Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 chân trời Bài Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1)
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài Ôn tập cuối học kì I. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
Đề số 1
I. Đọc thầm và làm bài tập
KÌ DIỆU RỪNG XANH
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo Nguyễn Phan Hách
Câu 1: Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng.
B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo.
C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo.
Câu 2: Tác giả đã miêu tả những chiếc nấm to bằng nào?
A. Cái ấm
B. Cái cốc
C. Cái ấm tích
Câu 3: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi như thế nào?
A. Lá úa vàng như cảnh mùa thu.
B. Có nhiều màu sắc.
C. Như một cung điện.
Câu 4: Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?
A. Vẻ đẹp kì thú của rừng.
B. Vẻ yên tĩnh của rừng.
C. Rừng có nhiều muông thú.
Câu 5: Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”?
A. Tí hon
B. To
C. To kềnh
Câu 6: Từ “lúp xúp” có nghĩa là gì?
A. Ở xa nhau, thấp như nhau.
B. Ở liền nhau, cao không đều nhau.
C. Ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
Câu 7: Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào?
A. Động từ
B. Đại từ
C. Danh từ
D. Cụm danh từ
Câu 8: Trong câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”. Có mấy kết từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
II. Tập làm văn
Đề bài: Tả một cảnh đẹp trên quê hương em mà em yêu thích nhất
Đề số 2:
I. Đọc thầm và hoàn thành bài tập:
TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…
Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ?
A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.
Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học?
A. Ai thế nào?
B. Ai là gì?
C. Ai làm gì?
Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là:
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên
B. Những trò nghịch ngợm
C. Tuổi thơ qua đi
Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm?
A. Rất nhớ
B. Rất yêu thích
C. Cả a và b đều đúng
Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
Câu 7: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ khoét”.
Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên.
Câu 9: Tìm cặp kết từ thích hợp để điền vào chỗ trống
...trời mưa...chúng em sẽ nghỉ lao động.
Câu 10: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được
II. Tập làm văn:
Đề bài: Đóng vai Thủy Tinh Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
Đề số 3
I. Đọc thầm
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.
C. Không nên bán đi sự kính trọng.
Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là:
A. Thẳng thắn
B. Gian dối
C. Trung hiếu
D. Thực lòng
Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy?
A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.
Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là:
A. Tôi
B. Ông
C. Tôi và ông
Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là:
A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
B. Trong veo, trong vắt, trong xanh
C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy kết từ ?
A. Có một (Đó là từ: ………………………………………)
B. Có hai ( Đó là từ: …………….. và từ : .........................)
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật trong truyện đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD
- Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
- 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
- 15/12 bàn giao đủ cả năm
THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- 30/11bàn giao 1/2 học kì II
- 30/01 bàn giao đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 400k/môn
- Giáo án Powerpoint: 600k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 3000k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 50% đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo