Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC
…………………………..
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2
Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
Viết đơcj bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong VB.
Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT : VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ
MỤC TIÊU
Mức độ yêu cầu cần đạt
HS nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực riêng
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Nam quốc sơn hà
Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất
Tình yêu đất nước, tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nam quốc sơn hà.
Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Lý Thường Kiệt và tác phẩm Nam quốc sơn hà và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác gia Lý Thường Kiệt cũng như cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Qua sách sử cũng như internet em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
GV cho HS xem một video ngắn về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam quốc sơn hà.
https://www.youtube.com/watch?v=he2kv5vDXpc ( từ giây đầu tiên đến 1’16s)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem video và phát biểu cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét đánh giá
GV dẫn dắt vào bài: Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 tại quảng trường Ba Đình do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn được xem là một trong những bản tuyên ngôn độc lập mở ra một thời kì mới của dân tộc. Song ngược dòng lịch sử về trước, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam phải kể đến bài thơ thần Nam quốc Sơn hà do Thái úy Lý Thường Kiệt chắp bút. Đây được xem là một tuyên ngôn hùng hồn về độc lập chủ quyền của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về bài thơ Nam quốc sơn hà – Tiết 1- Bài 1 sau đây.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và đọc văn bản Nam quốc sơn hà
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và bài Nam quốc sơn hà.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Làm một bào thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Tiết... VIẾT
LÀM MỘT BÀI THƠ SÁU CHỮ HOẶC BẢY CHỮ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu các bước làm bài thơ sáu chữ và bảy chữ
- Đọc và phân tích bài viết tham khảo
III. Thực hành viết bài theo quy trình
- Tìm hiểu các bước làm bài thơ sáu chữ và bảy chữ
Bước 1: Trước khi viết
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Bước 3: Làm thơ
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Bước 1: Trước khi viết
Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách thể hiện cảm xúc về cuộc sống của các bài thơ
Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứ đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc.
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Chú ý đến sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.
Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Cảm cúc vui tươi khi được quây quần cùng người thân trong ngày Tết; niềm bâng khuâng xao xuyến khi hoa phượng rực đỏ sân trường….
Bước 3: Làm thơ
Chọn từ ngữ miêu tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm sự vật, hiện tượng.
Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như: nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, đối lập,…để tặng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.
Thay thế những từ ngữ đã có bằng từ ngữ khác (có nghĩa) mà vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình – tình, đông – hồng,…
Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Hình thức | Có các dòng thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. | ||
Có nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. | |||
Sử dụng được ít nhất một cách gieo vần. | |||
Sử dụng một số biện pháp tu từ. | |||
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện chính xác điều người viết muốn nói. | |||
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị. | |||
Có độ dài tối thiểu: bốn dòng thơ (mỗi dòng sáu chữ hoặc bảy chữ). | |||
Nội dung | Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy ngẫm nào đó về một sự vật hoặc hiện tượng trong cuộc sống |
- Đọc và phân tích bài viết tham khảo
Mặt Trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng, rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức trạn
(Trần Đăng Khoa)
Thể thơ: sáu chữ
Số tiếng: Mỗi dòng có sáu chữ
Nhịp thơ: 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3
Gieo vần: gieo vần cách
III. Thực hành viết bài theo quy trình
Làm một bài thơ sáu chữ và bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng trong cuộc sống?
Một số bài thơ tham khảo
Mẫu 1:
Một chút mùa xuân ngời trong nắng
Hẹn gót chân em ở cuối đường
Em có nghiêng nghiêng bờ vai xuống
Để thấy mùa xuân như tóc vương.
Một chút mùa xuân còn đứng đợi
Em có kịp về giữa phố xa
Nhớ nhé mùa xuân ngân tiếng gọi
Ngàn năm em vẫn cứ như là...
Em đến gọi hương nồng trong gió
Một chút mùa xuân rất tinh khôi
Nắng đến bên em rồi ở trọ
Mùa xuân hò hẹn giữa tim người.
Mẫu 2:
Hoa cúc đua nhau nở màu vàng,
Ánh nắng vừa dịu đi màu xanh.
Hoa hồng rực rỡ màu đỏ cháy
Năm tháng đã qua mùa xuân đến,
Cành lá hoa đâm chồi nảy lộc
Tận thế nhân gian không phai mờ .
Đóa hoa sen nở trên mặt nước,
Lầy lội cả cảnh sắc màu xuân.
Tết đến trăm hoa đua nhau nở,
Tình duyên khó dứt ánh môi hồng.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC
VĂN BẢN 1: NAM QUỐC SƠN HÀ
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà?
- Tương truyền là Lý Thường Kiệt.
- Trần Quang Khải.
- Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Du.
Câu 2: Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết theo thể thơ gì?
- Song thất lục bát.
- Thất ngôn bát cú.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Câu 3: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
- Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương.
- Cuộc đại phá quân Thanh.
Câu 4: Từ đế trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- Chỉ người đứng đầu đất nước.
- Chỉ vua, người đứng đầu đất nước, khẳng định sự ngang hàng vị thế với phương Bắc.
- Khẳng định nước Nam là của vua Nam cai trị.
- B, C đúng.
Câu 5: Bài thơ mang giọng điệu như thế nào?
- Dõng dạc, đanh thép.
- Nhẹ nhàng, tha thiết.
- Sâu lắng, tình cảm.
- Bi thiết, trầm buồn.
Câu 6: Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết bằng chữ gì?
- Chữ quốc ngữ.
- Chữ Nôm.
- Chữ Hán.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Thế nào là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
- Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
- Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
- Thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 8 chữ.
- Thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 8 chữ.
Câu 8: Một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có bố cục như thế nào?
- 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.
- 4 phần: đề, thực, luận, kết.
- 2 phần: 2 câu trước, 2 câu sau.
- A, C đúng.
Câu 9: Bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp theo nhịp nào?
- 4/3.
- 3/4.
- 2/2/3.
- 3/2/2.
Câu 10: Việc sử dụng từ thiên thư có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
- Là lời cảnh cáo đối với bọn giặc ngoại xâm sang xâm lược nước Nam sẽ phải nhận lấy thất bại thảm hại.
- Là niềm tự hào về tác giả về chủ quyền ranh giới của đất nước.
- A, B đúng.
- Khẳng định chủ quyền đất nước nước Nam là một chân lí hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
- Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Nội dung nào không xuất hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?
- Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt.
- Khẳng định ranh giới lãnh thổ.
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
------Còn tiếp-----------
- TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….….. Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. | Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Y Phương |
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ Nói với con.
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3 (1 điểm):
a. Tại sao ở phần đầu tác giả sử dụng từ yêu (Người đồng mình yêu lắm con ơi), nhưng sang đến phần sau tác giả lại sử dụng thương (Người đồng mình thương lắm con ơi)?
b. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày về một bài học em rút ra được từ bài thơ Nói với con – Y Phương.
B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “sống ảo” trên mạng xã hội hiện nay.
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 8 chân trời, soạn ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS