Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 kết nối tri thức
Toán 3 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Toán 3 Kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 (ôn tập).
- Biết đặt tính rồi tính các phép tính dạng 100 trừ đi một số hoặc có tổng là 100, chẳng hạn: 100 – 84, 84 + 16,.. (bổ sung).
- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế, HS được rèn luyện năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Toán 3 KNTT
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 6: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4
Tiết 1: Bảng nhân 4
KHỞI ĐỘNG
Cả lớp chơi trò chơi “Truyền tin”, nối tiếp nhau đọc lại bảng nhân 3.
KHÁM PHÁ
Cô có một chiếc chong chóng, em quan sát và cho biết chiếc chong chóng này có bao nhiêu cánh?
=> 4 cánh
Một chong chóng có 4 cánh, ta nói 4 được lấy 1 lần, ta viết được phép nhân nào?
=> 4 × 1 = 4
Ta được phép nhân đầu tiên trong bảng nhân 4: 4 × 1 = 4
2 chiếc chong chóng có bao nhiêu cánh? Em đã tính như thế nào?
=> 4 × 2 = 4 + 4 = 8
4 × 2 = 2 × 4 = 8
=> 4 được lấy 2 lần, ta viết được phép nhân: 4 × 2 = 4 + 4 = 8. Ta có phép nhân thứ hai trong bảng nhân 4: 4 × 2 = 8
Lại có 3 chiếc chong chóng, mỗi chiếc chong chóng có 4 cánh, em lập phép tính nhân rồi tính số cánh của 3 chiếc chong chóng này.
=> 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12
4 × 3 = 3 × 4 = 12
4 được lấy 3 lần, ta có phép nhân: 4 × 3 = 4 + 4 + 4 =12.
Ta có phép nhân tiếp theo trong bảng nhân 4: 4 × 3 = 12
Ta vừa lập được 3 phép tính đầu tiên của bảng nhân 4, cả lớp đọc lại 3 phép tính đó:
4 × 1 = 4
4 × 2 = 8
4 × 3 = 12
Cho 3 phép nhân:
- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất của các phép nhân này?
- Các thừa số thứ hai có gì đặc biệt?
- Quan sát kết quả của 3 phép tính đầu tiên, chúng ta thấy tích sau như thế nào so với tích trước?
Dựa vào các đặc điểm trên, em hãy thảo luận cặp đôi và hoàn thành các phép tính còn lại trong bảng nhân 4.
3 phút
4 × 4 = 16
4 × 5 = 20
4 × 6 = 24
4 × 7 = 28
4 × 8 = 32
4 × 9 = 36
4 × 10 = 40
HOẠT ĐỘNG
Bài tập 1 (SGK - tr19): Tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 rồi nêu (viết) số thích hợp vào ô có dấu “?” trong bảng.
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |
2 | 3 | 5 | 7 | 9 | 10 | |
8 | ? | ? | ? | ? | ? |
Bài tập 2 (SGK - tr19): Nêu các số còn thiếu
Bài 3 (SGK - tr19)
Mỗi ô tô có 4 bánh xe. Hỏi 8 ô tô như vậy có bao nhiêu bánh xe?
Giải
Số bánh xe của 8 ô tô là:
4 × 8 = 32 ( bánh)
Đáp số: 32 bánh xe.
VẬN DỤNG
Trò chơi “Trò chuyện với học sinh”
- Trong các bảng nhân đã học em, thích nhất bảng nhân mấy?
- Vì sao em lại thích bảng nhân đó?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại Bảng nhân 4
- Hoàn thành bài tập trong SBT
- Chuẩn bị trước tiết học - Bảng chia 4
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Toán 3 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHƯƠNG I: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA
BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Phép tính 400 + 600 có kết quả là
A. 1 000
B. 100
C. 900
D. 1 100
Câu 2: Phép tính nào có kết quả nhỏ nhất
A. 900 - 500
B. 900 - 400
C. 900 - 300
D. 900 - 600
Câu 3: Kết quả của phép tính 48 + 54 bằng
A. 102
B. 108
C. 92
D. 98
Câu 4: Cho biết 66 + 28 … 59 + 38. Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là
A. =
B. <
C. >
D. Không so sánh được
Câu 5: Phép tính nào có kết quả lớn nhất
A. 35 + 48
B. 35 + 40
C. 58 + 35
D. 46 + 35
Câu 6: Phép tính nào có kết quả bằng 70
A. 900 - 200
B. 1 000 - 300
C. 100 - 30
D. 880 - 70
Câu 7: Phép tính nào có kết quả bé nhất
A. 48 + 52
B. 52 - 48
C. 52 - 36
D. 52 + 36
Câu 8: Tổng của 53 và 49 là
A. 100
B. 101
C. 4
D. 102
Câu 9: Kết quả của phép tính 66 + 28 bằng
A. 94
B. 93
C. 92
D. 91
Câu 10: Phép tính nào có kết quả bằng 46
A. 30 + 16
B. 18 + 25
C. 66 - 28
D. 130 - 80
Câu 11: Con trâu cân nặng 660 kg, con nghé cân nặng 140 kg. Cả hai con cân nặng bao nhiêu kg?
A. 520 kg
B. 800 kg
C. 700 kg
D. 900 kg
Câu 12: Phép tính nào có kết quả bằng 800
A. 563 + 137
B. 210 + 610
C. 1 000 - 200
D. 250 + 650
Câu 13: Phép tính nào có kết quả bé nhất
A. 100 - 26
B. 100 - 45
C. 100 – 55
D. 100 - 75
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Toán 3 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I – TOÁN LỚP 3 – KẾT NỐI – NĂM HỌC 2022 – 2023
Năng lực, phẩm chất | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Số và phéptính: Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1 000. | Số câu | 3 | 2 | 2 | 5 | 2 | |||
Số điểm | 1,5 (mỗi câu 0,5 điểm) | 1 (mỗi câu 0,5 điểm) | 2,5 (1 câu 1 điểm, 1 câu 1,5điểm) | 2,5 | 2,5 | ||||
Giải bài toán bằng hai phép tính | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Đại lượng và đo các đại lượng: Các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ. | Số câu | 1 | 2 | 2 | 2 | ||||
Số điểm | 0,5 | 2 | 0,5 | 2 | |||||
Hình học: | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 |
Làm quen với hình phẳng và hình khối (điểm ở giữa, trung điểm, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, khối lập phương, khối hộp chữ nhật | Số điểm | 0,5 | 1 | 0,5 | 1 | ||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 5 | 1 | 7 | 6 | ||
Số điểm | 2 | 1,5 | 5,5 | 1 | 3,5 | 6,5 |
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1. Điền số thích hợp vào ô trống để được bốn số tự nhiên liên tiếp
A. 450 B. 540 C. 405 D. 50
Câu 2. Chia đều 36 l nước mắm vào 9 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít nước mắm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Điền vào chỗ chấm: Đã tô màu … hình vuông
1
1
- 1 4
- 1 5
Câu 4. Biết M là trung điểm của AB. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
A. AM = 2 cm B. AM = 3 cm
C. AM = 4 cm D. AM = 5 cm
Câu 5. Bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 1 kg B. 4 kg C. 5 kg D. 6 kg
Câu 6. Số dư của phép chia 628 : 8 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Nhiệt độ cơ thể người bình thường khoảng
A. 35oC B. 37oC C. 38oC D. 40oC
Phần II. Tự luận
Câu 8. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 9. Tính giá trị biểu thức a) 45 : 9 + 10
a) 45 : 9 + 10
b) 32 + 8 – 16
c) 8 × (11 – 6)
d) 30 – (18 : 3)
Câu 10. Đặt tính rồi tính
a) 80 : 5 b) 106 × 8
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 11. Số?
- Đoạn thẳng AB dài gấp … lần đoạn thẳng AM.
- Đoạn thẳng AC dài ….. cm
- Đoạn thẳng AC dài hơn đoạn thẳng AB … cm
Câu 12. Giải toán
Buổi sáng cửa hàng bán được 30 kg gạo. Số gạo buổi chiều bán được bằng số gạo buổi sáng giảm đi 2 lần. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 13. Có tất cả bao nhiêu tam giác trong hình vẽ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Toán 3 kết nối tri thức, soạn Toán 3 kết nối tri thứcTài liệu giảng dạy môn Toán Tiểu học