương có thể tích bằng 729 m3. Tính thể tích toàn phần của hình lập phương đó. - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS trình bày cách giải, mỗi bạn 2 câu, cả lớp chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 15 cm, chiều rộng 8 dm và chiều cao bằng 10 dm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước trên hình hộp chữ nhât. a) Tính thể tích hình hộp chữ nhật b) Tính thể tích hình lập phương.
- GV cho HS làm bài cá nhân. - GV thu vở chấm 3 HS bất kì và gọi 2 HS lên bảng, mỗi bạn 3 câu. - Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS lắng nghe GV phổ biến để hiểu rõ luật chơi. - HS chơi trò chơi.
- Trả lời Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta tính tích ba kích thước bằng nhau (bằng độ dài một cạnh). Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V bằng: V = a × a × a
Đáp án bài 1
Đáp án bài 2 a) Thể tích chiếc bánh đó là: 12 × 12 × 6 = 864 (cm3) b) Thể tích miếng bánh hình lập phương là: 6 × 6 × 6 = 216 (cm3) Thể tích miếng bánh còn lại là: 864 – 216 = 648 (cm3) Đáp số: 648 cm3
Đáp án bài tập 3 Vì 729 = 9 × 99 nên độ dài cạnh của hình lập phương là 9m. Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 9 × 9 × 6 = 486 (cm2) Đáp số: 486 cm2
Đáp án bài 4 a) Đổi 15cm = 1,5dm Thể tích của hình hộp chữ nhật là : 1,5 × 8 × 10 = 120 (dm3) b) Cạnh của hình lập phương là : (1,5 + 8 + 10) : 3 = 6,5 (dm) Thể tích của hình lập phương là : 6,5 × 6,5 × 6,5 = 274,625 (dm3) Đáp số: a) 120 (dm3) b) 274,625 (dm3)
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.
|
Trường:...................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Hình lập phương có cạnh là a thì thể tích V của hình lập phương đó là: A. V = a a B. V = a a 4 C. V = a a 6 D. V = a a a Câu 2: Cho hình lập phương có cạnh 8 dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là: A. 512 dm2 B. 64 dm2 C. 384 dm2 D. 256 dm2 Câu 3: Một khối kim loại dạng hình lập phương có cạnh 18 dm. Mỗi mét khối kim loại nặng 45 kg. Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? A. 262440 kg B. 874,8 kg C. 583,2 kg D. 262,44 kg …………………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo