Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Đạo đức 4 chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
BÀI 10: EM QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vai trò của tiền.
- Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.
- Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,….phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc sử dụng tiền một cách hiệu quả.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhắc nhở bạn thân, bạn bè bảo quản và tiết kiệm tiền.
Năng lực riêng:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được vai trò của tiền; biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức sử dụng tiền một cách hợp lí.
- Chăm chỉ: bảo quản và tiết kiệm tiền, nhắc nhở bạn bè chi tiêu một cách hợp lí.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
- Giấy A4, sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy khổ A1 hoặc A0.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bút viết, bảng con, phấn/bút viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo cảm hứng học tập cho HS. - Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối với bài học “Em quý trọng đồng tiền”. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi chợ: Em hãy bốc thăm chọn số tiền cụ thể trong hộp và nêu tên một món đồ em muốn mua. + GV chuẩn bị một số đồ vật: bút, sách vở, bình nước, bánh kẹo,...ghi sẵn giá tiền trên đồ vật và dán một lớp giấy che tiền lại; một chiếc hộp để các lá thăm ghi các mệnh giá tiền khác nhau, tương ứng với các giá tiền của đồ vật đã chuẩn bị. + GV mời 1 HS đóng vai người bán hàng và 1 HS đóng vai người đi mua hàng.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi trên, theo em, tiền được dùng để làm gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bảo quản và tiết kiệm được tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay – Bài 1: Em quý trọng đồng tiền. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết vai trò của tiền. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của tiền. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành 6 nhóm. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình – đoán ý. - GV phổ biến luật chơi cho các nhóm: Trong thời gian 4 phút, các nhóm quan sát hình 1 – 4 SGK tr.50 và trả lời câu hỏi: Cho biết vai trò của tiền. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. - GV mở rộng kiến thức: Theo em, tiền còn có những vai trò nào khác nữa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung: Vai trò của tiền:
Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tầm quan trọng của đồng tiền. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu chuyện Quý trọng đồng tiền SHS tr.50, 51. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Người con đã làm gì trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất? + Theo em, vì sao phải quý trọng đồng tiền? - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận, đánh giá và chốt đáp án: Hành động của người con trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất: + Lần thứ 1: bình thản, không nói gì, lẳng lặng đi ra. + Lần thứ 2: lo lắng, vội vàng đi tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng. - GV nêu kết luận: Đồng tiền làm ra nhờ sự lao động chăm chỉ, vất vả nên chúng ta cần phải quý trọng đồng tiền. Hoạt động 3: Quan sát tranh, cho biết cách bảo quản và tiết kiệm tiền a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cách bảo quản và tiết kiệm tiền. b. Cách tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 2 đội lớn. - GV giao nhiệm vụ cho 2 đội: + Đội 1: Quan sát tranh 1, 2 SHS tr.51, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền? + Đội 2: Quan sát tranh 3, 4, SHS tr.52, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền? - GV mời đại diện 2 đội trả lời. Các đội lắng nghe, nhận xét câu trả lời của đội bạn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một số hành động tiết kiệm vào bảo quản là: nhờ người lớn giữ giúp, nuôi heo đất, tận dụng những đồ dùng đã cũ, tặng lại đồ dùng còn tốt cho bạn bè,... - GV tiếp tục yêu cầu HS các đội liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền. + GV hướng dẫn mỗi đội thi đua nhau nêu ý kiến và ghi ý kiến vào giấy A4. Thời gian thực hiện từ 5 – 7 phút. - GV mời đại diện các đội chia sẻ trước lớp một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, khen thưởng kết quả thi đua của mỗi đội và nêu một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền: liệt kê những đồ dùng cần mua theo đúng danh sách, xem giá trước các đồ dùng trước khi mua,... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét các ý kiến a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của bảo quản và tiết kiệm tiền. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các ý kiến từ 1 – 6 SHS tr.52 và thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét các ý kiến sau: - GV mời đại diện 3 – 4 cặp HS trình bày kết qủa thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực của HS và chốt đáp án: + Ý kiến 1: Không đồng tình. Tiết kiệm tiền giúp em không phải xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập đến; không bị phụ thuộc tuyệt đối vào người thân; thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch đặt ra. + Ý kiến 2: Không đồng tình. Dù là người nghèo hay người giàu cũng cần bảo quản và tiết kiệm tiền. Đó là của cải, thời gian, công sức lao động của mỗi người. Bảo quản và tiết kiệm tiện giúp mỗi người thực hiện được những kế hoạch cho gia đình và bản thân. + Ý kiến 3: Không đồng tình. Cần bảo quản và tiết kiệm tiền không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, người thân, bạn bè. Điều đó thể hiện trách nhiệm, sự trân trọng công sức lao động của em đối với mọi người. + Ý kiến 4: Không đồng tình. Cần phải bảo quản đồ dùng được cho, tặng. Điều đó thể hiện sự trân trọng công sức lao động, tình cảm với người tặng quà cho em. + Ý kiến 5: Đồng tình. Chúng ta có thể sử dụng tiền để giúp đỡ, mua những đồ dùng cần thiết cho những người có hoàn cảnh khó khăn. + Ý kiến 6: Đồng tình. Bảo quản tiền là quý trọng thành quả lao động. Thể hiện sự trân trọng công sức lao động của bản thân. - GV mở rộng kiến thức cho HS: + Bảo quản và tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện được mong muốn của mình. + Tạo thói quen tiết kiệm để chi tiêu một cách hợp lí. Hoạt động 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đồng tình với những hành vi bảo quản và tiết kiệm tiền; không đồng tình với những hành vi tiêu tiền một cách lãng phí. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm ( 4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tranh 1 – 5 SGK tr.52, 53 và thực hiện nhiệm vụ: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc vì sao em không đồng tình? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tranh 1: Vẽ trên tiền (không đồng tình). + Tranh 2: Đòi mua món đồ quá khả năng của bố mẹ (không đồng tình). + Tranh 3: Tận dụng giấy trắng để làm vở nháp (đồng tình). + Tranh 4: Lãng phí thức ăn (không đồng tình). + Tranh 5: Tiết kiệm tiền (đồng tình). + Tranh 6: Tiết kiệm nước (đồng tình). - GV kết luận: Các em cần nhắc nhở bản thân, người thân, bạn bè chi tiêu một cách hợp lí. Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí. b. Cách tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống + Nhóm 1: Tình huống 1 SHS tr.53. + Nhóm 2: Tình huống 2 SHS tr.53. + Nhóm 3: Tình huống 3 SHS tr.53. - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Tình huống 1: Cần tiết kiệm thức ăn. + Tình huống 2: Cần tiết kiệm giấy. + Tình huống 3: Trân trọng và bảo quản đồ dùng. Hoạt động 4: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí. b. Cách tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Nhóm 1: Đọc tình huống 1 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 1. + Nhóm 2: Đọc tình huống 2 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 2. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. - GV mời các nhóm nêu tình huống trước lớp, diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình. Nhóm còn lại quan sát, nhận xét nhóm bạn. - GV nhận xét, khen ngợi HS và nêu cách xử lí tình huống: + Tình huống 1: Để dành một hộp bút màu hoặc tặng cho một bạn khác đang cần bút màu. + Tình huống 2: Trân trọng và biết hài lòng với những món đồ chơi mình đang có. - GV nhấn mạnh lại nguyên tắc bảo quản và tiết kiệm tiền, nhắc nhở HS tuân thủ thường xuyên để trở thành thói quen. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền. a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền phù hợp với lứa tuổi. b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho HS: Rèn luyện việc thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng bảo quản, tiết kiệm tiền, tiết kiệm thức ăn; mua quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về việc thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền sau một vài tuần. - GV thường xuyên nhắc nhở HS thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền. - GV nhận xét và khen ngợi tinh thần quý trọng đồng tiền của HS. Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để bảo quản và tiết kiệm tiền một cách thường xuyên, liên tục. |
- HS chơi trò chơi Đi chợ.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm. - HS chơi trò chơi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc thầm câu chuyện.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia thành 2 đội. - 2 đội thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
- 2 đội trình bày kết quả thảo luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia thành các nhóm. - HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia thành các nhóm. - HS làm việc nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm. - HS làm việc nhóm.
- HS diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM
KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
1. Nêu các công việc và đóng góp của người lao động trong tranh
Kể thêm đóng góp của người lao động trong các công việc khác?
2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
- Qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên”, cô giáo đã làm gì sau khi Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ?
- Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động?
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1. Nhận xét các ý kiến sau:
a. Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
b. Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.
c. Chỉ cần biết ơn người lao động là người thân trong gia đình.
d. Cần biết ơn người lao động dù không trực tiếp sử dụng sản phẩm do họ làm ra.
Câu hỏi 2. Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây?
a. Trường mình sạch như vậy là nhờ có bác lao công đấy.
b. Người lao động chân tay hay trí óc đều đáng quý.
c. Mình muốn làm thiết kế thời trang. Mình thấy nghề đó không có ích.
d. Các chú cứu hỏa thật dũng cảm, em nhỉ?
Câu hỏi 3. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Chú của Bin làm kiểm lâm. Bin rất thích công việc của chú và chia sẻ điều này với Tin. Tin nói: "Kiểm lâm thì có gì đáng tự hào đâu!".
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2: Na và Cốm đang thảo luận về chủ đề "Người lao động quanh em". Na chia sẻ: "Chúng ta phải biết ơn người lao động trong xã hội". Cốm tiếp lời: "Làm như thế để được thầy cô và người lớn khen".
Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm điều gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐẠO ĐỨC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Đạo đức 4 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Người lao động là ai?
- Người làm công.
- Người làm thuê.
- Người thợ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?
- Bác sĩ.
- Trẻ em.
- Học sinh tiểu học.
- Học sinh cấp 2.
Câu 3: Ai là người tạo ra đồ ăn, thức uống?
- Bác sĩ.
- Kĩ sư.
- Người lao động.
- Giáo viên.
Câu 4: Người khám bệnh cho em là ai?
- Bác nông dân.
- Bác sĩ.
- Bác lao công.
- Bác thợ điện.
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ đạo đức 4 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Đạo đức 4 chân trời, soạn đạo đức 4 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học