Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 9 cánh diều
Âm nhạc 9 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 9 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI MƯỜI LĂM
BÀI 1:
- HÁT: BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN
- LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG;
CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
Thường thức âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn.
Lý thuyết âm nhạc: nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Thể hiện âm nhạc: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn; nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc bài hát Tuổi mười lăm.
3. Phẩm chất
Bồi đắp ước mơ, hoài bão đẹp của lứa tuổi 15.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Cánh diều
Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác (nếu có), nhạc cụ gõ, file âm thanh bài hát Tuổi mười lăm, hình ảnh nhạc sĩ Trương Quang Lục, nhạc cụ thể hiện tiết tấu; file âm thanh/video một số thể loại nhạc đàn.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Âm nhạc 9 – Cánh diều.
Nhạc cụ tiết tấu.
Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi:
- Kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò.
- Nhạc không lời là gì?
c. Sản phẩm:
- Một số bài hát có chủ đề về tuổi học trò.
- Một số hiểu biết, thông tin về nhạc không lời.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
+ Nhóm chẵn: Kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò.
+ Nhóm lẻ: Nhạc không lời là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện hai nhóm chẵn, lẻ lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Một số bài hát có chủ đề về tuổi học trò: Mong ước kỉ niệm xưa, Tuổi học trò, Tạm biệt nhé, Tuổi mười lăm, Cho bạn cho tôi, Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi,…
(Với mỗi bài hát, GV mời cho HS hát 1 – 2 câu hát).
+ Nhạc không lời là thể loại âm nhạc được tạo nên bởi các nhạc cụ mà không có giọng hát của ca sĩ. Nhạc không lời là khái niệm đối lập của thanh nhạc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có rất nhiều bài hát viết về tuổi học trò với những ca từ, hình ảnh, giai điệu thật đẹp, trong sáng và vui tươi. Bài hát Tuổi mười lăm (nhạc và lời Trương Quang Lục) là một trong số đó. Vậy bài hát có giai điệu như thế nào, bài hát có nội dung và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và học hát trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 1: Hát – Tuổi mười lăm; Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn; Lý thuyết âm nhạc – Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát – Tuổi mười lăm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và học bài hát Tuổi mười lăm theo các nội dung:
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm.
- Tìm hiểu cấu trúc của bài hát.
- Tập hát từng câu, ghép nối các câu hát.
- Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Tuổi mười lăm đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca; gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm. - GV trình chiếu hình ảnh, video về nhạc sĩ Trương Quang Lục kết hợp giới thiệu tên tác giả, tên bài hát và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm. Nhạc sĩ Trương Quang Lục https://www.youtube.com/watch?v=2TMF2Np0FIg - GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát. * Nghe hát mẫu - GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Tuổi mười lăm (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo). https://www.youtube.com/watch?v=q12lOaQWesY - GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Tuổi mười lăm. * Khởi động giọng - GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình). * Giới thiệu cấu trúc bài hát - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc Tuổi mười lăm. - GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát. * Tập hát từng câu - GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu hát. https://www.youtube.com/watch?v=ubJfn_1Ofvw - GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có tiết tấu giống nhau,… * Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm - GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn. https://www.youtube.com/watch?v=ubJfn_1Ofvw - GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm. - GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm. * Hát đầy đủ cả bài - GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm. - GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. - GV lưu ý HS: hát bài hát nhẹ nhàng, êm ả, đầy cảm xúc nhưng vẫn vui tươi và giữ được sự hồn nhiên trong sáng. * Luyện tập, biểu diễn GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát. - HS khởi động giọng. - HS hát từng câu, ghép nối các câu hát; hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn cùng nhạc đệm; hát hoàn thiện cả bài cùng nhạc đệm. - HS luyện tập, biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm theo hướng dẫn của GV. - HS biểu diễn theo tổ, nhóm, cá nhân trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có). - GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát. - GV kết luận: Bài hát Tuổi mười lăm thể hiện sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi 15 – lứa tuổi trăng tròn với biết bao hoài bão, ước mơ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Hát – Tuổi mười lăm * Tác giả - Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25/2/1933. - Quê quán: tại Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. - Quá trình công tác: + Trong kháng chiến chống Pháp: ông là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V. + Sau năm 1954: ông về làm kĩ sư hoá chất và tiếp tục viết nhạc. + Sau năm 1975: ông vào Nam, công tác tại báo Sài Gòn Giải Phóng. + Ngoài sáng tác ca khúc, ông tham gia viết nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng..., tác giả các công trình nghiên cứu, lý luận. - Giải thưởng: + Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (đợt II năm 2007), Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy chương Vì thế hệ trẻ. + Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX, Trương Quang Lục có hai bài được chọn là Màu mực tím, Trái đất này của chúng mình. - Tác phẩm tiêu biểu: sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có hơn 300 ca khúc thiếu nhi, như: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh xinh, Trái đất này là của chúng mình (thơ Định Hải), Kéo cưa lừa xẻ, Một nhà bên nhau (đồng dao), Gánh gánh gồng gồng (đồng dao), Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Chỉ có một trên đời,….. * Bài hát Tuổi mười lăm - Nội dung bài hát: với giai điệu vui tươi, trong sáng, lời ca trong trẻo, dạt dạo cảm xúc, bài hát thể hiện sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi 15 – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão. - Cấu trúc bài hát: Bài hát có hình thức 2 đoạn: + Đoạn 1: 10 nhịp (từ đầu đến “mẹ hát ầu ơ”. + Nét nhạc nối tiếp: 2 nhạc. + Đoạn 2: 11 nhịp (từ “Ôi đẹp lắm” đến hết bài). * Học bài hát Tuổi mười lăm - Nhịp của bài hát: 4/4. - Giọng: Fa trưởng. - Bản nhạc có các ký hiệu: dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu hoá cố định. - Các câu có tiết tấu giống nhau: câu 1 và câu 2. - Những ca từ được hát luyến: bước, mới, ước, có bao. * Luyện tập biểu diễn bài hát Tuổi mười lăm Hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 9 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hát và vận động theo nhịp điệu bài hát Quê hương thanh bình
BÀI 4 – TIẾT 2:
THỂ HIỆN MẪU TIẾT TẤU; ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH
ÔN TẬP BÀI HÒA TẤU SỐ 2
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:
THỂ HIỆN MẪU TIẾT TẤU BẰNG MỘT CÂY BÚT
01
THỂ HIỆN MẪU TIẾT TẤU;
ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH
1. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
2. Ứng dụng đệm cho bài hát Quê hương thanh bình
Ứng dụng đệm cho bài hát Quê hương thanh bình
Minh họa gõ đệm cho bài hát Quê hương thanh bình
LUYỆN TẬP
Nhóm 1:
Vừa hát vừa gõ đệm
Nhóm 2:
Gõ đệm kết hợp vận động
BIỂU DIỄN
02
ÔN TẬP BÀI HÒA TẤU SỐ 2
Bè đệm hợp âm
Chơi lần lượt từng bè
Bè kèn phím
Bè nhạc cụ gõ
Bè kèn phím
Bè nhạc cụ gõ
Ghép các bè nhạc cụ
03
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:
THỂ HIỆN MẪU TIẾT TẤU BẰNG MỘT CÂY BÚT
Sử dụng một cây bút để thể hiện mẫu tiết tấu SGK tr.16 và ứng dụng đệm cho bài hát Quê hương thanh bình.
Minh họa ứng dụng đệm cho bài Quê hương thanh bình bằng cây bút
Âm nhạc dân gian là giai điệu nguyên thuỷ của con người và là tấm gương phản chiếu âm nhạc của thế giới.
(Friedrich Nietzsche)
----------------------
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 9 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1:
- HÁT: BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN
- LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG;
CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG
(34 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Bài hát Tuổi mười lăm do ai sáng tác?
A. Trương Quang Lục. | B. Hàn Ngọc Bích. | C. Phạm Tuyên. | D. Phong Nhã. |
Câu 2: Tuổi mười lăm là bài hát có giai điệu:
A. Nhẹ nhàng, sâu lắng. | B. Du dương, tha thiết. |
B. Nhanh, dồn dập. | D. Tươi vui, trong sáng, rộn ràng. |
Câu 3: Bài hát Tuổi mười lăm có nội dung gì?
A. Niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của tuổi thiếu niên với những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
B. Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi mười lăm – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão.
C. Hình ảnh chiếc áo dài trắng - cô nữ sinh dịu dàng, tươi vui, trong tay với tập vở đến trường.
D. Thông điệp về hòa bình, tình yêu thương con người và ước vọng của toàn nhân loại tới một cuộc sống tươi đẹp, bình yên cho hôm nay và muôn đời sau.
Câu 4: Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu?
A. Quảng Bình. | B. An Giang. | C. Quảng Ngãi. | D. Nghệ An. |
Câu 5: Câu đầu tiên của bài hát Tuổi mười lăm là:
A. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.
B. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
C. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
D. Em bước vào tuổi mười lăm, bao mới lạ đến dần theo tháng năm.
Câu 6: Tuổi mười lăm được viết ở nhịp nào?
A. 6/8. | B. 3/4. | C. 4/4. | D. 2/4. |
Câu 7: Câu hát kết thúc bài Tuổi mười lăm là:
A. Bao ước vọng và mộng mơ, nhẹ nhàng như vần điệu những dòng thơ, dịu dàng như lời mẹ hát ầu ơ.
B. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
C. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
D. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.
Câu 8: Bài hát Tuổi mười lăm được viết ở giọng:
A. Fa trưởng. | B. Rê thứ. | C. Đô trưởng. | D. Rê thứ. |
Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Tuổi mười lăm là:
A. Dấu luyến, dấu lặng.
B. Dấu hoá cố định.
C. Dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu hoá cố định.
D. Dấu lặng, dấu hoá cố định.
Câu 10: Nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có hơn 300 ca khúc viết về:
A. Thiếu nhi. | B. Bộ đội cụ Hồ. | C. Người mẹ. | D. Trẻ em vùng cao. |
Câu 11: Đoạn 1 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?
A. 8. | B. 9. | C. 10. | D. 11. |
Câu 12: Đoạn 2 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?
A. 11. | B. 10. | C. 9. | D. 8. |
Câu 13: Ca từ được hát luyến trong bài Tuổi mười lăm là:
A. Đẹp, lắm, trăng rằm. | B. Mở rộng, có bao giờ. |
B. Ước vọng, hồng tươi. | D. Bước, mới, ước, có, bao. |
Câu 14: Bài ca không lời là:
A. Những tác phẩm độc lập, mỗi khúc luyện tập (Étude) nhằm giải quyết một yêu câu nào đó về kĩ thuật cho người học nhạc cụ.
B. Những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello.
C. Thể loại âm nhạc gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.
D. Tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.
Câu 15: Van-xơ có đặc điểm gì?
A. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.
B. Thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi.
C. Mang tính chất sư phạm, cũng có thể là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hòa nhạc.
D. Thể hiện trạng thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người.
------Còn tiếp-----------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ âm nhạc 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 9 cánh diều, soạn âm nhạc 9 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS