Kênh giáo viên » Lịch sử 12 » Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận

Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, trắc nghiệm đúng sai, cấu trúc điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Lịch sử 12 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Tại Hội nghị Tê-hê-ran, ba nước nào khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc?

A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.

B. Nga, Pháp, Việt Nam.

C. Liên Xô, Anh, Nhật Bản.

D. Liên Xô, Mỹ, Anh.

Câu 2. Đâu không phải là mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc?

A. Duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.

B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.

C. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới.

D. Đóng vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.

Câu 3. Tổ chức nào có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa các dân tộc nhằm mục tiêu toàn cầu về phát triển văn hóa, xã hội, phát triển bền vững,...

A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO).

B. Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).

C. Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học (UNESCO).

D. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Câu 4. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ

A. năm 1945 đến năm 1991.

B. năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. năm 1945 đến năm 1955.

D. năm 1945 đến năm 1999.

Câu 5. Đâu không phải là lí do dẫn đến tình hình căng thẳng của Mỹ và Liên Xô?

A. Tăng cường chạy đua vũ trang.

B. Thành lập các liên minh quân sự ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. Kinh tế thế giới bắt đầu khủng hoảng.

D. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự.

Câu 6. Tại sai gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta”?

A. Liên Xô và Mỹ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á.

B. Mỹ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

C. Thế giới đã xảy ra nhiều xung đột và căng thẳng.

D. Trật tự này đã được hình thành bởi các cường quốc tại I-an-ta.

Câu 7. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?

A. Thế giới đơn cực.

B. Đối thoại, hợp tác.

C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.

D. Phản toàn cầu hóa.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống người dân.

B. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh cùng sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.

C. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.

D. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế quyền lực áp đảo.

Câu 9. Đoạn tư liệu dưới đây nhắc đến xu thế phát triển nào của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học – kĩ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chi của các cường quốc mà còn cả quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.

A. Toàn cầu hóa.

B. Lấy kinh tế làm trọng tâm.

C. Đối thoại, hợp tác.

D. Đa cực trong quan hệ quốc tế.

Câu 10. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

A. Tháng 8-1968, tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Tháng 8-1968, tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

C. Tháng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).

D. Tháng 10-1967, tại Xin-ga-po.

Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia.

B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.

C. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế - tài chính từ Liên Xô.

D. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang.

Câu 12. Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước sáng lập.

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.

Câu 13. Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời gian nào?

A. 31-12-2015.

B. 22-11-2015.

C. 20-11-2015.

D. 30-12-2015.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN?

A. Tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển.

B. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh.

C. Nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

D. Tạo dựng sự cạnh tranh, phát triển kinh tế của các quốc gia.

Câu 15. Về lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam là thành viên trong Cộng đồng ASEAN đã tham gia như thế nào?

A. Tham gia tự do trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ gián tiếp, tái bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

B. Chấp nhận tự do các dịch vụ gửi tiền, cho vay các hình thức, tự do các phương tiện hình thức thanh toán, bảo lãnh.

C. Chưa sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực: quản lý tài khoản đầu tư của khách, quản lý tài sản, bảo lãnh thanh toán với tài sản tài chính. 

D. Chưa sẵn lòng tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính và các phầm mềm xử lí.

Câu 16. Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.

B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.

B. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.

C. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 18. Tại sao ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?

A. Để khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ mới.

B. Để thay thế nền thống trị của Pháp – Nhật.

C. Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

D. Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh.   

Câu 19. Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp

A. có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 20. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập năm

A. 1945.

B. 1955.

C. 1960.

D. 1949.

Câu 21. Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế?

A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân.

B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. 

C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế. 

Câu 22. Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

B. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Phát triển kinh tế và văn hóa.

D. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (APSC)?

A. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.

B. Chú trọng phát triển con người.

C. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh khu vực lên một tầm cao mới.

D. Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.

Câu 24. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước ta đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói trước mắt?

A. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo.

B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.

C. Lập hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “Ngày đồng tâm”.

D. Cải tiến kĩ thuật gieo trồng.

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin dưới đây: 

   “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để biểu đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hòa bình khác; điều chỉnh hoặc giải  quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hòa bình, bằng biện pháp hòa vình theo đúng nguyên tắc của công lí và pháp luật quốc tế”.

(Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)

a. Đoạn tư liệu thể hiện mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc phòng cho tất cả các quốc gia.

b. Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế bằng pháp luật của các quốc gia.

c. Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.

d. Ngày nay, Liên hơp quốc vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

   “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,..; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)

a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung chính là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

b. Anh, Pháp ngày càng trở thành những cực lớn nhất trong trật tự thế giới đa cực từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

c. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật là nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới.

d. Sức mạnh tổng hợp của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức sẽ gớp phần định hình trật tự thế giới mới.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.

(P. Bờ-rô-sô, D. Hê-mơ-ri, Đông Dương: một nền thuộc địa nhập nhằng, 1848 -1954, NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr.516 – 519)

a. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ cho Tổng khởi nghĩa.

b. Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức xã hội duy nhất dự đoán đúng thời cơ cách mạng.

c. Đảng Cộng sản Đông Dương đã tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến hành lãnh đạo khởi nghĩa.

d. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị về chiến lược và chiến thuật cách mạng.

Câu 4. Cho dữ liệu thống kê dưới đây:

   “Thứ ba, để thực hiện các tôn chỉ và mục đích của ASEAN, sẽ thiết lập bộ máy dưới đây: a) Hội nghị hàng năm của các Ngoại trưởng sẽ được tiến hành trên cơ sở luân phiên và được gọi là Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN,…

   Thứ tư, Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.

(Tuyên bố Băng Cốc, ngày 8-8-1967)

a. Đoạn tư liệu đề cập đến việc tổ chức hội nghị hằng năm của ngoại trưởng các nước Đông Nam Á.

b. Nội dung Tuyên bố Băng Cốc cho thấy ASEAN sẵn sàng tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác trong khu vực.

c. Tuyên bố Băng Cốc đóng vai trò là cơ sở pháp lí quan trọng nhất của ASEAN đến năm 2009.

d. Hiện nay, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao không còn là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.
 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – KẾT NỐI TRI THỨC

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

13

A

2

A

14

D

3

C

15

A

4

A

16

B

5

C

17

D

6

A

18

A

7

B

19

D

8

D

20

D

9

B

21

A

10

C

22

A

11

B

23

C

12

B

24

C

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
  • Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ – S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp  án 

(Đ – S)

1

a)

S

2

a)

S

b)

S

b)

S

c)

Đ

c)

Đ

d)

Đ

d)

Đ

3

a)

S

4

a)

S

b)

S

b)

Đ

c)

Đ

c)

S

d)

Đ

d)

Đ


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

6

1

3

0

1

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

7

3

0

6

1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

2

0

2

6

TỔNG

8

8

8

0

9

7

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

12

8

12

8

Bài 1.

Liên hợp quốc

Nhận biết

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

 

 

1

 

C1

 

Thông hiểu

Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc.

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

 

1

3

C2

C1a, C1b, C1c

Vận dụng

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

 

 

2

1

C3, C19

C1d

Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

 

 

2

 

C4, C20

 

Thông hiểu

 

Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.

 

1

 

C5

 

Vận dụng

 

Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.

 

1

 

C6

 

Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

 

 

1

 

C7

 

Thông hiểu

Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

 

2

4

C8, C21

C2a, C2b, C2c, 2d

Vận dụng

 

 

Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

1

 

C9

 

CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

8

4

8

4

Bài 4.

Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

 

 

1

 

C10

 

Thông hiểu

 

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

 

1

2

C11

C4a, C4b

Vận dụng

 

 

Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

2

2

C12, C22

C4c, C4d

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

 

 

1

 

C13

 

Thông hiểu

 

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

 

2

 

C14, C23

 

Vận dụng

Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên.

 

 

1

 

C15

 

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

4

4

4

4

Bài 6. 

Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

háng

 

 

1

 

C16

 

Thông hiểu

 

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

1

2

C17

C3b, C3c

Vận dụng

 

 

Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

2

2

C18, C24

C3a, C3d

Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi lịch sử 12 kết nối tri thức có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả, đáp án, thang điểm..
  • Có nhiều đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2

Thời gian nhận đề thi:

  • Khi đặt, nhận 1 số đề giữa kì I
  • 30/11: Đề cuối kì 1
  • 30/01: Đề giữ kì II
  • 30/03: Đề cuối kì II

PHÍ ĐỀ THI:

  • 250k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi

=> Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: đề thi giữa kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức, đề thi lịch sử 12 sách kết nối tri thức, đề kiểm tra lịch sử 12 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay