Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 17: Hát Nụ cười, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 5

Giáo án Bài 17: Hát Nụ cười, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 5 sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/… 

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

(4 tiết)

BÀI 17: 

- ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5

- HÁT: NỤ CƯỜI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Nụ cười.
  • Đọc nhạc: đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 5.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Nụ cười.
  • Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 5.

3. Phẩm chất

  • Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, biết trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại.
  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào học tập và đời sống hằng ngày.

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • File âm thanh các bài hát thiếu nhi Nga: Cá sấu Gena, Ở trường cô dạy em thế,...
  • File âm thanh bài hát Nụ cười.
  • Hình ảnh về đất nước Nga.
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nghe và lặp lại đúng cao độ, tiết tấu.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Du lịch cùng âm nhạc.

c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Du lịch cùng âm nhạc.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chuẩn bị hình đại diện đất nước Nga và che lại bằng bảng màu:

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

Hình 1

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

Hình 2

+ GV mở hình và đưa gợi ý để HS đoán được trọng tâm giới thiệu về nước Nga:

  • Nơi được mệnh danh là “Trái tim của nước Nga”, nơi “ngự trị” của Tổng thống Nga.
  • Nơi được gọi là “Trái tim hồng của Matxcova và của Nga”.

+ GV trình chiếu cho HS quan sát 2 bài hát thiếu nhi Nga:

  • Cá sấu Gena: 

https://youtu.be/kfnQzn226Fs?si=uEyGR6IzlNdnCDTb 

  • Ở trường cô dạy em thế: 

https://youtu.be/Pc1AMyzWZJY?si=M_x9WxF10hy9PFTw 

à GV dẫn dắt vào bài hát Nụ cười: Cá sấu Gena và Ở trường cô dạy em thế là hai bài hát nổi tiếng về thiếu nhi, vượt qua biên giới nước Nga trở thành một phần của kí ức văn hóa chung của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhạc Nga ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền âm nhạc Việt Nam, trong đó kể đến là bài hát Nụ cười. 

+ GV trình tiếp tục trình chiếu cho HS quan sát video về đất nước Nga:

https://youtu.be/BpCsAvVHPkQ 

- GV tiếp tục cho HS lắng nghe bài hát Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc:

+ Lời Nga: https://youtu.be/wvdjZQ9713k?si=D4IwU2TdmPtfYXtp 

+ Lời Việt: https://youtu.be/S5JJXZIvWjw?si=KFYYVQ8qImTDoohC 

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên các bài hát thiếu nhi Nga hoặc của các nước mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe bài hát Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc.

- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Đoán tên 2 bức tranh:

  • Hình 1: Điện Kremlin.
  • Hình 2: Quảng trường đỏ.

+ Kể tên các bài hát thiếu nhi Nga hoặc của các nước:

  • Nhạc thiếu nhi Nga: Mãi mãi có mặt trời, Xích đu có cánh,...
  • Nhạc thiếu nhi Mỹ: Twinkle, Twinkle, Little Star, The Wheels on the Bus,...
  • Nhạc thiếu nhi Việt Nam: Cháu yêu bà, Em đi giữa biển vàng,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 17: Đọc nhạc – Bài đọc nhạc số 5; Hát – Bài hát Nụ cười.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận xét, phân tích và luyện tập đọc Bài đọc nhạc số 5.

c. Sản phẩm: HS đọc Bài đọc nhạc số 5 với nhạc đệm và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc tên nốt nhạc của Bài đọc nhạc số 5.

https://youtu.be/MHmBIsbVj50?si=-XR0R8QfMTRmtRqZ 

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm của bài đọc nhạc (loại nhịp, nhịp độ, giọng, cao độ, trường độ).

- GV hướng dẫn HS chia các tiết nhạc của Bài đọc nhạc số 5.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện Bài đọc nhạc số 5.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Bài đọc nhạc số 5.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5

- Loại nhịp: 4/4

- Nhịp độ: hơi nhanh.

- Giọng: C Major.

- Cao độ:  

+ C, D, E, F, G, A, B, C.

+ Nốt thấp nhất: c.

+ Nốt cao nhất: d2.

- Trường độ: trắng, đen chấm dôi, đen, móc đơn, lặng móc đơn, dấu nối.

- Chia các tiết nhạc: 4 tiết nhạc, kết tiết nhạc có thể nhận biết bằng các nốt ngân dài.

Hoạt động 2: Đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng

- GV hướng dẫn HS đọc gam C Major, các âm ổn định, quãng 2, quãng 3 (đi lên và đi xuống) theo gam C Major.

- GV hướng dẫn HS đọc lần theo các nhóm 3 hoặc 4 âm đi lên và đi xuống.

- GV lưu ý HS: Gõ phách khi đọc gam để cảm nhận sự nhịp nhàng, đều đặn.

Đọc âm hình tiết tấu

- GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu chủ đạo của Bài đọc nhạc số 5.

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

- GV hướng dẫn HS vận dụng nhiều cách đọc tiết tấu khác nhau để tiếp cận tiết tấu một cách đa dạng và phong phú.

Ví dụ: đơn đơn đen đen, đơn đơn đơn đơn, trắng lặng; ti – ti ta ta ti – ti ti – ti ta – a – ti um,...

- GV yêu cầu HS giữ đều phách bằng cách chân gõ nhịp để tạo thói quen khi tương tác với tiết tấu trong các HĐ đọc nhạc hát và chơi nhạc cụ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn cách đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu

HS luyện  đọc gam C Major, các âm ổn định của gam, quãng, âm hình tiết tấu theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động 3: Đọc Bài đọc nhạc số 5

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành đọc Bài đọc nhạc số 5.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 5.

c. Sản phẩm: HS đọc Bài đọc nhạc số 5 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 5 theo các bước:

+ Đọc tên nốt nhạc.

+ Đọc tên nốt nhạc theo trường độ.

+ Đọc từng câu.

+ Ghép cả bài.

+ Đọc với nhịp độ vừa phải, sau đó đọc nhịp độ đúng của bài là hơi nhanh (allegretto); nhấn rõ hơn vào các nốt ở đầu các ô nhịp 1, 3, 5, 7, 8, 11, 13, 15; thể hiện tính chất trong sáng, hồn nhiên.

- GV lưu ý HS: luôn gõ phách theo khi đọc để xác định trường độ của các nốt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV hướng dẫn, để đọc Bài đọc nhạc số 5.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc Bài đọc nhạc số 5.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Bài đọc nhạc số 5.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

3. Đọc Bài đọc nhạc số 5

HS thực hiện đọc tên nốt nhạc theo trường độ, đọc cao độ và tiết tấu và ghép cả bài Bài đọc nhạc số 5.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc Bài đọc nhạc số 5 với nhạc đệm và thể hiện tính chất của bài.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc nhạc theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp.

c. Sản phẩm: HS đọc Bài đọc nhạc số 5.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Đọc Bài đọc nhạc số 5 cùng nhạc nền hoặc phần đệm, thể hiện tính chất trong sáng, hồn nhiên.

https://youtu.be/MHmBIsbVj50?si=-XR0R8QfMTRmtRqZ 

- GV lưu ý HS nhấn vào đầu nhịp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và luyện tập Bài đọc nhạc số 5 theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày Bài đọc nhạc số 5 trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe và sửa sai cho HS và khích lệ những HS có phần trình bày tốt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 5.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 5 bằng mẫu a hoặc b.

c. Sản phẩm: HS đọc Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Luyện tập gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 5 bằng mẫu sau:

+ Mẫu a: 

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

+ Mẫu b:

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

- GV lưu ý HS: Hai âm hình tiết tấu này đã được học ở Chủ đề 6 nên không cần hướng dẫn, HS thực hiện gõ tiết tấu và gõ đệm cho bài đọc nhạc.

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm và luyện tập đọc Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

 

 

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay