Kênh giáo viên » Tiếng Việt 3 » Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo

Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

BÀI 4 : HOA CỎ SÂN TRƯỜNG ( TIẾT 12 – 14)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:

  • Nói về những hình ảnh và âm thanh quen thuộc ở trường; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung  bài học:  Vẻ đẹp và những điều thí vị từ thế giới cây cỏ, hoa lá trong sân trường

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, sự quý trọng đối với cây cỏ, hoa lá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng ước mơ, sở thích của bản thân.

  • Bồi dưỡng tình yêu nhà trường, học tập của bản thân

  • Bồi đắp tình yêu với tết Trung thu. 

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án.

  • Tranh ảnh, video clip về một số khu vườn, sân trường có trồng nhiều cây, hoa hoặc cảnh HS chăm sóc vườn hoa

  • Bảng phụ viết sẵn từ đoạn Hoa và cỏ… đến hết.

  • Tranh ảnh, video clip các loài cỏ, hoa lá mang nhiều hình dáng, màu sắc, hương thơm khác nhau.

  • Tệp ghi âm và video clip minh họa nội dung chuyện Cậu học sinh mới.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SHS.

  • Chuẩn bị từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hương thơm của 1 – 2 loài hoa và Phiếu đọc sách đã ghi chép về các loài hoa đã đọc.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 12

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi nhắc về những hình ảnh và âm thanh quen thuộc ở trường.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV nêu yêu cầu: Nói về những hình ảnh và âm thanh quen thuộc ở trường.

A tree with red flowers

Description automatically generated

- GV hướng dẫn HS: HS có thể nói về những việc hình ảnh và âm thanh quen thuộc ở trường theo gợi ý như bụi cỏ, hoa leo, giàn hoa, vườn rau, cây ổi,... hay tiếng trống trường, tiếng chim hót,...

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Hoa cỏ sân trường”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học. 

A group of children walking outside a building

Description automatically generated

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Hoa cỏ sân trường” có phải là những vẻ đẹp, điều thú vị đến từ thế giới cây cỏ, hoa lá trong sân trường hay không?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Hoa cỏ sân trường (Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Hoa cỏ sân trường với giọng thong thả, chậm rãi, nhẫn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của sân trường, của hoa, cỏ hay hoạt động của người, hoa lá, cỏ cây,…

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu bài Hoa cỏ sân vườn với giọng thong thả, chậm rãi, nhẫn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của sân trường, của hoa, cỏ hay hoạt động của người, hoa lá, cỏ cây,…

- GV cho HS hoạt động nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc.

- GV hướng dẫn cả lớp đọc :

+ Cách đọc một số từ ngữ khó : tinh nghịch, li ti,…

+ Cách ngắt nhịp một số câu dài : 

  • Trên đó,/ bước chân của thầy cô/ xen giữa những bức chân tinh nghịch/ của các bạn nhỏ.//

  • Hàng xóm của hoa/ là những bụi cỏ/ đã kết từng hạt/ nhỏ như hạt bụi.//

  • Nhìn sau dưới chân cỏ/ thấy được cả những mầm non nhỏ/ như những chú kiến/ đang ngơ ngác trước những bước chân học trò/ tung tăng đùa giỡn.//…

+ Giải thích nghĩa một số từ khó : 

  • Hạt giống : hạt dùng để gieo trồng thành cây con

  • ….

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm. 

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp. 

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Hoa cỏ sân trường”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Sân trường của bạn nhỏ có gì đặc biệt?

+ Câu 2: Tìm từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng sát hàng rào.

+ Câu 3: Hoa và cỏ thế nào khi:

  1. Nhìn đám học trò đùa giỡn.

  2. Có một cơn gió lớn tràn qua

  3. Cơn gió đã thổi qua rồi.

+ Câu 4: Em thích điều gì ở sân trường của bạn nhỏ? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Vẻ đẹp và những điều thú vị từ thế giới cây cỏ, hoa lá trong sân trường đều được nhân vật tôi ghi lại hết trong truyện

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Trên cơ sở đã đọc được bài và trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài HS xác định được giọng đọc toàn bài và các nhấn giọng khi đọc.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS nhắc lại về giọng đọc của bài (giọng thong thả, chậm rãi, nhẫn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật, hoạt động và trạng thái cảm xúc của bạn nhỏ và các bạn HS)

- GV cho HS luyện đọc đoạn từ Hoa và cỏ… đến hết trong nhóm.

- GV mời một vài HS đọc đoạn Hoa và cỏ… đến hết trước lớp.

- GV mời HS đọc toàn bài

- GV mời các bạn còn lại nhận xét về bài đọc của bạn và GV nhận xét.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà đọc lại bài “ Hoa cỏ sân trường” cho người thân nghe.

+ HS đọc trước tiết 13: Tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hương thơm của 1 – 2 loài cây và kể lại câu chuyện Cậu học sinh mới theo tranh

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu.

 

- HS đọc tên bài “Hoa cỏ sân trường”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc hết hợp nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu của GV

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm

 

- HS trả lời câu hỏi :

+Câu 1. Sân trường của bạn nhỏ có đặc biệt:

Chạy dài giữa 2 lớp học

Trên đó bước chân của thầy, cô xen giữa những bước chân tinh nghịch của các bạn nhỏ

+ Câu 2. Từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng ở sát hàng rào.

Cánh hoa li ti

Dáng mềm

Lá dài 

+ Câu 3. Hoa và đám cỏ thế nào khi:

a. Nhìn đám học trò đùa giỡn. Đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy

b. Có một cơn gió lớn tràn qua. Rùng nhè nhẹ

c. Cơn gió đã thổi qua rồi. Quay trở lại trật tự hiền lành

+ Câu 4. Em thích ở sân trường của bạn nhỏ "Nhìn sâu dưới chân cỏ thầy được có những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn."

=> Hình ảnh những chú kiến ngơ ngác gợi cho ta tâm hồn trong sáng thơ ngây của tuổi  học sinh 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại giọng đọc bài.

 

 

- HS luyện đọc đoạn từ Hoa và cỏ… đến hết trong nhóm.

- HS đọc đoạn từ Hoa và cỏ… đến hết trước lớp.

- HS đọc toàn bài

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS thực hiện.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

BÀI 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt

TIẾT 1- 2:

ĐỌC BÀI CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT LUYỆN ĐỌC HIỂU. LUYỆN ĐỌC MỞ RỘNG

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ với bạn: Em đã chuẩn bị những gì cho năm học mới?

NỘI DUNG

  1. LUYỆN ĐỌC THÀNH TIẾNG

LẮNG NGHE, ĐỌC THẦM THEO

  • Người dẫn truyện: thong thả, vui tươi.
  • Giọng chị Hai: đoạn 1 tâm trạng háo hức, đoạn 4 giọng trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương.
  • Giọng bạn nhỏ: thể hiện niềm mong đợi.

LUYỆN ĐỌC TỪ KHÓ

Reo

Náo nức

Háo hức

Tựu trường

GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ

Thơm dịu=> Mùi thơm có cảm giác dễ chịu

Náo nức=> Phấn khởi mong đợi một điều gì

HƯỚNG DẪN ĐỌC CÂU DÀI

  • Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/ khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//
  • Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/xinh như một đám mây nhỏ,tôi thích quá,liền nói://
  1. LUYỆN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?

=> Sắp đến năm học mới, hai chị em cảm thấy háo hức.

Câu 2. Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới ?

  • Mua sách vở.
  • Bọc sách vở.
  • Viết nhãn vở.

Câu 3. Theo em, vì sao bạn nhỏ mong ước đến lớp ngay ?

Vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết, vì muốn gặp lại thầy cô và bạn bè.

Câu 4. Em ước mong những gì ở năm học mới?

  1. LUYỆN ĐỌC LẠI

NHẮC EM CHÚ Ý

  • Người dẫn truyện: thong thả, vui tươi.
  • Giọng chị Hai: đoạn 1 tâm trạng háo hức, đoạn 4 giọng trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương.
  • Giọng bạn nhỏ: thể hiện niềm mong đợi.
  1. LUYỆN ĐỌC MỞ RỘNG

ĐỌC MỘT TRUYỆN VỀ TRƯỜNG HỌC

  1. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

ĐỌC MỘT TRUYỆN VỀ TRƯỜNG HỌC

  1. Chia sẻ với bạn về phiếu đọc sách của em.
  • Tên truyện
  • Tên tác giả
  • Nhân vật trong truyện
  • Nội dung của truyện
  • ...

CỦNG CỐ BÀI HỌC

Đọc bài Chiếc nhãn vở đặc biệt.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học

Phân vai, luyện giọng theo bài.

DẶN DÒ

Tập đọc lại bài Chiếc nhãn vở đặc biệt.

Luyện giọng đọc lại theo nhân vật trong bài Chiếc nhãn vở đặc biệt.

------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ trắc nghiệm Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

TUẦN 2

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM, HOẠT ĐỘNG - CÂU KỂ - DẤU CHẤM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Câu kể (câu trần thuật) là những câu được dùng để làm gì?

A. Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

B. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

C. Nêu yêu cầu, mong muốn hoặc nguyện vọng của mình.

D. Cả A và B

Câu 2: Cuối câu kể thường có dấu gì?

A. dấu chấm

B. dấu hỏi

C. dấu chấm than

D. dấu phẩy

Câu 3: Đọc lại đoạn văn sau và cho biết mỗi câu trong đoạn dùng để làm gì?

1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.a. Nêu ý kiến nhận định.
2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.b. Kể sự việc.
3. Chúng tôi vui sướng như phát dại nhìn lên trời.c. Tả cánh diều
4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.d. Tả tiếng sáo diều
5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.e. Kể sự việc và nói lên tình cảm.

A. 1 - b, 2 - c, 3 - e, 4 - d, 5 – a

B. 1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b, 5 – e

C. 1 - b, 2 - e, 3 - c, 4 - d, 5 – a

D. 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 – a

Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể?

A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm.

B. Răng em đau, phải không?

C. Ôi, răng đau quá!

D. Em về nhà đi.

Câu 5: Câu kể nào dưới đây nói về việc con làm hằng ngày sau khi đi học về?

A. Hằng ngày, sau khi đi học về, em lại giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

B. Ở lớp học, chúng em lúc nào cũng hăng say và nỗ lực học tập!

C. Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường làm gì?

D. Tối nào, sau bữa ăn, em cũng giúp mẹ lau bàn, rửa bát sạch sẽ đúng không?

Câu 6: Câu kể nào dưới đây nói về tả chiếc bút con đang dùng?

A. Em rất thích chiếc bút máy mẹ tặng quá là đẹp!

B. Chiếc bút máy đẹp quá!

C. Chiếc bút máy này viết rất trơn, mực ra đều, nét thanh nét đậm rõ ràng.

D. Chiếc bút bi này của ai nhỉ?

Câu 7: Câu kể nào trình bày ý kiến về tình bạn?

A. Bạn thân nhất của cậu là ai?

B. Bạn là người mà ta có thể sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.

C. Nếu là bạn bè thì sẽ không bỏ rơi nhau mỗi khi gặp khó khăn đúng không?.

D. Chiều nay mấy giờ cậu đến trường?

Câu 8: Dưới đây câu nào là câu kể nào nói về việc niềm vui khi đạt điểm tốt?

A. A! Mẹ ơi con được 10 điểm Toán ạ!

B. Nhận được điểm 10 môn toán, em rất mừng và chạy về khoe với mẹ.

C. Giờ trả bài kiểm tra, em rất vui và có chút xúc động vì được cô giáo tuyên dương trước lớp.

D. Ngày mai, em bước vào kì thi học sinh giỏi.

Câu 9: Xác định câu kể trong đoạn văn sau

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. 

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. 

Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ."

A. Câu thứ nhất

B. Câu thứ hai

C. Câu thứ ba

D. Tất cả các câu trong đoạn văn

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Câu kể Ai là gì? Được dùng để làm gì?

A. Cho biết hành động của một người, một vật nào đó.

B. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

C. Bày tỏ tình cảm với một người, một vật nào đó.

D. Giới thiệu về một người, một vật nào đó.

Câu 2: Tìm câu kể Ai là gì? Trong câu dưới đây

 Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của con người vào việc chế tạo.

Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

A. Câu thứ nhất

B. Câu thứ hai

C. Cả A và B

D. Không có câu kể trong đoạn văn

----------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Bộ đề Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung thi

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

Đọc hiểu

Số câu

2

 

 

2

 

 

 

1

 

 

1

 

6

Câu số

1,2

 

 

3,4

 

 

 

5

 

 

6

 

 

Số điểm

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

3

Câu số

 

7

 

 

8

 

 

9

 

 

 

 

 

Số điểm

 

0,5

 

 

0,5

 

 

1

 

 

 

 

2

Tổng

Số câu

2

1

 

2

1

 

 

2

 

 

1

 

9

Số điểm

1

0,5

 

1

0,5

 

 

2

 

 

1

 

6

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

ĐỀ KIỂM TRA THI I  NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?

Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ? (0,5 điểm)

A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương

B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)

A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.

B. Hái những bông hoa đẹp nhất.

C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.

B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.

Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc ...................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)

Công dụng dấu gạch ngang: ....................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm)

Giọt mưa: ................................................................................................................

Bầu trời: ..................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

................................................................................................................................................................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cánh rừng trong nắng

Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.

(Vũ Hùng)

----------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo, soạn Tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay