Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 kết nối tri thức
Đạo đức 3 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Đạo đức 3 Kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
BÀI 3: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm lánh giềng.
Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp.
Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm, láng giềng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất
Nhân ái: Biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
SGV, SGK, Vở bài tập Đạo đức 3, Giáo án.
Tranh ảnh, truyện thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề.
Thẻ bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SGK Đạo đức 3.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến việc quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm đã có của HS về mối quan hệ hàng xóm láng giềng, tạo tâm thế cho HS và kết nối vào bài học mới. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý + Tên người hàng xóm. + Vì sao em yêu quý người hàng xóm đó. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Hàng xóm láng giềng là những người thân thiết, gần gũi, sống chung một xóm làng với chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì và làm thế nào để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh 1-4 SGK tr.16, 17 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng trong những bức tranh. - GV mời đại diện 3-4 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ, các em cũng cần biết làm các công việc phù hợp với lứa tuổi để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng như chào hỏi khi gặp hàng xóm, hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn, giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết,.... Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm cụ thể qua các câu chuyện Hàng xóm của cô chồn, Giúp đỡ hàng xóm. b. Cách tiến hành Đọc truyện “Hàng xóm của cô chồn” - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng câu chuyện “Hàng xóm của cô chồn”. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã làm gì? + Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào? - GV mời đại diện 4 HS trả lời (2 HS trả lời 1 câu hỏi). HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. Kể chuyện theo tranh “Giúp đỡ hàng xóm” - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS, quan sát tranh 1-4 SGK tr.18 và xây dựng lại nội dung câu chuyện. - GV treo tranh, phóng to lên bảng lớp, mời đại diện các nhóm kể chuyện theo từng tranh. - GV và cả lớp lắng nghe phần kể chuyện của các nhóm.
- GV khen ngợi các nhóm có phần kể chuyện hay, hấp dẫn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Các bạn đã làm gì để giúp bà hàng xóm? Việc làm đó có ý nghĩa gì? + Theo em, vì sao phải quan tâm hàng xóm, láng giềng. - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: + Mỗi người không thể sống tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, ở khu dân cư chính là mối quan hệ hàng xóm láng giềng. + Để có mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng, mỗi người cần biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, chia sẻ với nhau. + Xây dựng mối quan hệ hàng xóm láng giếng tốt đẹp là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, thôn, xóm, tổ dân phố. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử li tình huống cụ thể. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến - GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ ràng trước lớp các ý kiến được nêu ra trong SGK tr.19. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? - GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng thẻ mặt cười/mặt mếu. - GV hướng dẫn HS: HS bày tỏ thái độ qua thẻ và lí giải sự lựa chọn của mình. - GV mời đại diện 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2: Nhận xét hành vi - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh 1-6 SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi: Nhận xét thái độ, việc làm của các bạn trong mỗi tranh sau: - GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về một tranh. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 3: Xử lí tình huống - GV chia lớp thành 4 nhóm, phân mỗi nhóm đọc 1 tình huống, thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống.
- GV mời các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách xử lí tình huống của nhóm bạn, đặt câu hỏi nếu chưa rõ. - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng được những điều đã học vào thực tế vào thực tiễn cuộc sống thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”- Chia sẻ những việc em đã làm, sẽ làm để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi: + GV chọn 1 HS làm Người quản trò. + Quản trò lựa chọn một người chơi xung phong đầu tiên. + Người chơi nói nhanh một việc em đã làm hoặc sẽ làm để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng, sau đó chỉ tay vào một bạn bất kì để “truyền điện”. - GV mời tất cả HS tham gia vào trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2: Thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày - GV nhắc nhở HS thực hiện việc quan tâm hàng xóm láng giềng trong cuộc sốn hằng ngày. - GV nêu thông điệp của bài học: Láng giềng hàng xóm thân quen Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau * CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - GV nêu yêu cầu để tổng kết bài học: + Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học. + Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học. + Hãy nêu 3 việc cần làm sau bài học. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học. * ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ - GV đánh giá HS trên các mức: + Hoàn thành tốt: Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến láng giềng; Trả lời được các câu hỏi vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng; Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp; Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; Không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm láng giềng. + Hoàn thành: Thực hiện được các mục tiêu của bài học nhưng chưa đầy đủ. + Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài. |
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày: + Tranh 1: Khi gặp bác hàng xóm, bạn nữ đã chào hỏi lễ phép và hỏi thăm bác. à Bạn quan tâm và lễ phép với bác hàng xóm. + Tranh 2: Mẹ bảo bạn nữ mang rau biếu cô hàng xóm. à Bạn nữ biết qua tâm, chia sẻ với hàng xóm. + Tranh 3: Bạn nam cùng mẹ sang hỏi thăm sức khỏe ông hàng xóm. à Bạn nam và mẹ quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của ông hàng xóm. + Tranh 4: Bạn nam cùng bố sang chúc tết bác hàng xóm. à Thể hiện việc quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.
- HS trả lời: + Sẵn sàng dạy kèm cho con bác hàng xóm khi bác có lời nhờ vả. + Giúp em nhỏ bấm nút thang máy khi em không với tới. + Giữ yên tĩnh trong giờ nghỉ trưa và buổi tối muộn để không làm ảnh hưởng đến láng giềng xung quanh. + ..... - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu chuyện; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trả lời: + Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã sẵn sàng giúp đỡ:
+ Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ thấy rất cảm động và người cũng khoẻ hơn rất nhiều. - HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm và kể lại câu chuyện theo tranh. - HS kể chuyện trước lớp: + Tranh 1: Trên đường đi học bơi về, Hải và Kiên nhìn thấy bà Lan hàng xóm đang xách đồ khá nặng. Kiên bảo Hải: “Bà Lan xóm mình kìa. + Tranh 2: Trời nắng nóng, làm bà toát mồ hôi và nhìn có vẻ mệt mỏi. Kiên nói với Hải: “Chúng mình xách đồ giúp bà đi”. + Tranh 3: Nói rồi, hai bạn đến gần bà và nói: “Bà để chúng cháu xách giúp ạ”. Bà Lan đưa túi đồ cho hai bạn và nói “Hôm nay nắng nóng quá làm bà thấy mệt hơn, may quá gặp các cháu, các cháu mang giúp bà nhé”. + Tranh 4: Bà Lan và hai bạn vừa đi về nhà, vừa trò chuyện vui vẻ. Hải và Kiên mang đến tận cửa nhà bà, bà nói: “Cảm ơn các cháu, các cháu ngoan quá”. Hai bạn chào bà và tiếp tục đi về nhà, cả hai cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được hàng xóm. - HS trả lời: + Để giúp đỡ bác hàng xóm, các bạn đã xách đồ giúp bác hàng xóm. à Việc làm đó đã giúp bà đỡ mệt hơn. + Phải quan tâm hàng xóm, láng giềng vì: mỗi người không thể sống tách biệt với cộng đồng. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc tình huống; HS khác lắng, đọc thầm theo.
- HS bày tỏ ý kiến: + Đồng tình với ý kiến 1: ở lứa tuổi nào cũng cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp. + Không đồng tình với ý kiến 2, 3: thể hiện sự ích kí, cá nhân, sống không có cộng đồng và không biết quan tâm đến người khác. - HS quan tranh, thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày: + Tranh 1: Đồng tình, vì bạn nữ đã cho cô hàng xóm mượn thước dây khi cô cần, điều đó thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. + Tranh 2: Đồng tình, vì bạn nam tặng đồ dùng học tập cho bạn nữ cạnh nhà, điều đó thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn. + Tranh 3: Đồng tình, vì bạn nam hỏi thăm, động viên bác hàng xóm đang có chuyện buồn là thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ sự đau buồn, mất mát với hàng xóm. + Tranh 4: Không đồng tình, vì bạn nữ chế nhạo, cười vui khi thấy em bé hàng xóm bị ngã. Việc làm đó thể hiện sự thờ ơ, không yêu thương, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. + Tranh 5: Không đồng tình, vì bạn nam để túi rác ở cổng nhà hàng xóm, điều đó sẽ làm cho bác hàng xóm rất bực, khó chịu. Việc làm của bạn thể hiện sự không quan tâm đến hàng xóm. + Tranh 6: Đồng tình, vì bạn nam hỏi thăm sức khỏe của bà cụ hàng xóm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm. - HS đọc tình huống, quan sát tranh, thảo luận và xử lí tình huống.
- HS trình bày kết quả thảo luận: + Tình huống 1: Em nói cho bạn biết bác hàng xóm đang bị ốm, bác cần có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, sau đó em rủ các bạn ra chỗ khác chơi. + Tình huống 2: Bác hàng xóm nhờ em trông giúp em bé là vì bác đang rất cần sự giúp đỡ của em, em nên nhận lời trông em giúp bác. + Tình huống 3: Em không làm theo vì việc bấm chuông để trêu đùa hàng xóm là việc làm không tốt, sẽ gây bực bội, khó chịu cho hàng xóm. Đồng thời, em khuyên các bạn không nên chơi đùa như vậy. + Tình huống 4: Em khuyên các bạn nên rủ hai chị em nhà hàng xóm chơi cùng vì đã là hàng xóm thì cần đoàn kết, quan tâm, chia sẻ cùng nhau.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chơi trò chơi: Những việc thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng: + Trông con giúp cô hàng xóm khi cố có việc đột xuất phải ra ngoài. + Nhận thư mời họp tổ dân phố giúp chú hàng xóm khi cả nhà chú đi vắng. + Giúp đỡ, an ủi bạn hàng xóm khi gia đình bạn có chuyện buồn. + Chủ động mang quà quê sang chia sẻ với gia đình hàng xóm. +... - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
BÀI 1: CHÀO CỜ VÀ HÁT QUỐC CA
(2 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
KHỞI ĐỘNG
Cả lớp lắng nghe bài hát Lá cờ Việt Nam (sáng tác: Lý Trọng - Đỗ Mạnh Thường)
Sau khi lắng nghe bài hát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Theo em, bài hát nói về điều gì?
Chia sẻ cảm xúc của em sau khi nghe bài hát đó?
Bài hát nói về hình ảnh lá cờ, ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc.
Gợi ý: Xúc động, tự hào, ghi nhớ hình ảnh lá cờ...
KHÁM PHÁ
- Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam
Làm việc cá nhân, đọc đoạn hội thoại SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Đoạn hội thoại có nội dung gì?
Đoạn hội thoại nói về cuộc trò chuyện giữa bố và Nam, sự thích thú và hào hứng của Nam khi được học về Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
Hoạt động cặp đôi
Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Quốc hiệu của nước ta là gì?
- Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam?
- Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.
- Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?
- Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.
- Quốc ca của Việt Nam là bài hát Tiến quân ca do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
- Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.
Trò chơi “Ai hiểu biết hơn”
Các em hãy quan sát, nhận diện thêm Quốc kì của một số quốc gia khác. Bạn nào nhận diện được nhiều và nhanh nhất, bạn đó là người chiến thắng.
Hoa Kì
Indonesia
Thụy Sĩ
Malaysia
- Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca
Thảo luận cặp đôi
Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK tr6, 7 và trả lời câu hỏi:
- Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?
- Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?
- Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca như thế nào?
Kết luận:
- Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa lại trang phục, bỏ mũ, nón.
- Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc (có thể đặt tay phải lên trước ngực).
- Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.
LUYỆN TẬP
Chia lớp thành 4 - 6 nhóm, thảo luận và thực hiện các yêu cầu:
Bài 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao?
- Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng có tư thế nghiêm trang khi chào cờ.
- Hành vi sai: 2 bạn nữ đứng đằng sau nói chuyện với nhau, 1 bạn nam đội mũ áo quần xộc xệch, bạn nam bên cạnh khoác vai bạn không nhìn cờ mà nhìn bạn.
Thảo luận cặp đôi
Đóng vai tình huống và đưa ra lời khuyên cho bạn:
Em sẽ khuyên bạn điều gì?
Tranh 1: Khuyên bạn nữ nên ra chào cờ, khuyên bạn nam nên tập hát Quốc ca để hát khi chào cờ.
Thảo luận cặp đôi
Đóng vai tình huống và đưa ra lời khuyên cho bạn:
Em sẽ khuyên bạn điều gì?
Tranh 2: Bạn nên bỏ mũ, không nên tranh giành khi chào cờ.
VẬN DỤNG
- Chia sẻ những việc em cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca
Thảo luận theo nhóm, kể nhanh, gọn những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.
- Giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.
- Hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy.
- Vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam
- Em cùng các bạn tập chào cờ và hát Quốc ca
Thảo luận theo nhóm 4 học sinh và thực hiện: Một bạn cầm cờ, một bạn hô, hai bạn chào cờ và hát Quốc ca. Các bạn lần lượt đổi vị trí cho nhau.
Ghi nhớ
Nghiêm trang chào lá Quốc kì
Sao vàng dẫn lối em đi giữa đời
Quốc ca vang vọng đất trời
Tự hào nhắc nhở em người Việt Nam.
TỔNG KẾT
Hãy nêu 3 điều em học được qua bài học.
Hãy nêu 3 điều em thích ở bài học.
Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại nội dung Bài 1
Vẽ và tô màu lá cờ Việt Nam
Đọc và chuẩn bị trước Bài 2 - Tự hào Tổ quốc Việt Nam.
------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Đạo đức 3 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
BÀI 2: TỰ HÀO TỔ QUỐC VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 7 câu)
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Cả ba hình.
Câu 2: Tên địa danh trong hình dưới đây là?
A. Bến nhà rồng
B. Vịnh Hạ Long.
C. Hồ Gươm.
D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 3: Tên địa danh trong hình dưới đây là?
A. Làng Sen quê Bác
B. Phố cổ Hội An.
C. Bến nhà rồng.
D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 4: Hình ảnh dưới đây thể hiện không gian văn hoá nào?
A. Không gian văn hoá lễ tạ ơn cha mẹ ở Tây Nguyên.
B. Không gian văn hoá lễ hội café ở Tây Nguyên.
C. Không gian văn hoá mừng cơm mới Tây Nguyên.
D. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Câu 5: Hình dưới đây chỉ một cảnh đẹp về đất nước Việt Nam. Tên gọi của nó là?
A. Cảnh đồi chè.
B. Cảnh vườn rau.
C. Cảnh ruộng lúa.
D. Cảnh ruộng bậc thang.
Câu 6: Bức tranh nào dưới đây không thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên?
A. Bức tranh số 1.
B. Bức tranh số 2.
C. Bức tranh số 3.
D. Bức tranh số 4.
Câu 7: Bức tranh nào dưới đây thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá nước ta?
A. Bức tranh số 1.
B. Bức tranh số 2.
C. Cả hai bức tranh.
D. Không có bức tranh nào.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?
A. Vứt rác trên bờ biển.
B. Chặt cây lấy gỗ.
C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
D. Khắc tên mình lên các khu di tích.
Câu 2: Việc làm nào sau đây không thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên của quê hương, đất nước?
A. Tham gia trồng và chăm sóc, bảo vệ cây ở hai bên đường làng, ngõ xóm.
B. Trèo cây, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
C. Bảo vệ động vật hoang dã.
D. Làm tốt các công việc trong gia đình.
Câu 3: Bức tranh dưới đây thể hiện điều gì?
A. Vẻ đẹp của lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm.
B. Vẻ đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
C. Vẻ đẹp của lòng nhân ái.
C. Vẻ đẹp của lao động.
Câu 4: Bức tranh dưới đây thể hiện điều gì?
A. Vẻ đẹp của lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm.
B. Vẻ đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
C. Vẻ đẹp của lòng nhân ái.
D. Vẻ đẹp của lao động.
Câu 5: Bức tranh dưới đây thể hiện điều gì?
A. Vẻ đẹp của lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm.
B. Vẻ đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
C. Vẻ đẹp của lòng nhân ái.
D. Vẻ đẹp của lao động.
----------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐẠO ĐỨC 3 KẾT NỐI TRI THỨC
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án đạo đức 3 kết nối tri thức (bản word)
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Đạo đức 3 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Đạo đức 3 kết nối tri thức, soạn Đạo đức 3 kết nối tri thứcTài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học