Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm 10 bản 2 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM TRONG GIA ĐÌNH

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức
  • Thực hiện được trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ, người thân
  • Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Thể hiện được sự hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống
  • Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề bản thân.
  • Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới.
  • Thể hiện được khả năng tự học trong những hoàn cảnh mới.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Có tinh thần và trách nhiệm trong học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • Chăm chỉ: HS chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Chuẩn bị tranh, ảnh liên quan đến trách nhiệm của HS trong gia đình
  • Sưu tầm video clip về một bài hát, câu chuyện liên quan đến trách nhiệm gia đình và có ý nghĩa giáo dục.
  • Chuẩn bị giấy, viết, kẹp đính,…
  • Hướng dẫn HS các nhiệm vụ đã chuẩn bị, cần làm SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
  1. Đối với HS:
  • Thực hiện nhiệm vụ tự học trong SBT trước khi đến lớp.
  • Tìm hiểu cách thực hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ, người thân qua sách và thực tiễn.
  • Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, người thân về cách ứng xử các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
  • Chuẩn bị về các sản phẩm tự học để triển lãm phòng tranh, các hoạt động trải nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Tham gia buổi nói chuyện về trách nhiệm của HS đối với gia đình
  • Trao đổi với chuyên gia về xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình
  • Tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam của nhà trường tổ chức

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi thực hiện trách nhiệm đối với gia đình.
  • Tham gia bàn luận về cách quản lí và thực hiện việc nhà khi bố mẹ vắng nhà.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hứng thú, thoải mái cho HS trước khi tìm hiểu chủ đề mới, HS bước đầu nắm được nội dung của chủ đề.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe bài hát, nêu cảm nhận và giới thiệu chủ đề 2.
  3. Sản phẩm: HS nêu lên những việc làm để có gia đình hạnh phúc.
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Nghe và cảm nhận bài hát “Lời con hứa”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở nhạc, yêu cầu cả lớp tập trung lắng nghe bài hát “Lời con hứa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường.

https://www.youtube.com/watch?v=T8Kh_MsFH0c

- Sau khi nghe bài hát, GV đặt câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để có gia đình hạnh phúc?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và cảm nhận bài hát

- HS suy nghĩ những việc làm để có gia đình hạnh phúc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận, đánh giá câu trả lời của HS.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề 2

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bức tranh về chủ đề và giới thiệu chủ đề: “Thực hiện trách nhiệm trong gia đình”.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nêu mục tiêu chủ đề: Các thành viên của gia đình có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, yêu thương để đem đến niềm vui, hạnh phúc cho nhau.

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu các hoạt động của chủ đề 2.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thực hiện trách nhiệm quan tâm, chăm sóc bố mẹ, người thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách quan tâm đến sở thích, mong đợi và có những việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm với bố mẹ, người thân trong gia đình.
  2. Nội dung: GV triển khai hoạt động với 4 nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu HS thảo luận, thực hiện:
  • Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình
  • Quan tâm đến các sở thích và mong đợi của bố mẹ, người thân.
  • Quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ và người thân
  • Chia sẻ về cảm xúc của bố mẹ, người thân khi được em quan tâm, chăm sóc.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ, chia sẻ được những mong đợi, cảm xúc của người thân khi được em quan tâm.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - 6 HS, yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về những việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình.

- GV gợi ý:

+ Kể tên những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc bố mẹ, người thân.

+ Chia sẻ những khó khăn có thể gặp khi thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho HS trưng bày, chia sẻ kết quả trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV hệ thống hóa, bổ sung những công việc HS nên làm, định hướng tháo gỡ khó khăn của từng HS khi thực hiện công việc gia đình, khuyến khích HS làm nhiều việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình.

 

*Nhiệm vụ 2. Quan tâm đến các sở thích và mong đợi của bố mẹ, người thân

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận: Em hãy trình bày cách nhận biết sở thích, mong đợi của bố mẹ, người thân và cách quan tâm của em?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả tự tìm hiểu của mình về cách nhận ra sở thích, mong đợi của người thân và sự quan tâm của HS.

- HS bày tỏ ý kiến, cảm xúc với kết quả tìm hiểu của bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS có kết quả tìm hiểu tốt về người thân, có những việc làm đáp ứng sở thích, mong đợi của người thân. GV kết luận.

 

 

 

*Nhiệm vụ 3. Quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ và người thân

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: Em hãy ghi lại cách thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của người thân?

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 và yêu cầu ghi kết quả vào giấy.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thảo luận theo nhóm, ghi kết quả ra giấy

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm HS đi quan sát, đặt câu hỏi chất vấn, góp ý, nhận xét, đánh giá, bình chọn kết quả ấn tượng nhất.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV khen ngợi, nhận xét, đánh giá, bổ sung những việc làm , sự quan tâm, chăm sóc thể hiện tình yêu thương của HS đối ới người thân để gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.

 

*Nhiệm vụ 4. Chia sẻ về cảm xúc của bố mẹ, người thân khi được quan tâm, chăm sóc

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thi kể về những cảm xúc của người thân khi được HS quan tâm chăm sóc qua những tình huống, câu chuyện cụ thể.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ bản thân và nghĩ về những tình huống, câu chuyện kể về những cảm xúc của người thân.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. HS bình chọn những bạn có cách quan tâm, chăm sóc tạo nhiều cảm xúc, tình cảm đối với người thân gia đình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động, đồng thời GV khuyến khích những HS luôn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

- GV tổng kết hoạt động: Trong cuộc sống, chúng ta nên coi trọng giá trị gia đình, quan tâm, chia sẻ khó khăn với bố mẹ, ông bà, chủ động giúp đỡ anh, chị, em và chủ động giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình để tạo nên một mái ấm đầy tiếng cười và niềm hạnh phúc.

1. Thực hiện trách nhiệm quan tâm, chăm sóc bố mẹ, người thân

* Những việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình

Gợi ý:

- Nấu bữa cơm gia đình

- Tổng vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

- Trồng rau

- Bán hàng giúp bố mẹ…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Quan tâm đến các sở thích và mong đợi của bố mẹ, người thân

- Cách nhận biết sở thích, mong đợi:

+ Quan sát những lựa chọn của bố mẹ, người thân trong ăn, uống, trong trang phục, hình thức giải trí…

+ Trò chuyện, hỏi bố mẹ và người thân về sở thích, mong đợi.

+ Tìm hiểu những kỉ vật và người thân lưu giữ…

- Cách quan tâm của em

+ Tặng quà phù hợp với sở thích

+ Nhắc nhở các chương trình giải trí mà bố mẹ yêu thích

+ Cùng giữ gìn những kỉ vật mà bố mẹ, người thân trân trọng.

=> Em càng hiểu người thân, thay đổi bản thân vì người thân, làm nhiều việc mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người thân thì càng thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương với người thân và gia đình càng hạnh phúc.

 

* Quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ và người thân

+ Hỏi thăm khi thấy bố mẹ, người thân có những thay đổi về cảm xúc

+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ cùng bố mẹ, người thân.

+ Động viên, khích lệ người thân phù hợp với cảm xúc của họ.

+ …….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ về cảm xúc của bố mẹ, người thân khi được quan tâm, chăm sóc

- HS liên hệ với bản thân và chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Thực hiện trách nhiệm trong các công việc gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện trách nhiệm với người thân thông qua cách thực hiện quản lí các công việc gia đình.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ công việc trong gia đình và thực hành quản lí các công việc trong gia đình.
  3. Sản phẩm: HS liên hệ và chia sẻ những công việc trong gia đình mà em đã hoàn thành, biết cách quản lí công việc gia đình.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Thực hiện một số công việc trong gia đình và chia sẻ về cách mà em đã hoàn thành công việc đó

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS yêu cầu HS hoàn thành bảng:

Tên công việc

Cách hoàn thành

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm hoàn thành bảng, chia sẻ và đưa ra cách hoàn thành cách việc trên.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, góp ý cách thực hiện công việc gia đình của nhóm bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổ chức cho HS bình cọn những nhóm có cách thức thực hiện công việc gia đình thiết thực, sáng tạo, hiệu quả.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

*Nhiệm vụ 2. Thực hành quản lí các công việc trong gia đình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tranh tài “Quản lí công việc gia đình hiệu quả” bằng tình huống sau:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận và đưa ra cách quản lí công việc theo tình huống cụ thể.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, chất vấn, tranh biện, góp ý cách thực hiện quản lí gia đình của nhóm bạn.

- Ban giám khảo nhận xét, đánh giá kết quả trình bày và tranh biện của các nhóm cùng với sự cố vấn của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động và kết luận

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi em quản lí tốt các công việc gia đình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc, kể lại ngắn gọn câu chuyện thể hiện cảm xúc của người thân khi được quan tâm, chăm sóc theo mẫu gợi ý:

Cảm xúc của em: ……………………………

……………………………………………….

Cảm xúc của người thân: ……………………

……………………………………………….

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành bảng GV gợi ý

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả thực hiện trước lớp

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV thể hiện cảm xúc với kết quả chia sẻ của HS, khen ngợi những HS có việc làm mang đến nhiều cảm xúc, tình cảm với người thân, động viên HS chưa có nhiều chia sẻ cần thực hiện tốt hơn.

2. Thực hiện trách nhiệm trong các công việc gia đình

* Thực hiện một số công việc trong gia đình

Hoàn thành bảng:

1. Thiết kế góc cây xanh:

- Xác định không gian cho góc cây xanh. Thiết kế ý tưởng thẩm mĩ các cây xanh phù hợp không gian.

- Trang bị cây xanh và các phương tiện, nguyên vật liệu theo thiết kế.

- Xây dựng góc cây xanh.

- Đánh giá việc thực hiện, hoàn thiện góc cây xanh.

2. Quản lí gia đình trong thời gian bố mẹ đi vắng

- Xác định công việc nhà trong tuần và trong ngày.

- Lập kế hoạch chỉ tiêu theo tuần và cho từng ngày cụ thể.

- Học hỏi cách thực hiện công việc, chi tiêu và sắp xếp thời gian để tổ chức thực hiện hiệu quả.

- Đánh giá quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, tự hoàn thiện.

3. Chuẩn bị bữa cơm gia đình

- Xác định nhu cầu, sở thích ăn uống của người thân để thiết kế bữa ăn, mua thực phẩm, cách nấu các món ăn phù hợp.

- Tổ chức mua, chuẩn bị thực phẩm. chế biển món ăn, bài trí, sắp xếp bữa cơm gia đình phù hợp.

- Đảnh giá việc thực hiện, hoàn thiện cho việc thực hiện bữa ăn gia đình.

4. Chăm sóc vườn rau

- Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với đặc điểm các loại  rau trong vườn.

- Tổ chức quá trình chăm sóc vườn rau cỏ phương pháp, kĩ thuật, có sự tận tâm với công việc.

- Đánh giá kết quả thu hoạch, quá trình chăm sóc đề không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả.

 

* Thực hành quản lí các công việc trong gia đình

- Tình huống: Cách quản lí

+ Xây dựng kế hoạch chi tiêu theo tuần

+ Sắp xếp công việc nhà trong ngày

+ Sắp xếp thời gian giúp đỡ em học bài.

+ ………

- Kết luận:

HS không chỉ thể hiện trách nhiệm trong thực hiện tốt công việc gia đình, mặt khác phải tích cực tham gia quản lí công việc gia đình một cách hiệu quả để thể hiện được trách nhiệm cao với người thân trong gia đình, làm chủ gia đình.

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi em quản lí tốt các công việc gia đình

+ Vui vẻ

+ Hạnh phúc

+ Tự hào

+ …….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình

  1. Mục tiêu: giúp HS biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận quy tắc ứng xử trong gia đình, đề ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra các quy tắc ứng xử cho các thành viên trong gia đình, xử lí tình huống hợp lí, phù hợp với các quy tắc ứng xử.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Nguyên tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn với mẫu yêu cầu:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công theo mô hình mẫu.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm ghi và dán kết quả thảo luận lên bảng. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến…

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. GV nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc trong xây dựng văn hóa ứng xử, hạnh phúc gia đình.

 

*Nhiệm vụ 2. Đề xuất cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các trường hợp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và ghi cách ứng xử của nhóm vào giấy A3.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đưa ra ý kiến cách ứng xử lần lượt các ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đi trình bày kết quả của nhóm mình cho nhóm bạn theo chiều kim đồng hồ.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động

 

*Nhiệm vụ 3. Thể hiện lời nói, hành vi ứng xử phù hợp trong các tình huống khác nhau

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho lớp hoạt động theo nhóm, yêu cầu các nhóm cử thành viên đóng vai nhân vật trong tình huống 1, 2 sgk trang 21:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân nhiệm vụ cho các thành viên, xử lí tình uống thông qua lời nói, hành vi đạt lí, thấu tình.

- GV yêu cầu HS thay đổi vai thực hành để HS trải nghiệm, rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với các tình huống khác nhau trong gia đình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài nhóm trình diễn trước lớp và cả lớp quan sát, nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV kết luận và nhận xét hoạt động.

 

*Nhiệm vụ 4. Chia sẻ về cách ứng xử của em trong các tình huống  giao tiếp ở gia đình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học theo hình thức triển lãm phòng tranh

Mô tả tình huống

Cách ứng xử

 

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS quan sát, nhận xét, góp ý và rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm giao tiếp ứng xử trong gia đình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời khéo léo điều chỉnh những ứng xử chưa phù hợp của HS.

3. Ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình

* Nguyên tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ Tôn trọng

+ Bình đẳng

+ Yêu thương

+ Chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Đề xuất giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các trường hợp

1. Tạo cho người thân không gian bình yên, ấm áp; quan tâm, chia sẻ công việc gia đình; trò chuyện, chia sẻ, nói những câu nói, kể câu chuyện tạo động lực cho người thân…

2. Tôn trọng, không làm ảnh hưởng đến sự tĩnh lặng, chuẩn bị nước uống, thức ăn và mời người thân vào thời điểm phù hợp. Chia sẻ công việc gia đình để người thân an tâm tập trung cho công việc.

3. Nếu câu chuyện tranh luận quá căng thẳng có thể đặt câu hỏi chuyển theo hướng khác, vấn đề khác, thực hiện công việc khác…

 

 

* Thể hiện lời nói, hành vi ứng xử phù hợp trong các tình huống khác nhau

- Tình huống 1:

+ M chào hỏi bố và chúc mừng niềm vui của bố.

+ Nói với bố khi phù hợp: “Bố ơi, sao bố giỏi thế ạ! Bố luôn là tấm gương của con. Con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để có kết quả học tập tốt”.

- Tình huống 2:

+ N dừng việc khoe thành tích thi học sinh giỏi.

+ Hỏi người thân để biết chuyện, an ủi, động viên và tìm cách chia sẻ, giúp đỡ người thân. Nói câu nói, kể câu chuyệ truyền động lực phù hợp.

+ Chia sẻ thành tích thi học sinh giỏi vào thời điểm phù hợp, tạo niềm vui, lấp nỗi buồn, tổn thương, niềm an ủi với người thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ về cách ứng xử của em trong các tình huống  giao tiếp ở gia đình

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 4. Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Mục tiêu: Giúp GV và HS nhìn lại các hoạt động của chủ đề, kĩ năng HS có được qua chủ đề và phát triển năng lực tự đánh giá cho HS, trên cơ sở đó, GV có thể đánh giá phù hợp hơn.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
  3. Sản phẩm: HS nhận những điều mình đã làm được và chưa làm được để có sự điều chỉnh phù hợp với bản thân.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, yêu cầu các thành viên trong nhóm tập trung thảo luận về sự tiến bộ của từng thành viên về các năng lực:

+ Thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân: Hiểu, quan tâm đúng sở thích, mong đợi, thực hiện công việc nhà, quản lí công việc gia đình.

+ Thể hiện lời nói, hành vi ứng xử với bố mẹ, người thân hiệu quả trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm những điều mà các bạn đã chia sẻ với mình.

- GV mời một số bạn chia sẻ những điều bạn nhận xét về mình, những điều mình đã làm được/ chưa làm được và cảm nhận của em.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực và tiến bộ ở bạn của mình.

 

*Nhiệm vụ 2. Đánh giá kết quả cả lớp

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bảng kết quả tự đánh giá, yêu cầu HS tự đánh giá và cộng điểm của mình theo thang điểm (tốt: 3 điểm, đạt: 2 điểm, chưa đạt: 1 điểm).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả thực hiện của mình

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được của HS và khích lệ những việc đã làm được, động viên các em tiếp tục rèn luyện.

4. Đánh giá kết quả trải nghiệm

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS về nhà rèn luyện, củng cố lại cách tư duy phản biện các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS về nhà, luyện cách phản biện với 1 trong 2 chủ đề sau:

  1. Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
  2. Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chủ đề vào vở, về nhà thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành bài tập SBT
  • Rèn luyện các kĩ năng quản lí công việc gia đình, quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong gia đình…
  • Xem trước nội dung chủ đề 3.
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 chân trời sáng tạo (bản 2 word)

Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2, Giáo án word trải nghiệm hướng nghiệp 10 kì 1 chân trời sáng tạo bản 2

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay