Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng

Bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng
Giáo án điện tử bài 29 : Mặt trời, trái đất, mặt trăng

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!

Khởi động

  • Em thường nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng khi nào?
  • Nêu những hiểu biết của em về Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • Vì sao ban ngày trời sáng và ban đêm trời lại tối?
  • Mặt trời vào ban ngày, mặt trăng vào ban đêm.
  • Mặt trời màu vàng tỏa ra áng sáng ấm áp cho muôn loài, cung cấp ánh sáng cho nhân loại.
  • Mặt trăng có thể tròn hoặc khuyết tùy vào thời gian trong tháng.

Bài 29 MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Vị trí của Mặt Trời và Trái Đất

Quan sát hình 1 trong SGK:

  • Chỉ vị trí của Mặt Trời và Trái Đất.
  • Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?
  • Từ Mặt Tời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
  • Hệ mặt trời gồm 8 hành tinh:

Thủy tinh, kim tinh, trái đất, hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải vương tinh.

  • Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

HĐ 2: Chiều chuyển động của Trái Đất

Quan sát hình 2 và 3, trả lời các câu hỏi:

  • Chỉ chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
  • Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều nào?

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo hướng từ tây sang đông (nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ). Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời cũng theo hướng từ tây sang đông.

HĐ 3: Xác định chiều chuyển động của Mặt Trăng

Quan sát hình 4 và thực hiện yêu cầu: Chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

Mặt Trăng luôn hướng một mặt về phía Trái Đất.

Đọc mục “Em có biết”

Trả lời câu hỏi

Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất như thế nào?

  • Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo hướng từ trái qua phải theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ trên (cực Bắc) xuống.
  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Thực hành mặt trăng quay quanh trái đất

Hướng dẫn:

  • 2 bạn trong lớp đứng lên làm mẫu theo hướng dẫn.
  • 1 bạn đóng vai làm Mặt Trăng, bạn còn lại là Trái Đất.
  • Trái Đất đứng yên tại chỗ, Mặt Trăng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ quanh Trái Đất.

Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Hướng dẫn:

  • 2 bạn trong lớp đứng lên làm mẫu theo hướng dẫn.
  • 1 bạn đóng vai làm Mặt Trời, bạn còn lại là Trái Đất.
  • Mặt Trời đứng yên tại chỗ, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ trái qua phải.

Đọc nội dung của ông Mặt Trời

Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3. Trái Đất chuyển động quanh mình nó, đồng thời chuyển động quanh Mặt Trời. Măt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

Trái đất chuyển động quanh mình nó và quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông. Nếu nhìn từ cực bắc xuống. Trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại nội dung bài học ngày hôm nay

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho tiết học sau

TIẾT 2

HĐ 1:Giải thích hiện tượng tự nhiên

Quan sát hình 7 trong SGK và thực hiện yêu cầu

  • Chỉ và nhận xét phần sáng và phần tối của Trái Đất trên hình.
  • Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Trái Đất chia làm hai nửa: nửa trực tiếp nhận ánh sáng sẽ sáng, nửa không được nhận ánh sáng sẽ tối.

Có hiện tượng như vậy là do Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất.

HĐ 2: Giải thích hiện tượng ngày và đêm

Vì sao cả hai nửa cầu không được Mặt Trời chiếu sáng cùng lúc?

Vì Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời luôn chiếu sáng được một nửa Trái Đất

Hiện tượng ngày và đêm là gì?

Khoảng thời gian được chiếu sáng là ban ngày, khoảng thời gian trong bóng tối là ban đêm.

HĐ 3: Hiện tượng ngày đêm luân phiên

Nhờ đâu mà mọi địa điểm trên Trái Đất dều lần lượt trải qua ngày và đêm?

Do Trái Đất tự vận động  quay quanh trục nên hiện tượng ngày và đêm cứ thế lần lượt xoay vòng.

Đọc mục “Em có biết”

Thực hành với quả địa cầu

  • Quay đúng chiều quay của Trái Đất.
  • Tìm vị trí của Việt Nam.
  • Xác định vị trí ngày và đêm khi thực hiện quay quả địa cầu.

Trả lời các câu hỏi dưới đây

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay?
  • Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu không có ngày hoặc không có đêm?

Nếu trái đất ngừng quay:

  • Sẽ có 1 nửa trái đất luôn là ban ngày và sẽ là nửa cầu nóng bức hơn.
  • Nửa cầu còn lại sẽ luôn là ban đêm với nhiệt độ lạnh lẽo do không được Mặt Trời chiếu sáng.

Nếu trên trái đất chỉ có buổi tối:

  • Con người sẽ bị thiếu ánh sáng để làm mọi việc. Sinh vật cây cối sẽ không thể phát triển.
  • TỔNG KẾT

Đọc nội dung của ông Mặt Trời

Do Trái đát có dạng hình cầu nên Mặt Trời không thể cùng một lúc chiếu sáng mọi nơi trên Trái Đất. Phần được chiếu sáng là ngày và phần không được chiếu sáng là đêm.

Trái Đất luôn quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

+ Em có thể giải thích vì sao lại như vậy?

+ Em có thể nêu thêm ví dụ khác về sự lệch giờ của nước ta và nước khác?

Tranh vẽ Minh và em gái đang ngồi nói chuyện.

Hai anh em đang nói chuyện về việc chênh lệch múi giờ ở các quốc gia khác nhau

ĐÁNH GIÁ

Điền vào chỗ trống tên của các hành tinh cho phù hợp

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại nội dung bài học ngày hôm nay

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho tiết học sau

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay