Giáo án điện tử tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ
Bài giảng điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI TIẾT HỌC MÔN NGỮ VĂN NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Đọc câu thơ sau và cho biết ý nghĩa của từ “đi”:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
(Bác ơi – Tố Hữu)
Tác giả dùng từ “đi” để chỉ việc Bác Hồ đã mất, cách dùng từ ấy nhằm nói tránh đi đau thương, là sự mất mát lớn lao với toàn thể dân tộc.
Tiết...
BIỆN PHÁP TU TỪ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phần 1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Phần 2: LUYỆN TẬP
Phần 1:
ÔN TẬP LÍ THUYẾT
- Đọc phần ví dụ SGK, trang 42.
- Đọc các câu và chú ý từ in đậm và chú ý phần giải nghĩa:
(1) Không bước nữa, bỏ quên đời, về đất
(2) khí thanh bạch
Qua các ví dụ, em hiểu thế nào là biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Hãy tìm thêm những ví dụ từ thực tế cuộc sống hay trong văn học có sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh.
Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay giữ phép lịch sự.
Phần 2:
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ.
Một ngày hòa bình
Anh không về nữa.
- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thể hiệ ở cụm từ “không về” được dùng với nghĩa “đã hi sinh”, “đã mất”.
- Nhà thơ viết về sự hi sinh của người lính nhưng không dùng những từ trực tiếp nói về cái chết để tránh gây cảm giác đau buồn.
Bài tập 2
Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.
Ví dụ:
Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.
(Lời Bác dặn trước lúc đi xa)
Bài tập 3
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
- Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
- Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
Bài tập 3
- Cụm từ nhắm mắt được dùng để nói về cái chết. Tác dụng: giảm bớt cảm giác đau thương so với câu không dùng nói giảm nói tránh: “Nhưng trước khi chết, tôi khuyên anh”.
- Cụm từ nghèo sức được dùng để chỉ sự yếu ớt về thể chất. Tác dụng: giảm sắc thái tiêu cực so với câu không dùng nói giảm nói tránh: “... nhưng em yếu ớt quá”.
Bài tập 4
Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.
- Mở đầu khổ: Có một người lính. Dòng thơ này tiếp tục xuất hiện ở đầu khổ ba. Biện pháp tu từ điệp ngữ như một lời nhắc nhở người đọc luôn nhớ về anh - một người con từng sống, chiến đấu và đã anh dũng hi sinh.
- Anh không về nữa và anh ngồi được lặp lại hai lần. Điệp ngữ Anh không về nữa đã khắc hoạ trong lòng người đọc về sự ra đi của người lính trẻ, nhấn mạnh nỗi ngậm ngùi, thương tiếc của nhân dân, đồng đội và của nhà thơ dành cho người lính.
Bài tập 5
Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
- Cụm từ núi xanh là chiến trường, nơi diễn ra những trận chiến ác liệt. Ta có thể đoán nghĩa nhờ dựa vào các từ ngữ xung quanh nó: rừng chiêu, Trường Son, núi cũ, đại ngàn, núi non, ...
- Cụm từ máu lửa được nhà thơ dùng với nghĩa chỉ những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Ta có thể đoán nghĩa nhờ dựa vào các từ ngữ xung quanh nó: hoà bình, bom nổ, khói đen,...
VẬN DỤNG
Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 tập 1.
- Soạn bài: Gặp lá cơm nếp trang 43
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)