Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 chân trời bài Ôn tập và Đánh giá cuối học kì I (Tiết 1)
Dưới đây là giáo án bài Ôn tập và Đánh giá cuối học kì I (Tiết 1). Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 1: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập đại từ
Luyện tập kết từ
Luyện tập về mở rộng vốn từ Hạnh phúc, Cộng đồng
Luyện viết văn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả, văn bản giới thiệu được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.
- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
- Ôn luyện về đại từ, kết từ và mở rộng vốn từ với chủ điểm Hạnh phúc, Cộng đồng.
- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết chăm chỉ, tự giác, chịu khó học hành.
- Biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh; gắn kết các dân tộc với nhau; biết đoàn kết, sống biết trên dưới.
- Biết yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên; trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Có lòng yêu thương, đồng cảm với con người, với cộng đồng; gắn bó, chia sẻ với những người xung quanh.
- Rèn luyện tinh thần tự giác, chăm học, kỷ luật trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, VBT Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Luyện tập đọc hiểu văn bản + Luyện tập đại từ + Luyện tập kết từ + Luyện tập về mở rộng vốn từ Hạnh phúc, Cộng đồng + Luyện viết văn B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong gần cuối học kì I. - Đọc trôi chảy các bài văn trong gần cuối đầu học kì I. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về: - Đại từ - Kết từ. - Mở rộng vốn từ Hạnh phúc và Cộng đồng b. Cách tiến hành - GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về đại từ, kết từ và mở rộng vốn từ Hạnh phúc và Cộng đồng. - GV hệ thống lại kiến thức cho HS. * Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, chúng tôi, nó, chúng nó,...), để hỏi (đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, bao nhiêu,...) hoặc để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: này, đây, đó, thế, vậy,...). * Kết từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau như: và, với, hay, hoặc, vì, do, của,… Có những kết từ dùng theo cặp (cặp kết từ) như: mặc dù … nhưng, vì … nên, nếu … thì, không những … mà còn,… Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được cách viết báo cáo công việc. - Nắm được cấu tạo và cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo. - Nắm được cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bản báo cáo công việc có bao nhiêu phần? Đó là những phần nào? + Bài văn kể chuyện sáng tạo là gì? + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về đại từ, kết từ và mở rộng vốn từ. b. Cách tiến hành …………….. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm. - HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Bản báo cáo công việc thường có 3 phần: -) Phần mở đầu: Tên tổ chức viết báo cáo Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức Địa điểm, thời gian viết báo cáo Tên báo cáo -) Phần nội dung: Báo cáo cụ thể các hoạt động đã thực hiện Ý kiến đề xuất (nếu có) -) Phần cuối: Chức vụ, họ tên và chữ kí của người đại diện tổ chức viết báo cáo. +Bài văn kể chuyện sáng tạo là kể câu chuyện trong đó có một (hoặc một số sự việc) của câu chuyện được viết thêm những chi tiết mới như: tả đặc điểm của người, vật; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. + Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường có 3 phần: -) Mở đầu: Giới thiệu tên bộ phim, tên nhân vật,… -) Triển khai: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách,… của nhân vật (Lưu ý: Nên đưa dẫn chứng về chi tiết trong phim (hình ảnh, âm thanh) để làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật.) -) Kết thúc: Nêu cảm nghĩ về nhân vật và ý nghĩa, giá trị của bộ phim. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
Câu 6: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” từ đó nhắc con những điều cần nhớ: + “Người đồng mình thương lắm con ơi”: Nhắc đứa con hiểu và đồng cảm với nỗi khổ cực nhưng giàu tình thương và đáng tự hào của người đồng mình.
→ Thể hiện chí hướng, tầm vóc, sức sống của ý chí con người, quê hương. + “Người đồng mình thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” là lời khẳng định chắc chắn rằng sự. + “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục": người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, có ý thức về dân tộc cũng như nền văn hóa, phong tục riêng biệt độc đáo. Trân trọng phong tục, tập quán, hướng về cội rễ chính là cách “người đồng mình” tự hào về quê hương. → Tác giả khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của quê hương, bởi sức sống của quê hương do người đồng mình tạo ra, bằng lời nói mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương, sự gần gũi. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: …………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo