Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 16: Thường thức âm nhạc Một số di sản văn hoá phi vật thể, Nghe nhạc Mó cá (Hát xoan Phú Thọ)
Giáo án Bài 16: Thường thức âm nhạc Một số di sản văn hoá phi vật thể, Nghe nhạc Mó cá (Hát xoan Phú Thọ) sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16:
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:
MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
- NGHE NHẠC: MÓ CÁ (HÁT XOAN PHÚ THỌ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thường thức âm nhạc: nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Nghe nhạc: nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- File âm thanh hoặc video trình diễn bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).
- Hình ảnh, video trình diễn Hát xoan Phú Thọ, Cồng chiêng Tây Nguyên và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dùng lời, giải quyết vấn đề, thảo luận,...
2. Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:
MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn lại bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.
c. Sản phẩm: HS biểu diễn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm, hát và gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô:
https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=ewH-n3zZE8eT5wGw
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhóm, ôn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS biểu diễn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 16: Thường thức âm nhạc – Một số di sản văn hóa phi vật thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Một số di sản văn hóa phi vật thể
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Việt Nam là nước đa dân tộc với một nền văn hóa truyền thống phong phú. Rất nhiều thể loại âm nhạc, nghệ thuật diễn xướng của ông cha để lại đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Ca trù, Hát xoan Phú Thọ, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc Cung đình Huế, Đờn ca tài từ Nam Bộ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên,... - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.49 – 51 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu nội dung về Hát xoan Phú Thọ. + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu nội dung về Không gian văn hóa Cồng Chiêng. + Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu nội dung về Đờn ca tài tử Nam Bộ. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số tư liệu, hình ảnh, video về một số di sản văn hóa phi vật thể (Đính kèm dưới Hoạt động). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ. - GV chuyển sang nội dung mới. | Một số di sản văn hóa phi vật thể Đính kèm dưới Hoạt động. | ||||||||
TƯ LIỆU HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
+ Một số Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia về ẩm thực: https://www.youtube.com/watch?v=GjBazuj_DYo + 15 Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=EhoGIDzysAo | |||||||||
Nhóm 1 + 2: Hát xoan Phú Thọ - Nguồn gốc: Hát xoan là một thể loại dân ca nghi lễ phong tục, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ. - Đặc điểm: + Diễn xướng tổng hợp bao gồm hát, múa, nhạc và trò diễn. + Được tổ chức vào mùa xuân trong các lễ hội, nghi lễ thờ thần. - Cách thức biểu diễn: Hệ thống bài bản phong phú, được trình diễn theo lề lối quy định gồm 3 chặng: + Chặng hát nghi lễ: hát múa theo nghi thức cầu cúng, tế lễ. + Chặng hát quả cách (quả là bài, cách là hình thức hát): hát các bài văn thơ, nội dung miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên, lao động sản xuất,... + Chặng hát hội là nam nữ hát đối đáp, giao duyên gồm nhiều bài hát, múa kết hợp trò diễn, được kết nối với nhau theo kiểu liên khúc. - Hình thức biểu diễn: + Đồng ca, tốp ca, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng, hát đối đáp. + Cách hát cũng khá đa dạng theo các chặng hát: hát nói, hát ngâm, hát diễn cảm,... - Tác phẩm tiêu biểu: Giáo trống, Giáo pháo, Bỏ bộ, Đố hoa, Trống quân, Mó cá,... - Ý nghĩa: + Hát xoan không chỉ có giá trị là nghệ thuật với hình thức diễn xướng hát múa tập thể dân gian mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá của người Việt trên vùng đất Văn Lang. + Hát xoan Phú Thọ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017. Nhóm 3 + 4: Không gian văn hóa Cồng Chiêng - Nguồn gốc: Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh, gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng và bao gồm nhiều yếu tố: cồng chiêng, chơi cồng chiêng, các bài bản hoà tấu, các nghi thức lễ hội sử dụng cồng chiêng và địa điểm tổ chức lễ hội. - Đặc điểm: + Cồng chiêng có thể được dùng đơn chiếc hoặc theo bộ nhiều chiếc. + Dù diễn tấu Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên nhiều hay ít trong nghi lễ, lễ hội thì âm nhạc cồng chiêng vẫn là yếu tố chính tạo nên không gian văn hoá. - Hình thức biểu diễn: sân khấu hay trong các lễ hội đương đại. - Tác phẩm tiêu biểu: + Juan, Vang, Trum (hay còn gọi là Krum),.. của người Gia Rai. + Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi,... của người Ba Na. + Đón khách, Cúng mừng lúa mới,.. của người Ê Đê. - Ý nghĩa: + Cồng chiêng là hồn thiêng, là biểu tượng của ý chí và sức mạnh. Thanh âm của Cồng chiêng như tiếng vọng của đại ngàn hùng vĩ, lan tỏa khắp buôn làng, như mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. + Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005. Nhóm 5 + 6: Đờn ca tài tử Nam Bộ - Nguồn gốc: + Đờn ca tài tử Nam Bộ, còn được gọi là âm nhạc tài tử Nam Bộ. + Bắt nguồn từ dân ca, nhạc lễ, nhạc sân khấu hát bội của Nam Bộ và nhạc cung đình, thính phòng Huế. + Đờn ca tài tử hình thành rõ nét vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là thể loại âm nhạc kết hợp giữa nhạc đàn và nhạc hát. - Đặc điểm: + Những bài bản chính của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được thống nhất một cách tương đối thành hệ thống 20 bài bản tổ và những bài bản nhỏ. + Các bài ca trong nhạc tài tử Nam Bộ có lối văn chương trau chuốt nhưng gần gũi. - Tác phẩm tiêu biểu: + Lưu thuỷ trường, Bình bán chấn, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ,... + Lưu thuỷ đoản, Bình bán vắn, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ hội,... + Hiệp điệp xuyên hoa (Bây bướm hút nhụy hoa), Tước dược (Chim sẻ nhảy) của ông Trần Quang Quờn; Nguyễn Trãi Bình Ngô của ông Nhị Tấn, Dạ cổ hoài lang của ông Cao Văn Lầu,... - Ý nghĩa: + Đờn ca tài tử Nam Bộ mang đầy đủ những đặc điểm của nghệ thuật cổ truyền bác học, chuyên nghiệp trong trình diễn và hình thức biểu hiện. + Diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc của con người; thể hiện những nội dung và hình tượng âm nhạc đặc trưng Nam Bộ. + Nhiều bài bản của đờn ca tài tử được sử dụng trong âm nhạc sân khấu cải lương. + Năm 2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức về một số di sản văn hóa phi vật thể.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày những nét chính của các di sản văn hóa phi vật thể đã được học và kể tên một số di sản văn hóa phi vật thể khác.
c. Sản phẩm: HS trình bày những nét chính của các di sản văn hóa phi vật thể đã được học và kể tên một số di sản văn hóa phi vật thể khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Nêu nét chính của các di sản văn hóa phi vật thể đã học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm với các ý chính của nội dung được giao.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày theo sơ đồ tư duy.
- GV trình chiếu cho HS quan sát trích đoạn sau và thực hiện nhiệm vụ: Nêu cảm xíc về bản nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2