Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 1

Giáo án bài: Nội dung thực hành chủ đề 1 sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 1:

THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 – Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.

  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 – Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức, Giáo án.

  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới. 

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 (ngày 7/6/2019) và trả lời câu hỏi.

- GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh, video về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) và trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm: 

- Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021.

- Một số thông tin về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 kết hợp dẫn dắt: Ngày 7/6/2019, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ), Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021, với số phiếu bầu là 192/193. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí này trong Liên hợp quốc – tổ chức chính phủ lớn nhất thế giới.

Toàn cảnh khóa họp 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 25/9/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải, hàng thứ 2, bên trái) dẫn đầu vui mừng sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn Việt Nam trong cuộc họp báo tại New York, Mỹ. Ông bày tỏ sự cảm ơn tới cộng đồng quốc tế và cam kết Việt Nam sẽ đóng vai trò xây dựng và có trách nhiệm trên cương vị mới tại HĐBA LHQ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải) cùng đại diện bốn quốc gia trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Việt Nam vui mừng trúng cử Ủy viên

không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

https://www.youtube.com/watch?v=0pEXN-TJe-A

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 (ngày 7/6/2019) là vinh dự, trách nhiệm và niềm tự hào chính đáng của chúng ta. Đó là sự khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam; là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực. Đồng thời, cho thấy vị thế của Việt Nam đã chuyển từ “tham gia tích cực” sang “chủ động” đóng góp xây dựng, định hình “luật chơi” chung.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Một số thông tin về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh, video về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

https://www.youtube.com/watch?v=rT7DNCRKw6E

Nhóm G20 (Group of twenty) là gì? Vai trò của G20 đối với nền kinh tế thế  giới

...

6 vấn đề EU muốn giải quyết tại Hội nghị Thượng đỉnh G20

Hội nghị thượng đỉnh G20 (năm 2015)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết về nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ G20 là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (EU). 

+ G20 được thành lập năm 1999, với mục đích thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu. 

+ Hiện nay, G20 chiếm hơn 90% trong tổng quy mô của toàn bộ nền kinh tế thế giới, các quốc gia thành viên bao gồm: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Ca-na-đa (nhóm G7), Hàn Quốc, Úc (2 nước phát triển nhưng không phải thành viên G7), Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Mê-xi-cô, In-đô-nê-xi-a, Ác-hen-ti-na, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kì (các nước công nghiệp mới và đang phát triển) và Liên minh châu Âu (thành viên đặc biệt). 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chủ đề 1 – Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Thảo luận chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”. 

c. Sản phẩm: Vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận về chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”. 

- GV nêu nội dung định hướng cho các nhóm:

+ Vì sao Liên hợp quốc lại đề ra mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế khi thành lập?

+ Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã có những biện pháp gì để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế? Em đánh giá gì về những biện pháp đó?

+ Liên hợp quốc nên làm gì trong bối cảnh thế thế giới hiện nay?

- GV cung cấp thêm cho các nhóm một số tư liệu về vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 

+ Link web:

  • https://special.nhandan.vn/thanhtuu_noibat_cua_LHQ/index.html

  • https://vov.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-dong-vai-tro-quan-trong-trong-duy-tri-hoa-binh-va-an-ninh-quoc-te-883857.vov

  • https://tuyengiao.vn/ngay-lien-hop-quoc-24-10-nang-cao-vai-tro-cua-lien-hop-quoc-trong-thoi-ky-moi-135500

+ Link video:

  • https://www.youtube.com/watch?v=2TSq3w73a40&t=106s

  • https://www.youtube.com/watch?v=C30OFWf1QqA

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm được phân công, sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận về vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đóng góp lớn nhất của Liên hợp quốc trong gần 80 năm qua là góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới; hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế. Minh chứng rõ nét là Liên hợp quốc đã triển khai 71 phái bộ gìn giữ hòa bình để giúp chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, hỗ trợ công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.

+ Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh: 

  • Hạn chế trong các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế do tác động của quan hệ Liên Xô - Hoa Kỳ. 

  • Góp phần giải tỏa cuộc khủng hoảng tên lửa (1962), chiến tranh Trung Đông (1973). Trong những năm 1990, góp phần chấm dứt các cuộc xung đột kéo dài như ở Cam-pu-chia, San-va-đo,…

  • Đã triển khai 74 hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới. 

→ Mặc dù gặp phải một số thất bại và khó khăn, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc lập lại hòa bình, chấm dứt xung đột và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.

→ Với những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này (năm 2001).

Ảnh có chứa trang phục, người, Mặt người, đàn ông

Mô tả được tạo tự động

Ngày 10/12/2001, Tổng Thư ký Kofi 

và Liên hợp quốc đã vinh dự được

 nhận giải thưởng Nobel Hòa bình

+ Thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa: Hiến chương Liên hợp quốc đã đề ra những nguyên tắc định hướng cho những nỗ lực phi thực dân hóa.

  • Năm 1960: Thông qua Tuyên bố về việc trao độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa.

  • Năm 1962: Thành lập Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa để giám sát việc thực hiện Tuyên bố.

  • Năm 1990: Quyết định giai đoạn 1990 - 2000 là Thập niên quốc tế về xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Năm 2001, thông qua giai đoạn 2001-2010 là Thập niên quốc tế thứ hai về xóa bỏ chủ nghĩa thực dân.

  • Năm 1945: 750 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số thế giới, sống ở các vùng lãnh thổ không tự quản đã trở thành 80 quốc gia độc lập. 

  • Soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước Cấm vũ khí hóa học (1992) và Công ước Cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước Cấm vũ khí hạt nhân (2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. 

+……..

GV kết luận chung: Đến nay, với những thành tựu quan trọng đã đạt được, Liên hợp quốc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng hơn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.

c. Sản phẩm: Ý kiến tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tải:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay