Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 11: Hát Mùa xuân đã về, Nhạc cụ thể hiện giai điệu Bài thực hành số 3
Giáo án Bài 11: Hát Mùa xuân đã về, Nhạc cụ thể hiện giai điệu Bài thực hành số 3 sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: SẮC XUÂN QUÊ HƯƠNG
(4 tiết)
BÀI 11:
- HÁT: MÙA XUÂN ĐÃ VỀ
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Mùa xuân đã về.
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu: biết sử dụng sáo recorder hoặc kèn phím để đệm cho bài Mùa xuân đã về.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài hát Mùa xuân đã về.
- Biết sử dụng sáo recorder hoặc kèn phím để đệm cho bài hát Mùa xuân đã về.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- File âm thanh bài hát Mùa xuân đã về hòa tấu sáo recorder và kèn phím có nhạc đệm.
- Trích đoạn video biểu diễn các bài Kim tiền, Xuân phong, Long hổ (Nhã nhạc Cung đình Huế).
- Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...
2. Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HÁT: MÙA XUÂN ĐÃ VỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc.
c. Sản phẩm: HS kể được tên các bài hát về ngày khai trường hoặc chủ đề nhà trường.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi:
+ Nghe trích đoạn hòa tấu các bản Kim tiền, Xuân phong, Long hổ (Nhã nhạc cung đình Huế):
https://youtu.be/JxZg1U_NWUU?si=1F6gRibySsi7CPxd
+ Trả lời câu hỏi: Em đã từng được nghe giai điệu trên ở đâu?
- GV cho HS nghe bài hát Mùa xuân đã về kết hợp vận động nhẹ nhàng hoặc gõ đệm theo nhịp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe bài hát Mùa xuân đã về kết hợp vận động nhẹ nhàng hoặc gõ đệm theo nhịp.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS kết hợp vận động nhẹ nhàng hoặc gõ đệm theo nhịp bài hát Mùa xuân đã về.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Đoạn hòa tấu các bản Kim tiền, Xuân phong, Long hổ (Nhã nhạc cung đình Huế) thường được nghe tại các nhà hát và trung tâm văn hóa thể thao; các chương trình giáo dục và biểu diễn nghệ thuật; các lễ hội văn hóa lớn tại Huế (Festival Huế),...
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát Mùa xuân đã về được phỏng theo các điệu Kim tiền, Xuân phong, Long hổ có giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng. Để hiểu rõ hơn về bài hát, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 11: Hát – Mùa xuân đã về.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Mùa xuân đã về
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Mùa xuân đã về.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Mùa xuân đã về.
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về tính chất âm nhạc sau khi lắng nghe bài hát Mùa xuân đã về và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Mùa xuân đã về. https://www.youtube.com/watch?v=k6THsHRu7pw - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát Mùa xuân đã về. - GV đưa ra các phương án để HS lựa chọn: a. Mạnh mẽ, hùng tráng. b. Mềm mại, uyển chuyển. c. Nhẹ nhàng, trong sáng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và có cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Mùa xuân đã về. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Mùa xuân đã về. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Mùa xuân đã về. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Mùa xuân đã về Bài hát có tính chất nhẹ nhàng, trong sáng.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát Mùa xuân đã về
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc trong bài hát Mùa xuân đã về.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát Mùa xuân đã về theo các nội dung: bài hát Mùa xuân đã về (nội dung, cấu trúc, cách chia câu hát).
c. Sản phẩm: HS nắm được thông tin bài hát Mùa xuân đã về và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghe lại bài hát Mùa xuân đã về, kết hợp đọc thông tin SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài hát Mùa xuân đã về. https://www.youtube.com/watch?v=k6THsHRu7pw - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và chỉ ra những chỗ ghép giai điệu của 3 bài. - GV tiếp tục yêu cầu các cặp HS thực hiện nhiệm vụ: Tóm lược và viết nhanh những từ ngữ mô tả sự vật, hiện tượng đặc trưng của mùa xuân có trong bài hát. - GV nhắc lại kiến thức: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ là các bài rất tiêu biểu và thường được trình tấu trong các buổi hòa nhạc cung đình Huế. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh năm 2003. - GV mở rộng kiến thức về tên của mười bản ngự (thập thủ liên hoàn) gồm các bài: + Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng: https://youtu.be/TZOy6ex7FiE?si=g5TZ30z5ImIy-uZW + Liên hòa, Bình bán: https://www.youtube.com/watch?v=OMpIp0VKqQo + Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã: https://youtu.be/864RCKTI5W0?si=yvn4BFLbtkjVAvgw - GV hướng dẫn HS quan sát lại bản nhạc và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp, dấu nhắc lại, khung thay đổi, cao độ, bè). - GV giới thiệu cho HS biết thang âm của bài hát Mùa xuân đã về được viết theo điệu thức 5 âm trong âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam là D – E – F# – A – B – D. - GV hướng dẫn HS quan sát lại bản nhạc và nhận biết cấu trúc của bài hát. - GV hướng dẫn chia câu hát trên bản nhạc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe giai điệu, quan sát bản nhạc Mùa xuân đã về và tìm hiểu về bài hát. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận, tìm hiểu về bài hát Mùa xuân đã về (nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc). - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi: Những từ ngữ mô tả sự vật, hiện tượng đặc trưng của mùa xuân có trong bài hát: lá hoa khoe màu, mùa xuân, búp non thức dậy, mai đào chào đón ngày mới, trên trời xanh én tung tăng,... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về thông tin tác giả, bài hát Mùa xuân đã về. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu bài hát Mùa xuân đã về - Tính chất âm nhạc: nhẹ nhàng, trong sáng. - Thông tin bài hát: + Mùa xuân đã về được đặt lời mới, giai điệu mở đầu với sự tươi mát, nhẹ nhàng, là một phần của bản Kim tiền. + Âm nhạc rộn ràng, sôi nổi hơn khi sang bản Xuân phong và Long hồ. - Nội dung, ý nghĩa: lời ca với giai điệu như mở ra một khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn trề sức sống đang về trên quê hương Việt Nam. - Cấu trúc: bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến ... thanh bình núi sông. + Đoạn 2: từ Mùa xuân về ... đến hết bài. - Kí hiệu âm nhạc: nhịp 4/4, dấu nối, dấu luyến, tiết tấu đảo phách, có các bước nhảy xa quãng 6, quãng 7,... - Cách chia câu hát: + Câu 1: Muôn ánh hồng đang gọi mùa sang. + Câu 2: Xuân đến như vẫn còn ngỡ ngàng. + Câu 3: Kìa bao lá hoa khoe màu đẹp xinh giữa thanh bình núi sông. + Câu 4: Mùa xuân về, vang rộn vang ca tiếng ca vui mừng vui. + Câu 5: Ngàn búp non thức dậy trên cành. + Câu 6: Cùng mai đào đón chào ngày mới sáng bừng khắp nơi chan hòa đẹp tươi. + Câu 7: Vang rộn vang tiếng vui cười trong mỗi nhà. + Câu 8: Trên trời xanh én tung tăng đùa báo tin mùa xuân đã về. |
Hoạt động 4: Khởi động giọng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.
c. Sản phẩm: HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng được luyện theo thang 5 âm của bài hát Mùa xuân đã về. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo thang của điệu thức 5 âm dưới đây. - GV hướng dẫn HS thực hiện: xướng tên nốt, bằng âm la, a, u, e,... đọc lên theo bước lần 3 âm đi lên rồi đi xuống như D – E – F#, E – F# – A, F# – A – B, A – B – D,... - GV lưu ý HS: + Luyện các âm thanh đến nốt cao nhất có thể. + HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng (còn gọi là giả thanh), không hát giọng cổ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. - GV sửa tư thế, khẩu hình, hơi thở và âm thanh cho HS (hát vang, sáng, nhẹ nhàng). - GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉnh sửa tư thế, khẩu hình cho HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Khởi động giọng HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát. |
Hoạt động 5: Dạy bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hát được từng câu, hát cả bài bài hát Mùa xuân đã về.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tập hát bài Mùa xuân đã về theo các bước.
c. Sản phẩm: HS hát, gõ phách và hát bè bài hát Mùa xuân đã về và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn cho HS tập hát từng câu. https://www.youtube.com/watch?v=k6THsHRu7pw - GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, duyên dáng những nốt luyến, đảo phách, các bước nhảy quãng xa. - GV lưu ý HS: + Vừa hát vừa gõ phách (gõ nhẹ nhàng không thành tiếng) để xác định trường độ. + Hát nhẹ nhàng, vang, sáng. + HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng ở các nốt cao. - GV chia HS theo tổ/ nhóm, hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo từng câu/đoạn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS tập hát từng câu, đoạn theo đàn/beat theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời cá nhân, tổ/nhóm, cả lớp thể hiện bài hát Mùa xuân đã về. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết). | 5. Dạy bài hát HS tập hát từng câu, từng đoạn theo đàn/beat. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện được tính chất bài hát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập hát bài hát Mùa xuân đã về theo các nội dung:
- Hát bài Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện được tính chất bài hát.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện được tính chất bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Hát bài Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện được tính chất bài hát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS theo tổ/nhóm để thực hiện nội dung luyện tập.
- GV yêu cầu các tổ/nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hát bài Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất nhẹ nhàng, trong sáng, thanh thoát ở đoạn 1; vui tươi, sôi nổi hơn ở đoạn 2.
- GV lưu ý HS không hát nhanh tránh bị dồn nhịp ở đoạn 2.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập tích cực theo tổ/nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình luyện hát (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện nhóm/tổ trình bày bài hát Mùa xuân đã về với nhịp độ vừa phải, thể hiện được tính chất bài hát.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết).
Nhiệm vụ 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các tổ/nhóm tiếp tục hoạt động với các thành viên được phân công ở nhiệm vụ 1.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm theo 2 mẫu dưới đây:
a. Mẫu cho đoạn 1:
b. Mẫu cho đoạn 2:
- GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu theo 2 mẫu trên.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập tích cực theo tổ/nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình luyện hát (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện nhóm/tổ trình bày bài hát Mùa xuân đã về kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Hát bài hát Mùa xuân đã về với nhiều hình thức khác nhau.
- Rút ra được bài học giáo dục qua nội dung bài hát Mùa xuân đã về.
- Củng cố kiến thức đã học về bài hát Mùa xuân đã về.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2