Giáo án và PPT đồng bộ Hoá học 11 cánh diều
Hoá học 11 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hóa học 11 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU
CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
- Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch
- Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng.
- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
- Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Khí NO2 (màu nâu đỏ) liên tục chuyển hóa thành khí N2O4 (không màu) và ngược lại, tại một điều kiện xác định. Tại điều kiện này, khí NO2 cũng như khí N2O4 trong các bình riêng biệt (Hình 1.1), sau một thời gian đều chuyển thành hỗn hợp khí có thành phần như nhau và không đổi theo thời gian
Tại thời điểm hỗn hợp khí trong hai bình có thành phần như nhau, có phản ứng diễn ra trong hai bình này hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học – Bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch, trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu Ví dụ 1, 2, thảo luận và trả lời Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 7, 8.
c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch, trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, lấy được ví dụ, câu trả lời cho Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 7, 8.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Phản ứng một chiều - GV viết phương trình hóa học : Fe(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2(g) (1) - GV nêu đặc điểm của phản ứng (1): + Trong cùng điều kiện, FeCl2(aq) và H2(g) không thể biến đổi lại thành Fe(s) và HCl(aq) được. + Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng một chiều. - GV chốt lại đặc điểm của phản ứng một chiều: Các chất sản phẩm không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất đầu. - GV đặt câu hỏi: Vậy có phản ứng nào mà các chất sản phẩm lại phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu không? * Phản ứng thuận nghịch - GV: Trong thực tế, nhiều phản ứng không chỉ diễn ra theo một chiều mà đồng thời theo cả hai chiều, chiều thuận và chiều nghịch. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu Ví dụ 1 SGK trang 7 và trả lời câu hỏi: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) (1) + Chiều các chất ban đầu tạo thành sản phẩm được gọi là chiều gì? (chiều thuận) + Chiều các chất sản phẩm tạo thành chất ban đầu được gọi là chiều gì? (chiều nghịch) + Phản ứng thuận nghịch là gì? - GV kết luận: Phản ứng (1) được gọi là phản ứng thuận nghịch. - GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 7: 1. Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết. * Trạng thái cân bằng - GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận nghiên cứu về trạng thái cân bằng hóa học thông qua Ví dụ 2 SGK trang 7, 8: H2(g) + I2(g) 2HI (g) - GV yêu cầu các nhóm trả lời Câu hỏi 2, 3 SGK trang 7: 2. Xét Ví dụ 2: a) Giải thích vì sao màu tím của hỗn hợp khí lại nhạt dần so với lúc mới bắt đầu trộn hai khí H2 và I2 với nhau. b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi, chứng tỏ nồng độ của chất nào không thay đổi? 3. Cho hai đồ thị (a) và (b) dưới đây. Mỗi đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch theo thời gian
Hãy cho biết đồ thị nào thể hiện đúng Ví dụ 2. Đường màu xanh trong đồ thị đó biểu diễn tốc độ phản ứng thuận hay tốc độ phản ứng nghịch? - GV dẫn dắt HS nhận xét: Trong thí nghiệm trên, lúc đầu phản ứng thuận có tốc độ lớn hơn phản ứng nghịch và ưu tiên tạo ra hydrogen iodine. Theo thời gian, tốc độ phản ứng thuận giảm dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi tốc độ hai phản ứng bằng nhau. Tại thời điểm này, số mol của các chất hydrogen, iodine, hydrogen iodine không thay đổi nữa. Đây là thời điểm phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng. - GV đưa ra khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. - GV nhấn mạnh với HS đặc điểm của cân bằng hóa học: Cân bằng hóa học là một cân bằng động, ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau nhưng nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi là do lượng mất đi và lượng sinh ra chất đó bằng nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Câu hỏi 4 SGK trang 8: 4. Vì sao giá trị là một hằng số ở nhiệt độ xác định? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 7, 8. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, Câu hỏi 1 – 4 SGK trang 7, 8. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các đặc điểm của phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch, trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. | I. Khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng - Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều chất phản ứng biến đổi thành chất sản phẩm, ví dụ : Fe(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2(g).
Ví dụ 1 (SGK trang 7) - Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng. Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 7: Một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch: 2SO2 + O2 2SO3 CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Ví dụ 2 (SGK trang 7, 8) Trả lời Câu hỏi 2, 3 SGK trang 7: 2. a) Sau khi trộn hai khí, phản ứng thuận diễn ra, nồng độ H2 và I2 giảm dần nên giảm dần, màu tím của hỗn hợp cũng giảm dần. b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi, chứng tỏ nồng độ của I2 không thay đổi nữa. 3. Đồ thị (a) thể hiện đúng Ví dụ 2. Đường màu xanh trong đồ thị biểu diễn tốc độ phản ứng nghịch.
Khái niệm: Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Đặc điểm: + Cân bằng hóa học là một cân bằng động + Ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp diễn với tốc độ bằng nhau. + Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi. Trả lời Câu hỏi 4 SGK trang 8: Ta có: Vì ở trạng thái cân bằng nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi nên giá trị là một hằng số ở nhiệt độ xác định. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1. MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- KHÁI NIỆM PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
Cho phương trình hóa học sau:
- Fe(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2(g) (1)
Đặc điểm của phản ứng (1):
- Trong cùng điều kiện, FeCl2(aq) và H2(g) không thể biến đổi lại thành Fe(s) và HCl(aq) được.
- Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng một chiều.
Khái niệm
Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều chất phản ứng biến đổi thành chất sản phẩm.
Ví dụ: Fe(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2(g)
Các chất sản phẩm không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất ban đầu.
Vậy có phản ứng nào mà các chất sản phẩm phản ứng được với nhau để tạo thành chất ban đầu không?
Phản ứng thuận nghịch
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI: Tìm hiểu Ví dụ 1 (SGK tr.7) và trả lời câu hỏi
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) (1)
Chiều các chất ban đầu tạo thành sản phẩm được gọi là chiều gì? => Chiều thuận
Chiều các chất sản phẩm tạo thành chất ban đầu được gọi là chiều gì? => Chiều nghịch
Phản ứng thuận nghịch là gì?
Phản ứng thuận nghịch
Khái niệm: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
Bài tập
Câu hỏi 1 (SGK tr.7): Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết
- 2SO2 + O2 2SO3
- CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Trạng thái cân bằng
HOẠT ĐỘNG NHÓM: Nghiên cứu về trạng thái cân bằng hóa học trong Ví dụ 2 (SGK tr.7, 8)
H2(g) + I2(g) 2HI (g)
Câu hỏi 2 (SGK tr.7). Xét Ví dụ 2:
- a) Giải thích vì sao màu tím của hỗn hợp khí lại nhạt dần so với lúc mới bắt đầu trộn hai khí H2 và I2 với nhau.
- b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi, chứng tỏ nồng độ của chất nào không thay đổi?
Câu hỏi 3 (SGK tr.7). Cho hai đồ thị (a) và (b) dưới đây. Mỗi đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch theo thời gian:
Hãy cho biết đồ thị nào thể hiện đúng Ví dụ 2. Đường màu xanh trong đồ thị đó biểu diễn tốc độ phản ứng thuận hay tốc độ phản ứng nghịch?
H2(g) + I2(g) 2HI (g)
Câu hỏi 2. a) Sau khi trộn hai khí, phản ứng thuận diễn ra:
- b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi
Nồng độ H2 và I2 giảm dần => giảm dần => Màu tím của hỗn hợp giảm dần
=> Nồng độ của I2 không thay đổi nữa
Câu hỏi 3.
Đồ thị (a) thể hiện đúng Ví dụ 2
Đồ thị (a) thể hiện đúng Ví dụ 2
Nhận xét
Trong thí nghiệm:
- Lúc đầu: Phản ứng thuận có tốc độ lớn hơn phản ứng nghịch, ưu tiên tạo ra hydrogen iodine.
- Theo thời gian: Tốc độ phản ứng thuận giảm dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi tốc độ hai phản ứng bằng nhau.
- Tại thời điểm này: Số mol của các chất hydrogen, iodine, hydrogen iodine không thay đổi nữa.
Thời điểm phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Hóa học 11 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI 2: SỰ ĐIỆN LY. THUYẾT BRONSTED-LOWRY VỀ ACID-BASE
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Sự điện li là gì?
A. là quá trình phân li các chất khi kết tủa trong nước thành các ion.
B. là quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các nguyên tử
C. là quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion.
D. là quá trình phân li các chất khi bay hơi thành các ion.
Câu 2: Chất điện li là?
A. chất không tan trong nước
B. chất khi bay hơi phân li thành các ion
C. chất khi tan trong dung môi hữu cơ phân li thành các ion
D. chất khi tan trong nước phân li thành các ion
Câu 3: Chất không điện li là ?
A. chất không tan trong nước.
B. chất khi tan trong dung môi hữu cơ không phân li thành các ion.
C. chất khi tan trong nước phân li thành các ion.
D. chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai
A. Đường kính là chất điện li
B. Muối ăn là chất điện li
C. ethanol không là chất điện li
D. glycerol không là chất điện li
Câu 5: Năm 1923, Bonsted và Lowry đã đề xuất thuyết về acid và base có nội dung là gì?
A. Acid là những chất có khả năng cho H+, Base là những chất có khả năng nhận H+
B. Acid là những chất có khả năng nhận H+, Base là những chất có khả năng cho H+
C. Acid là những chất có khả năng cho OH_, Base là những chất có khả năng nhận OH_
D. Acid là những chất có khả năng nhận OH_, Base là những chất có khả năng cho OH_
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
… phân li hoàn toàn trong nước
A. Acid yếu và base mạnh
B. Acid mạnh và base mạnh
C. Acid mạnh và base yếu
D. Acid yếu và base yếu
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
… phân li một phần trong nước
A. Acid mạnh và base mạnh
B. Acid mạnh và base yếu
C. Acid yếu và base yếu
D. Acid yếu và base mạnh
Câu 8: Dựa vào phản ứng thủy phân có thể kết luận thế nào về acid và base.
A. Các ion tác dụng với nước tạo ra H+ là acid,
B. Các ion tác dụng với nước tạo ra OH- là base.
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 9: Các dụng dịch axit, base, muối dẫn điện được là do tring dụng dịch của chúng có các
A. Anion
B. ion trái dấu
C. Cation
D. Chất
Câu 10: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?
A. Tạo liên kết hidro với cac chất tan
B. Môi trường điện li
C. Dung môi không phân cực
D. Dung môi phân cực
Câu 11: Chọn phát biểu sai
A. Chất điện li phân li thành ion khi tan và nước hoặc nóng chảy.
B. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
C. Chỉ có các chất ion mới có thể điện li được trong nước.
D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
Câu 12: Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự điên li?
A. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
B. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
C. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 13: Các chất dẫn điện là
A. Khí HCl, khí NO, khí O3.
B. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
C. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.
D. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
Câu 14: Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là
A. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.
B. BaSO4, H2S, CaCO3, HgCl2.
C. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.
D. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.
Câu 15: Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường.
B. Dung dịch benzen trong ancol
C. Dung dịch muối ăn
D. Dung dịch rượu
Câu 2: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện đươc.
A. CH3COONa trong nước
B. NaHSO4 trong nước
C. Ca(OH)2 trong nước
D. HCl trong C6H6 (benzen)
Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaOH nóng chảy
B. KCl rắn, khan
C. CaCl2 nóng chảy
D. HBr hòa tan trong nước
Câu 4: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. C6H12O6.
B. MgCl2
C. Ba(OH)2
D. HClO3
Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ mol) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4
B. KOH
C. NaCl
D. KNO3
Câu 6: Phương trình điện li nào sau đây không đúng ?
A. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
B. H3PO4 → 3H+ + PO43-
C. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-
D. HCl → H+ + Cl-
Câu 7: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng ?
A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4-
B. H2SO3 → 2H+ + SO32-
C. H2CO3 ⇌ 2H+ + HCO3-
D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-
Câu 8: Các chất dẫn điện là
A. KCL rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
B. dung dịch glucozơ , dung dịch ancol etylic , glixerol.
C. KCL nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
D. Khí HCL, khí NO, khí O3.
Câu 9: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
B. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.
C. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.
D. KOH, NaCL, H2CO3.
Câu 10: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. NaOH nóng chảy.
B. HBr hòa tan trong nước
C. CaCl2 nóng chảy.
D. KCl rắn, khan.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kalisunfat (K2SO4) đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự sau:
A. CH3COOH < C2H5OH < NaCl < K2SO4
B. C2H5OH < NaCl < CH3COOH < K2SO4
C. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
D. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
Câu 2: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
A. 0,001M
B. 0,086M.
C. 0,043M.
D. 0,00086M.
Câu 3: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là
A. 0,4M.
B. 0,2M
C. 0,6M
D. 0,8M.
Câu 4: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là
A. 0.38M.
B. 0,22M.
C. 0,19M.
D. 0,11M.
Câu 5: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,045.
B. 0,030.
C. 0.070.
D. 0,050
Câu 6: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là
A. CO32- (0,015)
B. NO3- (0,03)
C. SO42- (0,01).
D. NH4+ (0,01)
Câu 7: Dung dịch X gồm : 0,09 mol Cl- , 0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,07 và 0,08.
B. 0,018 và 0,027.
C. 0,03 và 0,02.
D. 0.05 và 0,05.
Câu 8: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
A. H+, NO3-
B. H+, NO3-, HNO3.
C. H+, NO3-, H2O.
D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Câu 9: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
A. H+, CH3COO-, H2O.
B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
C. H+, CH3COO-.
D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 10: Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Số chất điện li là:
A. 9
B. 8
C. 6
D. 7
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU
Bộ đề Hóa học 11 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai?
A. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra
B. Tại thời điểm cân bằng trong hệ vẫn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm
C. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch
D. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi
Câu 3. Xét cân bằng:
H2(g) + I2(g) 2HI(g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là
A.
B.
C.
D.
Câu 4. Chất nào dưới đây không phải chất điện li?
A. CH3COOH
B. C2H5OH
C. H2O
D. CuSO4
Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. HCl
B. C6H6
C. CH4
D. C2H5OH
Câu 6. Theo thuyết Brnsted – Lowry, trong phản ứng H2S + NH3 N + H có 2 acid là
A. H2S và H
B. NH3 và N
C. NH3 và H
D. H2S và N
Câu 7. Dung dịch nào làm phenolphthalein đổi màu hồng?
A. HCl
B. NaCl
C. KOH
D. NH4NO3
Câu 8. Về nguyên tắc, có thể xác định nồng độ của một dung dịch acid mạnh bằng một dung dịch
A. base mạnh
B. acid mạnh
C. acid yếu
D. base yếu
Câu 9. Trong khí quyển, nguyên tố nitrogen tồn tại chủ yếu dưới dạng
A. N
B.
C. N2
D.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây đúng về tính oxi hóa khử của N2?
A. Không có tính khử và oxi hóa
B. Chỉ có tính khử
C. Chỉ có tính oxi hóa
D. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
Câu 11. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào dưới đây?
A. O2
B. H2
C. Mg
D. Al
Câu 12. Tính chất hóa học của NH3 là
A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
B. vừa có tính oxi hóa vừa có tính base
C. vừa có tính khử, vừa có tính base
D. vừa có tính khử, vừa có tính acid
Câu 13. Tính base của NH3 là do
A. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
B. trên nguyên tử N còn cặp e tự do
C. NH3 tác dụng với nước tạo thành NH4OH
D. NH3 tan nhiều trong nước
Câu 14. Có thể phân biệt muối ammonia với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ống nghiệm đựng muối ammonia
A. chuyển thành màu đỏ
B. thoát ra chất khí không màu, không mùi
C. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ
D. thoát ra chất khí không màu, có mùi xốc
Câu 15. Khí X được sinh ra dưới tác dụng của sấm sét (hoặc tia lửa điện). Khí X là khí không màu ở điều kiện thường, dễ dàng hóa nâu trong không khí tạo thành khí Y. Công thức hóa học của khí Y là
A. NO
B. SO2
C. SO3
D. NO2
Câu 16. Hiện tượng mưa acid chủ yếu là do những chất khí sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không xử lí triệt để. Hai khí đó là
A. CO2 và O2
B. NH3 và HCl
C. SO2 và NO2
D. H2S và N2
Câu 17. Cho các cân bằng hóa học sau:
(1) H2(k) + I2(k) 2HI(k)
(2) 2NO2(k) N2O4(k)
(3) 3H2(k) + N2(k) 2NH3(k)
(4) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?
A. (2)
B. (1)
C. (4)
D. (3)
Câu 18. Cho cân bằng hóa học:
PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k); H > 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng
B. thêm Cl2 vào hệ phản ứng
C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Câu 19. Cho các cân bằng sau
(1) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
(2) N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
(3) CO2(k) + H2(k) CO(k) + H2O(k)
(4) 2HI(k) H2(k) + I2(k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là
A. (2) và (4)
B. (1) và (2)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
Câu 20. Dãy gồm các chất có môi trường base là
A. Na2CO3, NaOH, NH4NO3, Na2S
B. Na2CO3, NH4NO3, KOH, Ba(OH)2
C. Na2CO3, Na2S, NaClO, NaOH
D. LiOH, NaOH, Ba(OH)2, HNO3
Câu 21. Dung dịch dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn là
A. Na2SO4
B. Na2CO3
C. NaCl
D. NaOH
Câu 22. Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
A. tăng pH của đất
B. tăng khoáng chất cho đất
C. giảm pH của đất
D. để môi trường đất ổn định
Câu 23. Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn
A. nước đường sucrose
B. nước đun sôi để nguội
C. một ít giấm ăn
D. thuốc muối NaHCO3
Câu 24. pH của 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,05M là
A. 2
B. 1
C. 6
D. 7
Câu 25. Tại sao khí N2 lại trơ ở điều kiện thường?
A. Do tồn tại ở dạng phân tử
B. Do liên kết cộng hóa trị không phân cực
C. Do có cấu trúc tứ diện đều bền vững
D. Do liên kết ba trong phân tử khá trơ về mặt hóa học
Câu 26. Cho các tính chất dưới đây:
a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-1960C)
b) Có khả năng đông nhanh
c) Tan nhiều trong nước
d) Nặng hơn oxygen
e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử
Những tính chất không thuộc về khí nitrogen là
A. c, d, e
B. a, c, d
C. a, b
D. b, c, e
Câu 27. Phát biểu nào dưới đây sai?
Nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng là
A. do quá trình phân hủy tảo chết bởi vi khuẩn đã tiêu tốn lượng lớn oxygen trong nước
B. do sự hoạt động của lượng lớn vi khuẩn đã hấp thụ đáng kể oxygen hòa tan trong nước
C. do việc sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm làm hạn chế sự rửa trôi ion N, P
D. do sự phát triển của tảo xanh đã ngăn cản ánh sáng và không khí chứa oxygen khuếch tán vào nước
Câu 28. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
B. HNO3 bị phân hủy một ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
C. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến trạng thái cân bằng, nồng độ của HI là 0,04 mol/l
a) Viết phương trình và tính nồng độ cân bằng của H2 và I2
b) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp HI
Câu 2. (1 điểm)
a) Viết sơ đồ phản ứng gây ra mưa chứa nitric acid
b) Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Tính hiệu suất của quá trình.
Câu 3 (1 điểm) Người ta có thể sản xuất ammonia để điều chế urea bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí methane (thành phần chính của khí thiên nhiên)
Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4 + 2H2O à CO2 + 4H2 (1)
Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 2NH3 (3)
Để sản xuất khí ammonia, nếu lấy 841,7 m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí methane và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1 : 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammonia. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án hóa học 11 cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoá học 11 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Hoá học 11 cánh diều, soạn hoá học 11 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THPT