Kênh giáo viên » Công dân 9 » Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều

Giáo dục công dân 9 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Công dân 9 Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

BÀI 2: KHOAN DUNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.

  • Nhận biết được giá trị của khoan dung.

  • Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

  • Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân với những người xung quanh trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được biểu hiện của khoan dung, giá trị của khoan dung.

3. Phẩm chất:

  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm

  • Khoan dung, hòa đồng và yêu thương mọi người xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lòng khoan dung, thiếu khoan dung,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.10: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung:

+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

+ Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

+ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

+ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.

+ Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.

+ Mía có đốt sâu đốt lành.

+ Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

+ Một sự nhịn là chín sự lành

+ ...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Khoan dung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung trong cuộc sống.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.10-11 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

-------------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH

1. HOÀ BÌNH VÀ CÁC BIỂU HIỆN CỦA HOÀ BÌNH

 - Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình.

- Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hoà bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.

2. BẢO VỆ HOÀ BÌNH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ HOÀ BÌNH

- Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Hãy kể thêm những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết?

3. XUNG ĐỘT SẮC TỘC VÀ CHIẾN TRANH PHI NGHĨA

- Từ thực tiễn cuộc sống, em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của mình về những sự kiện đó.

- Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?

4. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.

B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình.

C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.

D. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình.

Câu 2Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.

A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hòa bình.

B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện.

C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.

D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...

Câu 3: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.

Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, K lên tiếng phản đổi việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm công dân 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

(20 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Khách quan đề cập đến:

A. Sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.

B. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị. 

C. Những tố chất, trình độ phát triển năng lực của một chủ thể nhất định.

D. Sự tồn tại bên trong phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.

Câu 2: Công bằng là gì?

A. Hành động không tuân theo quy tắc chung.

B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí. 

C. Hành vi mang đến sự tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh. 

D. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị. 

Câu 3: Biểu hiện của sự khách quan là:

A. Tích cực trong học tập, công việc. Đưa ra đề xuất, ý tưởng, chia sẻ ý kiến ​​của bản thân và giúp đỡ mọi người xung quanh. 

B. Nhìn nhận và xử lý tất cả mọi vấn đề dựa trên “cái tôi” của mình, không quan tâm đến những ý kiến khác.

C. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

D. Nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi của sự vật.

Câu 4: Vai trò của khách quan là gì?

A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.

B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.

C. Nâng cao quyền lực của mỗi cá nhân.

D. Thể hiện ý chí của tập thể, của số đông.

Câu 5: Công bằng được biểu hiện ở việc:

A. Hành động, đối xử trái với quy tắc chung. 

B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí. 

C. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử. 

D. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

Câu 6: Công bằng có vai trò quan trọng như thế nào?

A. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.

B. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng. 

C. Xây dựng và duy trì xã hội thực tế. 

D. Xây dựng và duy trì xã hội hiện đại.

Câu 7: Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần làm gì?

A. Thể hiện thái độ không đồng tình và phê phán những biểu hiện thiếu khách quan và công bằng trong cuộc sống hằng ngày.

B. Thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.

C. Chủ động quan sát và đánh giá mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

D. Chủ động dự đoán những điều có thể xảy ra để tìm cách hạn chế và giải quyết triệt để vấn đề phát sinh trong đời sống. 

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Kết hợp khách quan và công bằng sẽ đem đến cho mọi người điều gì?

A. Sự thật về mọi vấn đề của đời sống xã hội. 

B. Cái nhìn tổng quan và chân thực về thế giới xung quanh.

C. Ổn định xã hội.

D. Đưa ra những quyết định tương đối chính xác, đúng đắn.

Câu 2: Thiếu khách quan và công bằng có thể đem lại hệ quả gì?

A. Gây ra tổn thất nặng nề, làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

B. Không nắm rõ được bản chất của vấn đề, sự việc.

C. Gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế đối với những người bị ảnh hưởng. 

D. Làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khách quan?

A. Là sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.

B. Được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

C. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống. 

D. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh. 

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?

A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt, đối xử. 

B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.

D. Để thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Trong cuộc sống, khách quan và công bằng là……….(1)………, cần được trau dồi và phát huy. Đó là những……….(2)………, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi sự bất công, thiên vị, hướng đến cuộc sống ngày càng ……….(3)………”.

A. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại. 

B. (1). cách ứng xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.

C. (1). những hành động đúng lẽ phải; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại. 

D. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại,… Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”. 

A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.

B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.

C. Sự khách là yếu tố quyết định thành công đối với người làm báo.

D. Lời khuyên răn các nhà báo không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ.

Câu 3: Đọc câu chuyện dưới đây và cho biết: Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ?

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

     Hoàng thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

     Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, những người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ được kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị danh nhân Việt Nam, 

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

A. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ của dòng họ bà và nói rõ quan điểm với vua Tự Đức: Không có công lao thì không được ban chức tước, phạm pháp thì sẽ bị nghiêm trị.

B. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích cho những người trong dòng họ bà.

C. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ và đề nghị vua Tự Đức nghiêm trị những người nài nỉ, xin chiếu cố trong dòng họ bà.

D. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích và giúp đỡ giúp lương tiền cho những người trong dòng họ bà chăm lo học tập để tiến thân về sau. 

Câu 4: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Anh M tình cờ gặp lại anh N sau 10 năm tốt nghiệp đại học. Anh M hăng say kể cho bạn nghe về những công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh M quay sang hỏi anh N: “Bạn có nhớ bạn K hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”.

Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật M?

A. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì thành công được tạo nên không chỉ từ kiến thức học được trên ghế nhà trường, mà còn từ trải nghiệm cuộc sống, cơ hội, may mắn,…

B. M suy nghĩ đúng. K nghịch nhất lớp thì khó đạt được thành công.

C. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì M không phải bạn thân của K.

D. M suy nghĩ đúng. Vì những người ngịch như K sẽ không được xã hội tôn trọng, khó có được việc làm phù hợp.

------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

          

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là lí tưởng sống của ai?

  1. Bộ đội cụ Hồ.

  2. Người lớn tuổi.

  3. Thanh niên Việt Nam.

  4. Học sinh các cấp.

Câu 2 (0,25 điểm). Người khoan dung là người như thế nào?

  1. Luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác

  2. Không chịu tha thứ cho lỗi lầm của người khác

  3. Sai nhưng không chịu sửa 

  4. Không lắng nghe người khác vì tính bảo thủ của mình.

Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên?

  1. Đua đòi theo các trào lưu trên mạng xã hội.

  2. Thờ ơ trong học tập, không ham học hỏi.

  3. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
  4. Không biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

Câu 4 (0,25 điểm). Theo em, hoạt động cộng đồng là gì?

  1. Là những hoạt động vui chơi, giải trí đông người.

  2. Là những hoạt động được tổ chức bởi cá nhân, tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

  3. Là những hoạt động học tập, thi cử của các nhóm trong lớp.

  4. Là những tổ chức phi quốc gia, đường lối tội phạm xuyên biên giới.

Câu 5 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên?

  1. Chống phá đường lối, chủ trương của Đảng.

  2. Phấn đấu vì lí tưởng sống cao đẹp.

  3. Tích cực học tập, rèn luyện bản thân.

  4. Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

Câu 6 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến điều gì?

  1. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.

  2. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

  3. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.

  4. của cải để xây dựng đường sá quê hương.

Câu 7 (0,25 điểm). Đâu là ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

  1. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

  2. Chia rẽ bè phái, các nhóm cộng đồng khác nhau.

  3. Trì hoãn sự phát triển kinh tế đất nước.

  4. Tốn thời gian vào những hoạt động vô ý nghĩa.

Câu 8 (0,25 điểm). Đối lập với khoan dung là?

  1. Chia sẻ.

  2. Hẹp hòi, ích kỉ.

  3. Trung thành.

  4. Tự trọng.

Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?

  1. Góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

  2. Gò bó, ép buộc bản thân theo kế hoạch đã có sẵn.

  3. Giúp xã hội ngày càng phát triển.

  4. Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 10 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

  1. Dễ làm, khó bỏ.

  2. Phận ai người ấy lo.

  3. Thắng không kiêu, bại không nản.

  4. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?

  1. Hay chê bai người khác.

  2. Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.

  3. Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.

  4. Góp ý giúp bạn sửa sai.

Câu 12 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

  1. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

  2. Hợp tác với mọi người xung quanh.

  3. Mọi người yêu quý.

  4. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 13 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?

  1. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

  2. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.

  3. Học tủ, học gạo.

  4. Học đến đâu sào luôn đến ấy.

Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

  1. Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.

  2. Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.

  3. Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

  4. Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.

Câu 15 (0,25 điểm). Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không phải là tham gia hoạt động cộng đồng?

  1. Học sinh cùng các thanh niên tình nguyện địa phương dọn rác xung quanh sông.

  2. Huyện N tổ chức hiến máu tình nguyện cho người dân.

  3. Đoàn sinh viên trường H tổ chức chuyến đi trao quà cho trẻ em vùng cao.

  4. Rủ rê các bạn đi vặt lá ở chùa để mang may mắn về nhà.

Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giữa các địa phương ở Việt Nam?

  1. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.

  2. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.

  3. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.

  4. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.

Câu 17 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?

  1. Lòng biết ơn.

  2. Lòng trung thành.

  3. Tinh thần đoàn kết.

  4. Lòng khoan dung.

Câu 18 (0,25 điểm). Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. Việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

  1. Noi theo.

  2. Nhân nghĩa.

  3. Hòa nhập.

  4. Tự giác.

Câu 19 (0,25 điểm). Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?

  1. Hoạt động bảo vệ môi trường.

  2. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.

  3. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.

  4. Hoạt động mùa hè xanh.

Câu 20 (0,25 điểm). Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng?

  1. Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.

  2. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.

  3. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.

  4. Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước.

Câu 21 (0,25 điểm). Lan và Hoa chơi thân với nhau. Trong một lần tình cờ ở nhà vệ sinh, Lan nghe được Hoa đang nói xấu mình với một bạn khác cùng lớp. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

  2. Nói với cô giáo để cô xử lí.

  3. Không chơi với Hoa nữa vì Hoa chơi xấu mình.

  4. Hẹn gặp Hoa và nói về chuyện mình đã nghe được, mong Hoa sẽ không tái phạm để giữ gìn tình bạn lâu dài hơn.

Câu 22 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

  1. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.

  2. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

  3. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.

  4. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

Câu 23 (0,25 điểm). Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  1. Ông B là người khoan dung.

  2. Ông B là người khiêm tốn.

  3. Ông B là người hẹp hòi

  4. Ông B là người kỹ tính.

Câu 24 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

  1. Xây dựng nhà nước XHCN.

  2. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

  3. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

  4. Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, khoan dung là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.

b. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần làm gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

------Còn tiếp-----------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 9 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công dân 9 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công dân 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint giáo dục công dân 9 cánh diều, soạn Công dân 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay