Giáo án tin học 3 cánh diều bài 2: Các dạng thông tin thường gặp (1 tiết)
Giáo án bài 2: Các dạng thông tin thường gặp (1 tiết) sách tin học 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tin học 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tin học 3 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tin học 3 cánh diều bài 2: Các dạng thông tin thường gặp (1 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: CÁC DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản thường gặp: dạng chữ, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Ứng dụng và sử dụng các kiến thức đã học vào thực, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Biết được ba dạng thông tin thường găp: dạng chữ, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính cài đặt phần mềm trình chiếu.
- Máy chiếu, màn chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy mỗi giác quan thu nhận một dạng thông tin khác nhau. b. Cách thức tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Mỗi giác quan của em có khả năng thu nhận một dạng thông tin. Em hãy lấy ví dụ cho thấy các giác quan khác nhau thu nhận dạng thông tin khác nhau. - GV gợi ý cho HS bằng một vài câu hỏi phụ, ví dụ: Mắt có phải là giác quan của con người không? Mắt đọc được chữ, nhìn thấy hình ảnh, nhưng mắt có nghe được âm thanh không?... - GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để biết thông tin có những dạng cơ bản nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Các dạng thông tin thường gặp.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thông tin dạng chữ a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số nội dung thông qua thông tin dạng chữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát thời khóa biểu trong SGK trang 19 và thực hiện yêu cầu: Em hãy cho biết một vài thông tin trong thời khóa biểu sau: - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - GV chốt lại đáp án và nhận xét: Thông tin trong thời khóa biểu là thông tin dạng chữ. - GV yêu cầu HS đưa thêm một số ví dụ về thông tin dạng chữ. - GV lưu ý HS, dạng chữ bao gồm cả chữ số, các kí hiệu khác như: dấu hỏi, dấu phẩy, dấu chấm. - GV giới thiệu cho HS: Sách, báo, bảng biểu, biển hiệu... thường chứa thông tin dạng chữ.
Hoạt động 2: Thông tin dạng hình ảnh a. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của một số thông tin dạng hình ảnh. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1, 2, 3 SGK trang 19 và cho biết: Em có biết ý nghĩa của biển báo ở các Hình 2 và 3 không? - GV mời 1 - 2 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - GV chốt đáp án và giới thiệu: Thông tin ở các biển báo trong các Hình 1, 2, 3 là thông tin dạng hình ảnh. - GV tiếp tục giới thiệu cho HS: Các biển báo thường gây được ấn tượng, dễ làm ta hiểu được những cảnh báo từ xa (không cần độc những dòng chữ dài dòng). - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Vẽ nhanh và hiểu nhanh". + GV phổ biến luật chơi: Một bạn vẽ nhanh bức tranh và xem ai đoán đúng thông tin mà bức tranh muốn thể hiện. + GV có thể nêu chủ đề để hướng HS vào những nội dung thiết thực như rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường... - GV chốt lại kiến thức: Bức tranh, bức ảnh, hình vẽ trong sách, báo, biển hiệu, biển báo... cung cấp thông tin dạng hình ảnh.
|
- Ví dụ: Thị giác giúp em nhận biết được hình dạng, màu sắc của bông hoa; khứu giác giúp em ngửi được mùi hương của hoa; thính giác giúp em nghe được tiếng chim hót... - HS khác có thể bổ sung câu trả lời. - HS lắng nghe.
- HS trả lời: Từ thời khóa biểu, ta có thể biết được một số thông tin như: buổi sáng có 4 tiết học, buổi chiều có 3 tiết học, sáng thứ 2 tiết 1 là chào cờ, buổi chiều thứ 6 được nghỉ,... Thời khóa biểu cũng cho biết buổi nào, tiết nào học những môn gì. - HS khác lắng nghe, đóng góp ý kiến.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS nêu một số ví dụ: bài học trong sách, thông báo trong một tờ báo, một biển hiệu... - HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
- Hình 2: Biển báo sắp tới đoạn đường có nhiều trẻ em đi ngang hoặc tụ tập. - Hình 3: Biển báo cấm hút thuốc.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS chú ý theo dõi, lắng nghe.
- HS hào hứng tham gia trò chơi.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)