Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 9 cánh diều
Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 9 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
PHẦN 1: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC
BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Kiến thức
Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về công và công suất.
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm lấy ví dụ về một số hoạt động đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống; biểu thức tính công, tốc độ thực hiện công và định nghĩa về công suất.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các trường hợp thực tế liên quan đến công và công suất.
Năng lực đặc thù
Nhận thức khoa học tự nhiên : Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được : công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công
Tìm hiểu tự nhiên : Giải thích sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống ; Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến công và công suất bằng các dẫn chứng khoa học.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT KHTN 9.
Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 9.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến công và công suất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
b. Nội dung: GV xuất phát từ tình huống thực tế, tạo tình huống có vấn đề dẫn dẵn HS nghiên cứu nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ và dự đoán về cách xác định công cơ học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét.
GV đặt vấn đề: Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công cơ học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?
Hình 1.1. Bộ đội kéo pháo
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
- GV quan sát, gợi ý (nếu cần thiết).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời (HS có thể đưa ra câu trả lời chưa chính xác): Công cơ học sinh ra khi có lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận các ý phát biểu của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài 1: Công và công suất
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực hiện công cơ học
a. Mục tiêu:
- HS nêu khái niệm về công cơ học và lấy được ví dụ về một số hoạt động thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 10 - 11 để tìm hiểu về khái niệm công cơ học.
c. Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm về công cơ học.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
MỞ ĐẦU
Hãy quan sát hình 1.1 trong SGK, ta thấy trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét.
Ở hoạt động này, bộ đội đã thực hiện hành động tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công ở học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?
I. CÔNG CƠ HỌC
- Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.
- Quan sát hình 1.3, em hãy cho biết các lực được mô tả trong hình có sinh công hay không? Vì sao?
- Ở bảng 1.1, trong tình huống nào, nhân viên y tế thực hiện công lớn nhất? Vì sao?
- Tính công của nhân viên y tế đã thực hiện trong ba tình huống ở bảng 1.1.
- Đơn vị đo của năng lượng là gì?
II. CÔNG SUẤT
- Tính công mỗi người công nhân đã thực hiện trong bảng 1.2.
- Có những cách nào để biết ai thực hiện công nhanh hơn?
- Tính công suất của mỗi công nhân trong bảng 1.2.
- Cần cẩu trong hình 1.3a tác dụng lực kéo 25000N để kéo thùng hàng lên cao 12m trong 1 phút. Tính công và công suất của lực kéo đó.
- Nếu một đầu xe lửa có công suất 12 000 kW thì công suất này bằng bao nhiều mã lực?
- Kilôoát giờ là đơn vị đo của công. Một kilôoát giờ là công của một thiết bị có công suất một kilôoát hoạt động trong một giờ. Giải thích vì sao 1 kWh = 3600 000 J?
- Để nâng các kiện hàng trong bảng 1.2, một xe nâng (hình 1.5) gồm động cơ nâng có công suất 2000W hoạt động trong 120s. Xe này đã thực hiện công gấp bao nhiêu lần công của người công nhân 2?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC
BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Công được xác định bởi biểu thức
A. A = Ps.
B. A = Fs.
C. A = Fh.
D. A = Ph.
Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị đo công của lực là gì?
A. Oát (W).
B. Mét trên giây bình phương (m/s2).
C. Niutơn (N).
D. Jun (J).
Câu 3: Công suất là đại lượng đặc trưng cho
A. tốc độ thực hiện công.
B. khả năng sinh công.
C. khả năng tác dụng lực lên vật.
D. phần năng lượng chuyển từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo công suất?
A. Jun (J).
B. Oát (W).
C. Mã lực (HP).
D. BTU/h.
Câu 5: Nhân viên y tế đẩy xe bằng cáng bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực. Ta nói, lực đẩy xe đã
A. thực hiện công.
B. không sinh công.
C. làm thay đổi công suất.
D. thay đổi hướng của xe.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo công?
A. Kilôoát giờ (kWh).
B. BTU.
C. Calo (cal).
D. Mã lực (HP).
Câu 7: Công suất được xác định bởi biểu thức nào?
A. P=At.
B. P=At.
C. P=tA.
D. P=At2.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nếu một ô tô có công suất 276 kW thì công suất này bằng bao nhiêu mã lực?
A. 2760 HP.
B. 370 HP.
C. 76,6 HP.
D. 293 HP.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không sinh công?
A. Lực để kéo thùng hàng đi lên của cần cẩu.
B. Lực xách túi của một người đang đi trên đường.
C. Y tá đẩy cáng xe ra đón bệnh nhân.
D. Công nhân nâng kiện hàng lên cao.
Câu 3: Một xe nâng có công suất 4000 W hoạt động trong 160 s. Xe này đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
A. 25 J.
B. 64 000 J.
C. 250 J.
D. 64 J.
Câu 4: Thả một quả bóng có khối lượng 1 kg từ độ cao 1,75 m xuống đất. Công của trọng lực khi quả bóng chạm đất là
A. 1,75 J.
B. 17,5 J.
C. 10 J.
D. 100 J.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Công suất được xác định bằng
A. tích của công và thời gian thực hiện công.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.
D. giá trị công thực hiện được.
Câu 2. Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng
A. cal. B. W. C. J. D. W/s.
Câu 3. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi:
A. Cơ năng không đổi. B. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
C. Thế năng tăng . D. Động năng giảm.
Câu 4. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 5. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 6. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 7. Hiện tượng tán sắc xảy ra là do
A. chiết xuất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau
B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau
C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau
D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn
Câu 8. Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng:
A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.
B. Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hãylấy ví dụ về các trường hợp sau: vật có thế năng; vật có động năng; vật vừa có thế năng, vừa có động năng.
b) Một vật có khối lượng 1 kg đang ở cách mặt đất một khoảng h1=20 m. Ở chân đường thẳng đứng đi qua vật có một cái hố sâu h2=5 m. Tính thế năng của vật khi chọn gốc thế năng là đáy hố.
Câu 3. (2,0 điểm) Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n=43. Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.
Câu 4. (1,0 điểm) Quan sát bông hoa hướng dương, giải thích tại sao chúng ta nhìn thấy cánh hoa màu vàng, lá hoa màu xanh và phần nhụy có màu nâu.
------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint khoa học tự nhiên 9 cánh diều, soạn khtn vật lí 9 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS