Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 11 kết nối tri thức
Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Sinh học 11 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 25. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
- Nêu được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
- So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
- Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hơp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để nhằm giải thích được cơ sở khoa học và đưa được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chình khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật; ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
- Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 10, máy tính, máy chiếu.
- Tranh, ảnh về hình thức sinh sản vô tính, các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật.
- Video minh họa về quy trình nhân giống vô tính ở thực vật, diễn biến của quá trình thụ tinh và các kiểu thụ phấn nhờ tác nhân sinh học và phi sinh học.
- Mẫu vật thật của các loài hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa thục phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, các loại hạt có hoặc không có nội nhũ hay các loại quả có số lượng hạt khác nhau.
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 kết nối tri thức
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS nêu lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
- Sản phẩm: Khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật.
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
Cây Tomato là cây được ghép từ ngọn cà chua với phần gốc cây khoai tây do Paul Hansond. Trung bình một vụ, mỗi cây cho 500 quả cà chua với chất lượng tương đương hoặc cao hơn cây cà chua thông thường, cùng với đó là hơn 2 kg khoai tây.
Ngoài ra ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại cây có thể ghép nhiều giống lại với nhau cho hiệu quả kinh tế cao. Em có nhìn thấy trong bức hình này có các loại quả nào trên cùng một cây không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS ôn lại kiến thức cũ.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án: Quả bưởi, phật thủ, cam
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Ghép là một trong các phương pháp sinh sản vô tính ở thực vật. Ngoài ra thực vật còn có các hình thức sinh sản vô tính, hữu tính nào? Sinh sản ở thực vật có khác gì so với động vật? Để hiểu rõ được vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 25. Sinh sản ở thực vật.”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
- Mục tiêu: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu hội dung của hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Trả lời câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm trang 162, đồng thời hoàn thành phiếu học tập phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi về hình thức sinh sản sinh dưỡng và nội dung còn thiếu của bảng trong phiếu học tập.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép: *GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm 1 & 2 đọc thông tin khổ 1, 2 trong sgk mục I, quan sát hình 25.1 và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử. + Nhóm 3 & 4 đọc thông tin khổ 3 trong sgk mục I, quan sát hình 25.2 và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử. *GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 3; nhóm 2 với nhóm 4 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau. - Các nhóm mảnh ghép thảo luận trả lời câu hỏi: “Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Điều này có lợi thế trong môi trường như thế nào?” - Đồng thời các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Sinh sản vô tính 1. Hình thức sinh sản vô tính - Đáp án câu hỏi 1 mục dừng lại và suy ngẫm sgk trang 162: Trong sinh sản sinh dưỡng, các cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ vì chúng có bộ gene giống cây mẹ. Điều này có lợi thế cho cây con phát triển trong môi trường ổn định và ít biến đổi. - Đáp án phiếu học tập:
- Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phân sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân ,rễ, lá… - Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn.
- Mục tiêu: Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
- Nội dung: HS hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính, trả lời câu 2,3 mục Dừng lại và suy ngẫm trang 162.
- Sản phẩm: Các khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính, đáp án cho câu hỏi 2, 3 mục dừng lại và suy ngẫm sgk trang 162.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính: + Nhóm 1: Phương pháp giâm cành. + Nhóm 2: Phương pháp chiết. + Nhóm 3: Phương pháp ghép. + Nhóm 4: Phương pháp in vitro (vi nhân giống).
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu 2, 3 mục Dừng lại và suy ngẫm sgk trang 162 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung đã được giao và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn a) Giâm cành - Khái niệm: là kĩ thuật nhân giống sử dụng các đoạn cành bánh tẻ và các kĩ thuật nông học để tạo cây hoàn chỉnh - Ưu điểm: tạo ra số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn. - Nhược điểm: cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi. b) Chiết cành - Khái niệm: là phương pháp nhân giống mà cây con tạo được bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ. - Ưu điểm: cho tỉ lệ sống cây con cao, cây thấp, lá gọn, sinh trưởng nhanh và khỏe nên thuận tiện cho chăm sóc. - Nhược điểm: hệ số nhân giống không cao, tuổi thọ của giống cây thấp. c) Ghép - Khái niệm: là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) cùng loài hoặc quan hệ gần gũi, giúp tổ hợp các đặc tính tốt của cành ghép/mắt ghép và gốc ghép và cùng một cây. - Ưu điểm: cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hệ rễ khỏe, sức chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh hay sâu bệnh. - Nhược điểm: bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, có thể lây bệnh từ cây mẹ sang cây con, cây nhanh già, chu kì khai thác ngắn, đòi hỏi tay nghề cao. d, Nhân giống in vitro ( vi nhân giống) - Khái niệm: là phương pháp được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật. - Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, ứng dụng nhiều loại cây khác nhau, tiến hành nhân giống quanh năm, giống cây sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.
- Đáp án câu 2,3 mục Dừng lại và suy ngẫm sgk trang 162: Câu 2:
Câu 3: Để bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng nên áp dụng biện pháp nhân giống in vitro. Một quy trình nhân giống cây hoàn chỉnh chỉ cần sử dụng mảnh mô của cây mẹ sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu cá thể trong quần thể tham gia duy trì nòi giống của loài thông qua sinh sản hữu tính. Bên cạch đó, có thể tạo ra một số lượng các cá thể trong thời gian ngắn. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
- Hô hấp là gì?
- Hô hấp tạo ra năng lượng nhằm mục đích gì?
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian nhằm mục đích gì?
II. Các con đường hô hấp ở thực vật
- Nêu khái niệm hô hấp ở thực vật và phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
- Con đường hô hấp hiếu khí và lên men gồm những giai đoạn nào? Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn là gì?
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
- Tại sao để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước?
- Nước, nhiệt độ, hàm lượng O2, CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật? Giải thích?
IV. Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn
Nêu những ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn trong cuộc sống?
V. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
- Sơ đồ hóa các ứng dụng thực tiễn của quá trình hô hấp ở thực vật. Vì sao điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản và góp phần nâng cao năng suất cây trồng?
- Hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Trong cơ thể sinh vật, nước chiếm khoảng bao nhiêu % sinh khối tươi?
A. 100%
B. 70% - 90%
C. 50%
D. 10%
Câu 2: Vai trò của nước đối với thực vật?
A. Thành phần cấu tạo tế bào; Tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phàn ứng sinh hóa; Điều hòa nhiệt độ cơ thể
B. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Điều hòa nhiệt độ cơ thể
C. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phàn ứng sinh hóa
D. Thành phần cấu tạo tế bào; Dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây; Là nguyên liệu, môi trường của phàn ứng sinh hóa; Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Câu 3: Đối với cơ thể sinh vật, số nguyên tố khoáng thiết yếu cần cho chúng là bao nhiêu?
A. 17
B. 50
C. 40
D. 27
Câu 4: Nếu những nguyên tố khoáng bị thiếu, thực vật sẽ?
A. Không làm sao hết
B. Chết ngay lập tức
C. Chúng sẽ tự bổ sung thêm
D. Không hoàn thành được chu kỳ sống
Câu 5: Ở thực vật nói chung, chúng có cơ quan nào thể thaaos thụ nước và chất khoáng?
A. Chỉ rễ
B. Tế bào lông hút hoặc toàn thân
C. Chỉ lá
D. Hoa và lá
Câu 6: Những mạch có trong cơ thể của thực vật là?
A. Mạch gỗ và mạch thân
B. Mạch gỗ và mạch dây
C. Mạch dây và mạch nước
D. Mạch nước và mạch khoáng
Câu 7: Đâu là cơ quan thoát hơi nước trên cơ thể thực vật?
A. Bề mặt lá và khí khổng
B. Bề mặt lá và thân
C. Rễ và lá
D. Thân và rễ
Câu 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật?
A. Ánh sáng, nước, khí lạnh và CO2
B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí
C. Ánh sáng, nhiệt độ và con người
D. Ánh sáng, không khí và áp suất nhiệt
Câu 9: Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật vào sản xuất nông nghiệp là?
A. Tưới nước cho cây theo giờ, bón nhiều phân
B. Chỉ cần bón thật nhiều phân hữu cơ
C. Sử dụng nước ít, vì cây tự sản sinh ra nước; bón phân nhiều
D. Tưới nước đều và hợp lý; Bón phân và canh tác đất hợp lý
Câu 10: Ở thực vật, hoạt động trao đổi nước diễn ra theo mấy giai đoạn?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 11: Nước được vận chuyển ở?
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Cành
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Sinh học 11 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?
- Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
- Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
- Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
- Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.
Câu 2: (NB) Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 3: (NB) Trong các sinh vật sau, sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Chim.
B. Mèo.
C. Con người.
D. Trùng roi xanh.
Câu 4 (TH): Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ các giai đoạn chuyển hóa sau đây
- (1) ATP, (2) Nhiệt
- (1) Nhiệt, (2) ATP
- (1) Ánh sáng, (2) hợp chất vô cơ.
- (1) Nhiệt, (2) ánh sáng.
Câu 5 (TH): Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng chủ yếu được tích trữ
A. trong các liên kết hóa học.
B. trong các mô mỡ và máu.
C. trong các phản ứng.
D. trong các bào quan của tế bào.
Câu 6 (TH): “Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.”
Từ còn thiếu trong dấu … là
A. năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
B. tổng hợp/ phân giải.
C. năng lượng/ phân giải.
D. tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.
Câu 7 (NB): Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo
A. mạch khoáng.
B. mạch leo.
C. mạch gỗ.
D. mạch rây.
Câu 8 (NB): Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là
A. đi lên.
B. đi xuống.
C. ngẫu nhiên.
D. không xác định được.
Câu 9 (TH): Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
1. Hiện tượng rỉ nhựa.
2. Hiện tượng ứ giọt.
3. Hiện tượng thoát hơi nước.
4. Hiện tượng đóng mở khí khổng.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 10 (TH): Nối cột A và cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Cường độ ánh sáng tăng. | a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng. |
2. Cường độ ánh sáng giảm. | b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm. |
3. Nhiệt độ tăng. | |
4. Đất tơi xốp, thoáng khí. | |
5. Độ ẩm cao. | |
6. Nhiệt độ giảm. |
A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.
B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.
D. a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.
Câu 11 (NB): Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm
A. khí oxygen và glucose.
B. glucose và nước.
C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
D. khí carbon dioxide và nước.
Câu 12 (NB): Pha sáng của quang hợp là
A. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADP.
B. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
D. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP.
Câu 13 (NB): Yếu tố ngoại cảnh nào không tác động đến quang hợp ở thực vật?
- Ánh sáng.
- Khí CO2.
- Nhiệt độ.
- Khí O2.
Câu 14 (NB): Phương trình quang hợp ở thực vật là
A. 6CO2 + 12H2O Ánh sáng, lục lạp→ C6H12O6 + 6H2O.
B. C6H12O6 + 6H2O Ánh sáng, lục lạp→ 6CO2 + 12H2O.
C. 6CO2 + 12H2O Bóng tối, lục lạp→ C6H12O6 + 6H2O.
D. C6H12O6 + 6H2O Bóng tối, lục lạp→ 6CO2 + 12H2O.
Câu 15 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).
Câu 16 (TH): Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?
A. Cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. Cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
D. Cả B và C.
Câu 17 (NB): Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. ti thể.
B. tế bào chất.
C. lục lạp.
D. nhân.
Câu 18 (NB): Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.
B. CAM.
C. C3.
D. C4 và thực vật CAM.
Câu 19 (NB): Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là
A. không bào.
B. ti thể.
C. trung thể.
D. lạp thể.
Câu 20 (TH): Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ.
B. Làm tăng khí O2.
C. Tiêu hao chất hữu cơ.
D. Làm giảm độ ẩm.
Câu 21 (TH): Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng.
C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng.
D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.
Câu 22 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.
B. Hô hấp không tạo ra năng lượng cho thực vật.
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
D. Hô hấp có vai trò miễn dịch cho cây.
Câu 23 (NB): Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 24 (NB): Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.
B. Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn.
C. Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 25 (NB): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 26 (NB): Quá trình dinh dưỡng gồm
A. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất.
B. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và đồng hóa các chất.
C. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết.
D. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và bài tiết.
Câu 27 (TH): Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?
A. Kích thước rất dài.
B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.
Câu 28 (TH): Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (VD) Hãy nêu các biện pháp bảo quản nông sản mà em biết. Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát.
Câu 2: (VDC) Vì sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ sinh học 11 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 11 kết nối, soạn sinh học 11 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT