Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TIẾT: VĂN BẢN 4: GAI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Gai.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản Gai.
3. Phẩm chất
Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11.
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Gai.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Kể tên hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích. Nêu rõ lí do vì sao em thích bài thơ đó.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Kể tên hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích. Nêu rõ lí do vì sao em thích bài thơ đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Lựa chọn những bài thơ đã được học hoặc ngoài chương trình được học, nêu được những nét đặc sắc của bài thơ, vì sao em thích bài thơ đó, thông điệp mà em nhận được từ bài thơ đó là gì?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Gai để củng cố những kiến thức về thơ trữ tình nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số thông tin cơ bản về tác giả và văn bản Gai.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
Nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh.
Bài 9: Những chân trời kí ức
Văn bản
XÀ BÔNG “CON VỊT”
NỘI DUNG BÀI HỌC
- TÌM HIỂU CHUNG
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Bảo Định.
- Nêu xuất xứ văn bản Xà bông “Con Vịt”.
- Tác giả
- Quê quán: Long An.
- Bút danh: Cao Thị Hoàng, Lê Kim Phượng.
- Sách ông viết đầy những hình tượng ẩn dụ về thân phận con người từ các sinh vật. Những câu chuyện được kể thấm thía cái ân tình với người, với đất.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ngao du sơn thủy, Thầy tôi, Mẹ, Tiếng lòng…
- Tác phẩm
Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “Dấu ấn thời gian – khát vọng người xưa” (NXB Tổng hợp thành phố HCM 2022).
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Tóm tắt và đề tài văn bản
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản.
Đề tài
Tập trung vào bối cảnh Nam Bộ thời chống Pháp với những phong trào Đông Du và Minh Tân.
Người dân Việt Nam từ phong trào người Việt dùng hàng Việt mà tạo nên thương hiệu xà bông Con Vịt để rồi không khuất phục trước những đàn áp của giặc.
Chủ đề
Ngợi ca tình yêu nước và tự tôn dân tộc của những nhân sĩ yêu nước.
- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
Nhóm 1
Kẻ mẫu bảng trong SGK trang 99 và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản.
Nhóm 2
Phân tích tính cách của Cai Tuất, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.
- Yếu tố xác định và yếu tố không xác định
Đoạn | Nội dung, chi tiết | Yếu tố xác định | Yếu tố không xác định |
Một | Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang. | x | |
Chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu…. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì…” | x | ||
Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa. | x | ||
Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho. | x | ||
Nam Kỳ thuộc Pháp. | x |
Đoạn | Nội dung, chi tiết | Yếu tố xác định | Yếu tố không xác định |
Hai | Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ” | x | |
Ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ. | x | ||
Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc | x |
Đoạn | Nội dung, chi tiết | Yếu tố xác định | Yếu tố không xác định |
Ba | Điền chủ Dương là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng. | x | |
“Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ gạo thành lập: “...lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật…” (Lục Tỉnh tân văn). | x |
Đoạn | Nội dung, chi tiết | Yếu tố xác định | Yếu tố không xác định |
Ba | Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ tòa Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân. | x | |
Bốn | Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai | x |
- Tính cách của Cai Tuất
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY
(TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)
VĂN BẢN 1: TRAO DUYÊN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?
A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.
Câu 2: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của SGK là gì ?
A. Thân phận người phụ nữ.
B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng
Câu 3: Câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?
A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này
Câu 4: Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung chỉ những ai ?
A. Thúy Kiều – Kim Trọng
B. Thúy Vân – Kim Trọng
C. Thúy Kiều – Thúy Vân
D. Vân – Trọng – Kiều
Câu 5: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?
A. Tấm lòng hiếu thảo
B. Sự sâu sắc
C. Lòng vị tha
D. Sự bao dung
Câu 6: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du ở đâu?
A. Việc tạo tình huống.
B. Việc vận dụng các thành ngữ.
C. Việc miêu tả nội tâm nhân vật.
D. Việc xây dựng đối thoại.
Câu 7: Nỗi niềm, tâm trạng của nàng Kiều hàm chứa trong hai câu thơ: Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị về hiểu đủ và đúng nhất là gì?
A. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
B. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
C. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
D. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình
Câu 8: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ?
A. Miêu tả tâm lí nhân vật
B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
C. Dựng đối thoại, độc thoại
D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi trao duyện, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?
A. Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực.
B. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
C. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.
D. Kiều đang trong tâm trạng rối bời.
Câu 2: Chọn từ cậy (không dùng từ nhờ) trong câu Cậy em em có chịu lời, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?
A. Cậy có hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn.
B. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có sắc thái nài ép.
C. Cậy có nghĩa là “tin cậy”, thể hiện một lòng tin tuyệt đối.
D. Cậy có tác dụng nhấn mạnh hơn nhờ.
Câu 3: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?
A. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
B. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
C. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
D. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.
Câu 4: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân?
A. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều.
B. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha.
C. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện.
D. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương.
---------Còn tiếp-----------
- TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
[...]“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”[…]
(Trích “Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở,
NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1.0 điểm). Anh/chị hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”
Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, thông điệp người cha muốn nhắn gửi đến con mình trong hai câu thơ sau là gì?
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Câu 4 (2.0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời dạy của cha. “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
---------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1000k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 11 chân trời, soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THPT