Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 8: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Nghe nhạc Tình yêu của biển

Giáo án Bài 8: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Nghe nhạc Tình yêu của biển sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: 

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

- NGHE NHẠC: TÌNH YÊU CỦA BIỂN 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thường thức âm nhạc: nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.
  • Nghe nhạc: cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tình yêu của biển và biết biểu lộ cảm xúc hoặc vận động theo nhạc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tình yêu của biển và biểu lộ cảm xúc hoặc vận động theo nhạc.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • Các file âm thanh Chương III, Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ trong Sonata số 11 của nhạc sĩ W. A. Mozart, trích đoạn giao hưởng, concerto.
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
  • File âm thanh Tình yêu của biển cho flute và dàn nhạc của Phú Quang,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi, tự phát hiện,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, động não,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe và vận động theo nhạc.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe và vận động theo các trích đoạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe trích đoạn Chương III, Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ trong Sonata số 11 của nhạc sĩ W. A. Mozart:

https://youtu.be/UiLjhwsS0dg?si=Q6yHzh_yFluRzIxk 

- GV yêu cầu HS lắng nghe và vận động theo nhạc.

- GV yêu cầu HS dùng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ theo như: triangle, maracas, tambourine,...).

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Bản nhạc vừa nghe có lời ca không? Có bao nhiêu nhạc cụ thể hiện?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trích đoạn và vận động theo nhạc.

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bản nhạc không có lời ca, chỉ có nhạc cụ piano thể hiện.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bản nhạc vừa nghe là trích đoạn Chương III, Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ trong Sonata số 11 của nhạc sĩ W. A. Mozart. Đây là một trong những bản sonata nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo. Những tác phẩm viết cho nhạc cụ diễn tấu (không có lời ca) gọi là nhạc đàn (khí nhạc) được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các thể loại nhạc đàn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 8: Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thể loại nhạc đàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được khái niệm về thể loại nhạc đàn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại nhạc đàn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thể loại nhạc đàn và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày khái niệm về thể loại nhạc đàn?

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.26, 27 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm, cấu trúc, nhạc sĩ tiêu biểu thể loại sonata.

+ Nhóm 2: Trình bày khái niệm, cấu trúc, nhạc sĩ tiêu biểu thể loại giao hưởng.

+ Nhóm 3: Trình bày khái niệm, cấu trúc, nhạc sĩ tiêu biểu thể loại concerto.

+ Nhóm 4: Trình bày nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu thể loại có quy mô nhỏ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về các thể loại nhạc đàn:

+ Sonata – L. v. Beethoven – Moonlight Sonata/Piano & Orchestra:

http://youtube.com/watch?v=Hu7hscHkfPw

+ Giao hưởng – Symphony N.40 W.A. Mozart:

http://youtube.com/watch?v=oUN4LHPAF1c  

+ Concerto – Những ngày đã qua – Ca Lê Thuần:

https://www.youtube.com/watch?v=D21oU2ZESxM                                          

+ Nhạc đàn có quy mô nhỏ - Miền Nam quê hương ta ơi - Huy Du:

https://www.youtube.com/watch?v=8N4LpKLsQcM 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về thể loại nhạc đàn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các tác phẩm nhạc đàn có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của âm nhạc. Qua đó, tài năng về sáng tạo và kĩ thuật biểu diễn được thể hiện rõ nét. Sức diễn tả của nhạc đàn không chỉ đa dạng về màu sắc âm thanh, về hình tượng âm nhạc mà còn phong phú về kĩ thuật sử dụng nhạc cụ với đầy đủ các cung bậc từ đơn giản đến phức tạp.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm hiểu về thể loại nhạc đàn

* Khái niệm: nhạc đàn (khí nhạc hay nhạc không lời) là các tác phẩm viết cho một hoặc nhiều nhạc cụ diễn tấu.

* Thể loại nhạc đàn:

- Sonata:

+ Khái niệm: viết cho một nhạc cụ diễn tấu.

+ Cấu trúc: gồm 3 hoặc 4 chương với nhịp độ và hình tượng âm nhạc tương phản.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu: J. Haydn, W. A. Mozasrt, L. v. Beethoven, Nguyễn Thị Nhung, Ca Lê Thuần, Đàm Linh,...

- Giao hưởng (Symphonie/ Symphony):

+ Khái niệm: viết cho dàn nhạc giao hưởng diễn tấu.

+ Cấu trúc: 4 chương tương phản nhau về nhịp độ và hình tượng âm nhạc.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu: Hoàng Việt, Đàm Linh, Đình Tuấn,... 

- Concerto:

+ Khái niệm: viết cho một nhạc cụ hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác hoặc với dàn nhạc giao hưởng.

+ Nhạc sĩ tiêu biểu: A. Vivaldi, W. A. Mozart, Chu Minh, Ca Lê Thuần, Đỗ Hồng Quân,...

- Nhạc đàn có quy mô nhỏ:

+ Nhạc sĩ: J. Brahms, Chopin, Huy Du, Huy Thục,...

+ Tác phẩm tiêu biểu: Hungarian dance (Vũ khúc Hungary), Miền Nam quê hương ta ơi, Tình yêu của biển, Vì miền Nam,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm chính của thể loại nhạc đàn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm chính của thể loại nhạc đàn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chính của thể loại nhạc đàn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và thực hiện trình bày bảng kết quả ở hoạt động Khám phá.

- GV yêu cầu các nhóm đúc kết những đặc điểm chính của thể loại nhạc đàn dưới dạng bảng tổng hợp hoặc sơ đồ ngắn gọn.

- GV trình chiếu cho HS nghe trích đoạn tác phẩm của từng thể loại và nêu cảm nhận về trích đoạn:

+ Giao hưởng – Chương I giao hưởng số 5 (có kết hợp Body percussion) - Beethoven:

https://www.youtube.com/watch?v=7VpdcwPbnDU

+ Concerto – Bốn mùa - Vivaldi:

https://www.youtube.com/watch?v=R7D82YxJbG8         

+ Nhạc đàn có quy mô nhỏ - Xuân về trên bản Mèo:

https://www.youtube.com/watch?v=CgJtVS0b0Ps

- GV hướng dẫn HS thực hiện nêu cảm nhận:

+ Phần giao hưởng: nêu ý nghĩa, hình tượng trong tác phẩm, chú ý vào theo dõi các nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng.

+ Phần concerto: nhắc lại tính chất âm nhạc, hình tượng trong tác phẩm và vai trò nhạc cụ solo,...

+ Phần nhạc đàn có quy mô nhỏ: củng cố và ghi nhớ kiến thức.

- GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò và ý nghĩa của nhạc đàn trong sự phát triển của âm nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày những đặc điểm chính của thể loại nhạc đàn dưới dạng bảng tổng hợp hoặc sơ đồ ngắn gọn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận về trích đoạn tác phẩm:

+ Chương I giao hưởng số 5 (có kết hợp Body percussion) – Beethoven:

  • Ý nghĩa: Chương I thể hiện sự đấu tranh, quyết tâm và cuối cùng là chiến thắng trước số phận khắc nghiệt, truyền tải thông điệp về sự kiên trì, lòng dũng cảm và tinh thần không khuất phục.
  • Hình tượng: bốn nốt mở đầu tạo nên một hình tượng mạnh mẽ, âm thanh mạnh mẽ, dứt khoát và đầy năng lượng của chương nhạc này tạo ra một không gian âm nhạc đầy kịch tính và cuốn hút người nghe từ những giây phút đầu tiên.

+ Bốn mùa – Vivaldi:

  • Tính chất âm nhạc: tươi sáng và vui tươi; mãnh liệt và kịch tính; ấm áp và dịu dàng; lạnh lẽo và u ám.
  • Hình tượng: một bức tranh âm thanh sống động, diễn tả tinh tế và sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên qua bốn mùa trong năm. 
  • Vai trò của violin solo trong tác phẩm này là vô cùng quan trọng, mang lại sự phong phú và hấp dẫn cho toàn bộ bản concerto.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về vai trò và ý nghĩa của nhạc đàn trong sự phát triển của âm nhạc:

+ Vai trò của nhạc đàn trong âm nhạc:

  • Tạo ra âm thanh và giai điệu.
  • Định hình và phát triển các thể loại âm nhạc.
  • Thể hiện kĩ thuật và biểu cảm âm nhạc.
  • Đệm cho giọng hát.

+ Ý nghĩa của nhạc đàn trong sự phát triển của âm nhạc:

  • Lưu giữ và truyền bá những giá trị văn hóa, truyền thống âm nhạc qua các thế hệ.
  • Mang lại cảm hứng cho các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc.
  • Nâng cao tư duy âm nhạc, khả năng phân tích và sáng tạo.
  • Góp phần vào sự phong phú của âm nhạc thế giới.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về một số thể loại nhạc đàn.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm Một số thể loại nhạc đàn.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm. 

--------------------------------

 ------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay