Giáo án Thể dục 12 Đá cầu cánh diều Bài 1: Kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

Giáo án Bài 1: Kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân sách Giáo dục thể chất 12 - Đá cầu cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Thể dục 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án thể dục 12 đá cầu cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 12 Đá cầu cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: KĨ THUẬT TẤN CÔNG

BÀI 1: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU TẤN CÔNG BẰNG MU BÀN CHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện đúng kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân; thực hiện thuần thục, ổn định các kĩ thuật di chuyển đã học trong tập luyện và thi đấu.

  • Hiểu và phân tích được một số điều luật của môn Đá cầu để áp dụng vào tập luyện và thi đấu.

  • Có khả năng quan sát, điều chỉnh, sửa sai động tác trong tập luyện và thi đấu.

  • Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.

  • Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân và các trò chơi vận động.

  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, đấu tập và linh hoạt các phương pháp tập luyện.

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện đúng và vận dụng được kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào tập luyện và rèn luyện hằng ngày.

  • Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Đá cầu; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo đá cầu và phát triển thể lực.

3. Phẩm chất:

  • Tự giác, tích cực trong tự học, tự rèn luyện.

  • Chủ động giữ gìn an toàn cho bản thân và đồng đội trong luyện tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất Đá cầu 12.

  • Sân tập rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.

  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục thể chất Đá cầu 12.

  • Giày thể thao, quần áo thể dục. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.

b. Nội dung: 

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.

c. Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về đá cầu để trả lời câu hỏi GV nêu ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung:

  • Bài tập tay không.

  • Khởi động các khớp.

  • Bài tập căng cơ.

+ Khởi động chuyên môn: 

  • Đá lăng chân ra trước lên cao, đá lăng chân sang ngang, đá lăng chân ra sau.

  • Các bài tập di chuyển bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy hất lòng bàn chân, chạy hất bàn chân sang hai bên, hất bàn chân ra trước.

  • Tâng cầu, chuyển cầu.

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Theo em, kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân được vận dụng trong những tình huống nào khi tập luyện và thi đấu môn Đá cầu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi khởi động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

- HS xung phong trả lời câu hỏi khởi động. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

- GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS, không chốt đáp án.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Đá cầu tấn công mu bằng chân là trong các kĩ thuật tấn công, vậy kĩ thuật này được thực hiện như thế nào và được áp dụng trong những tình huống gì? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và thực hiện Bài 1– Kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

a. Mục tiêu: Biết cách thực hiện kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

b. Nội dung: GV thị phạm và phân tích kĩ thuật, sau đó HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: HS thực hiện kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng

vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung kiến thức mới: Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân là kĩ thuật sử dụng mu bàn chân tiếp xúc cầu để đá cầu sang sân đối phương, thường được sử dụng ở lần chạm cầu tiếp theo để đưa cầu sang sân đối phương.

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân (nếu có).

Hình 2. Kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ lần lượt các kĩ thuật: đá cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, đá cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân, đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân, đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân. 

+ Thị phạm từng kĩ thuật và làm rõ những điểm khác biệt giữa kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân với các kĩ thuật giao cầu bằng mu bàn chân đã học. Các điểm khác biệt tập trung vào:

  • TTCB: Quan sát, phán đoán hướng cầu đến, di chuyển tới vị trí thích hợp để đá cầu, lựa chọn kĩ thuật đá cầu tấn công phù hợp.

  • Thực hiện: Chú ý thời điểm tiếp xúc cầu, điểm tiếp xúc cầu, đặc điểm thân người, hướng di chuyển của chân khi tiếp xúc cầu.

  • Kết thúc: Di chuyển về vị trí thích hợp, quan sát để thực hiện các đường cầu tiếp theo. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật: 

+ Chọn vị trí không thích hợp, động tác phối hợp không nhịp nhàng sẽ gây mất thăng bằng cơ thể, sai lệch điểm tiếp xúc cầu với mu bàn chân, làm giảm hiệu quả tấn công. 

+ Nên tập nhiều lần bài tập di chuyển chọn vị trí và mô phỏng động tác đá cầu; đá cầu nhiều lần liên tiếp để rèn luyện khả năng phối hợp và điểm tiếp xúc cầu chính xác.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập đứng tại chỗ mô phỏng kĩ thuật đánh đầu.

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng kĩ thuật đánh đầu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc). 

- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5p

 

 

 

 

 

5p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5p

 

3p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

 

 

 

 

1N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

1N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

- TTCB: Đứng hai chân song song rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, hai tay buông tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến (H.1).

- Thực hiện: Từ TTCB, khi có đường cầu đến, người chơi quan sát hướng di chuyển của cầu, phán đoán điểm rơi và di chuyển tới vị trí phù hợp:

+ Đá cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân: Khi cầu bay đến cách thân người khoảng 1 m, cao 0,4 – 0,5 m, chân trái làm trụ, chân phải lăng từ sau ra trước, từ dưới lên trên, bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt sân 0,3 - 0,4 m đá cầu đi, chân đưa theo hướng đá cầu, thân người hơi ngả về trước (H.2a).

+ Đá cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân: Khi cầu bay tới cách thân người khoảng 1,3 – 1,5 m, cao 0,5 – 0,7 m, bước chân trái lên trước sao cho trục vai gần vuông góc với đường cầu đến và chân trái chuyển thành chân trụ, chân phải ở sau quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước, mu bàn chân tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 0,2 – 0,3 m đá cầu đi, đồng thời thân người xoay cùng chiều với hướng di chuyển của chân phải (H.2b).

+ Đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân: Khi cầu bay đến cách thân người khoảng 1 m, cao từ ngực trở lên, bước chân trái lên trước làm trụ, chân phải lăng từ sau ra trước, đồng thời nâng đùi lên cao, mu bàn chân tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 0,6 – 0,7 m đá cầu đi, chân đưa theo hướng đá cầu, thân người hơi ngả về trước (H.2). 

+ Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân: Khi cầu bay đến cách thân người khoảng 1,3 – 1,5 m, cao ngang đầu trở lên, bước chân trái lên trước chuyển thành chân trụ sao cho thân người nghiêng nhiều hơn về bên tay trái, trục vai gần vuông góc với đường cầu tới, chân phải ở sau quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước, mu bàn chân tiếp xúc cầu khi cầu cao ngang hông đá cầu đi, đồng thời thân người xoay cùng chiều với hướng di chuyển của chân phải (H.2d).

+ Trong suốt quá trình thực hiện kĩ thuật, cần giữ thăng bằng cơ thể, mắt luôn quan sát đường cầu.

- Kết thúc: Di chuyển về vị trí thích hợp, quan sát cầu chuẩn bị thực hiện các hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số điều luật về hội ý trong trận đấu

a. Mục tiêu: Nắm được một số điều luật về hội ý trong trận đấu. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và nêu một số điều luật về hội ý trong trận đấu môn Đá cầu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số điều luật về hội ý trong trận đấu.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng 

vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 và nêu một số điều luật về hội ý trong trận đấu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng vềmột số điều luật về hội ý trong trận đấu.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn về một số điều luật về hội ý trong trận đấu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Một số điều luật về hội ý trong trận đấu

- Hội ý là yêu cầu tạm dừng hiệp đấu của một đội.

+  Trong mỗi hiệp đấu, mỗi đội được quyền xin hội ý tối đa 2 lần. Mỗi lần hội ý kéo dài trong 30 giây.

+  Đội trưởng hoặc huấn luyện viên của đội có thể yêu cầu tạm dừng khi cầu không trong cuộc (không trong một pha cầu) bằng cách ra tín hiệu tay thích hợp.

+  Trong thời gian tạm dừng, huấn luyện viên được phép đưa ra các chỉ đạo ở khu vực hội ý mà ban tổ chức đã quy định. Trừ các VĐV, không ai được phép vào sân.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động nhằm củng cố kĩ thuật được học, hình thành thói quen tập luyện và tự chủ trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao tinh thần thể thao.

b. Nội dung: 

- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phát triển thể lực và khả năng phản xạ.

c. Sản phẩm: 

- HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm các bài luyện tập; bài tập phát triển thể lực và khả năng khéo léo.

- HS phát triển thể lực và khả năng khéo léo thông qua trò chơi vận động.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Luyện tập kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS luyện tập theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm. 

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo từng nội dung: 

Bài tập: Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân theo hướng và độ dài quy định 

- Chuẩn bị: 

+ Kẻ sơ đồ tập luyện theo H.3, trang 27 SGK.

+ GV cho HS trong lớp xếp thành các hàng dọc, đứng sau vạch giới hạn.

- Thực hiện: HS thực hiện các bài tập sau: 

+ Tự tâng cầu một nhịp, sau đó sử dụng các kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân khác nhau, đá cầu dọc theo khu vực giới hạn rộng 1,5 – 2 m và độ dài khác nhau (4 m, 5 m, 6 m,...). Tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm. 

+ Người hỗ trợ tung, chuyển cầu ở khoảng cách 2 – 3 m, HS sử dụng các kĩ thuật đá cầu tấn công bằng mu bàn chân khác nhau, đá cầu dọc theo khu vực giới hạn rộng 1,5 – 2 m và độ dài khác nhau (4 m, 5 m, 6 m,...). Tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm.

Hình 3. Sơ đồ tập luyện đá cầu tấn công bằng mu bàn chân theo hướng và độ dài quy định

 Bài tập: Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào ô quy định

- Chuẩn bị: 

+ Kẻ sơ đồ tập luyện theo H.4, trang 27 SGK.

+ GV cho HS trong lớp xếp thành các hàng dọc. Người hỗ trợ cầm cầu.

- Thực hiện: Người hỗ trợ tung hoặc chuyền cầu ở khoảng cách 2 − 3 m, HS thực hiện di chuyển tới vị trí thích hợp, đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào các ô quy định trên sân (H.4, trang 27 SGK).

Hình 4. Sơ đồ tập luyện đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào ô quy định

Bài tập: Phối hợp phòng thủ và đá cầu tấn công bằng mu bàn chân

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 12 Đá cầu cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay