Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Quê hương (Tế Hanh). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản văn học là gì?

A. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

B. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

C. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

D. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn.

Câu 2: Văn học có thể tồn tại dưới dạng nào?

A. Truyền miệng và văn tự với quy mô một câu, vài dòng.

B. Truyền miệng và văn tự với quy mô hàng vạn câu, hàng ngàn trang.

C. Truyền miệng và văn tự với quy mô một câu, vài dòng hoặc hàng vạn câu, hàng ngàn trang.

D. Văn tự với quy mô một câu, vài dòng hoặc hàng vạn câu, hàng ngàn trang.

Câu 3: Kết cấu của bài thơ là gì?

A. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung.

B. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

C. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

D. Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về hình thức của bài thơ.

Câu 4: Đâu không phải phương diện tổ chức tác phẩm thơ?

A. Sự lựa chọn thể thơ.

B. Sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.

C. Sự triển khai mạch cảm xúc.

D. Sự phối hợp của tình huống truyện.

Câu 5: Ngôn ngữ thơ có đặc điểm gì?

A. Hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu.

B. Sắc sảo, mang ý châm biếm sâu cay.

C. Sâu lắng, trữ tình, giàu tính hình tượng.

D. Hóm hỉnh, hài hước, giàu tính trào phúng.

Câu 6: Đâu là thông tin khôngchính xác về nhà thơ Tế Hanh.

A. Sinh năm 1921, mất năm 2009.

B. Tên khai sinh là Trần Thế Hanh.

C. Quê ở xã Bình Dương, huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

D. Một số tập thơ tiêu biểu: “Hoa niên”, “Gửi miền Bắc”, “Tiếng sóng”,…

Câu 7: Trong bài thơ Quê hương, tác giả miêu tả khung cảnh ở đâu?

A. Ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.

B. Ở vùng đồi núi, cao nguyên rộng lớn.

C. Ở một làng chài ven biển.

D. Ở một thảo nguyên rộng lớn.

Câu 8: Khung cảnh khi người dân bơi thuyền đi đánh cá nhưu thế nào?

A. Trời nắng chói chang, gió ào ào thổi.

B. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

C. Trời âm u, biển động, sóng cuộn trào từng đợt.

D. Trời yên, biển lặng, mặt trời đang lặn dần xuống biển.

Câu 9: Chiếc thuyền vượt biển được so sánh với điều gì?

A. Con tuấn mã.

B. Con hà mã.

C. Con rồng.

D. Con chim hải âu.

Câu 10: Khi xa cách ngôi làng của mình, tác giả nhớ về điều gì?

A. Nhớ chiếc thuyền im trên bãi biển.

B. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

C. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

D. Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Quê hương viết bằng thể thơ nào?

A. Thể thơ tám chữ.

B. Thể thơ bảy chữ.

C. Thể thơ lục bát.

D. Thể thơ song thất lục bát.

Câu 2: Bài thơ Quê hương viết về đề tài gì?

A. Đề tài miền núi và người lao động.

B. Đề tài quê hương và người lao động.

C. Đề tài xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

D. Đề tài người anh hùng trong lao động.

Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về tình cảm mà nhà thơ Tế Hanh đã gửi gắm vào bài thơ Quê hương?

A. Tình yêu thiên nhiên, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. Tình cảm làng xóm, sự trân trọng tinh thần đoàn kết trong lao động.

C. Tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

D. Tình yêu lao động, yêu biển cả quê hương.

Câu 4: Bài thơ Quê hương dùng nhịp nào?

A. 3/2/3.

B. 3/5.

C. 3/3/2, 5/3.

D. 3/2/3, 3/5.

Câu 5: Xác định vần ở những câu thơ dưới đây:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá…

A. Vần chân sông – hồng.

B. Vần lưng trời - bơi.

C. Vần liền sông – hồng.

D. Vần lưng trời - bơi.

Câu 6: Nội dung chính của bốn câu thơ cuối bài là gì? 

A. Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.

B. Miêu tả cảnh thuyền cá trở về bến.

C. Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai.

D. Giới thiệu chung về làng quê của nhà thơ.

Câu 7: Những người dân lao động trong bài thơ có phẩm chất gì?

A. Sự khéo léo, uyển chuyển trong việc đan lưới.

B. Sự khỏe khoắn, tinh thần hăng say lao động.

C. Sự dịu dàng, thông minh, sang trọng.

D. Sự giản dị, dễ mến, chăm chỉ.

Câu 8: Đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh như thế nào?

A. Buổi bình minh cao rộng, bầu trời cao rộng, trong trẻo, có những tia nắng hồng rực rỡ.

B. Buổi hoàng hôn lãng mạn, mặt trời dần lặn xuống biển tạo nên cảnh tượng rực rỡ.

C. Buổi đêm với những ánh sao lấp lánh trên bầu trời.

D. Buổi trưa với những cơn mưa xối xả, sóng cuộn trào từng đợt.

Câu 9: Hình ảnh cánh buồm trắng có vẻ đẹp như thế nào?

A. Cánh buồm trắng vượt biển khơi vô cùng hiên ngang và hùng tráng.

B. Cánh buồm trắng mang vẻ đẹp lãng mạn, trong khung cảnh thơ mộng.

C. Cánh buồm trắng biểu tượng cho tâm hồn trong sáng, giản dị của con người.

D. Cánh buồm căng gió cho thấy sự ủng hộ của thiên nhiên cho chuyến ra khơi của người ngư dân.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Cánh buồm trăng được so sánh với hồn làng có ý nghĩa gì?

A. Linh hồn quê hương đang nằm trong cánh buồm.

B. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.

C. Cánh buồm trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn, trong kí ức của con người nơi đây.

D. Linh hồn quê hương đang nằm trong cánh buồm, cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.

Câu 2: Dấu chấm lửng cuối câu thơ: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện sự mạnh mẽ không thể diễn tả hết được của cánh buồm.

B. Thể hiện cảm xúc tràn ra cả ngoài ý thơ, những cảm xúc chưa thể diễn tả hết.

C. Tạo ấn tượng về một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận.

D. Thể hiện những suy tư, suy ngẫm chưa thể nói thành lời của nhà thơ.

Câu 3: Hình ảnh con người lao động trong bài thơ như thế nào?

A. Nhỏ bé, bị động, sợ hãi trước biển khơi vô tận.

B. Tâm thế chủ động, làm chủ thiên nhiên.

C. Lớn lao, coi thường thiên nhiên, coi thường biển khơi vô tận.

D. Tâm thế nhỏ bé nhưng làm chủ được thiên nhiên, làm chủ biển khơi vô tận.

Câu 4: Những tính từ ồn ào, tấp nập thể hiện điều gì?

A. Toát lên không khí đông vui, hối hả, đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về.

B. Thể hiện sự đông đúc người ở bờ biển.

C. Thể hiện sự hỗn loạn của cảnh tượng buôn bán cá trên bờ biển.

D. Thể hiện sự tấp nập người đến du lịch ở làng chài lưới.

Câu 5: Hình ảnh người lao động trong câu thơ: Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng có vẻ đẹp như thế nào?

A. Ngoại hình rắn rỏi, vạm vỡ.

B. Ngoại hình khắc khổ, vất vả, chịu nhiều khó khăn, thử thách.

C. Ngoại hình rắn rỏi, vạm vỡ, tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm, mặn mà một vẻ đẹp của biển cả

D. Ngoại hình sáng sủa, thanh thoát, tâm hồn lãng mạn, bay bổng

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay