Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 chân trời sáng tạo
Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 3. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ
BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
- Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
- Năng lực địa lí:
- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
- Tìm kiểm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá các thông tin về hoạt động bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu từ các trang web.
- Phẩm chất:
- Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu và câu hỏi định hướng
- Giấy A0, bút
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK, dụng cụ học tập.
- Tranh ảnh, tư liệu, video về vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu (nếu GV yêu cầu)
- Câu trả lời cho các câu hỏi định hướng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Kết nối kiến thức đã biết của HS với nội dung bài học mới.
- Tạo sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học.
- Nội dung: GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS. HS dựa những kiến thức cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: HS nêu ý kiến của mình trước lớp. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Qua các phương tiện thông tin hoặc thực tế quan sát, em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước châu Âu?
+ Tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở các quốc gia châu Âu cao hay thấp hơn các quốc gia châu Á?
+ Nếu được chọn, em có thích sinh sống ở các quốc gia châu Âu không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ hiểu biết, ý kiến cá nhân của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong phát biểu ý kiến của mình.
+ Nhờ trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, các nước châu Âu có những phương tiện hiện đại, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Tỉ lệ môi trường ở châu Âu thấp hơn ở các quốc gia châu Á vì các quốc gia châu Âu đều là những đất nước phát triển, họ đã và đang rất đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa hậu quả của biến đổi khí hậu.
+ Nếu được chọn, em thích sống ở châu Âu vì đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân luôn được đảm bảo.
- Các HS khác lắng nghe, chia sẻ quan điểm khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các quốc gia ở châu Âu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bên vững. Vậy, châu Âu bảo vệ môi tường như thế nào nhằm duy trì sự phát triển lâu dài và bên vững? Để kiểm tra những đánh giá của chúng ta về vấn đề môi trường châu Âu, hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay - Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng, bảo vệ thiên nhiên châu Âu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu
- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS biết được các phương pháp bảo vệ môi trường nước, không khí và bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
- Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong các mục 1, 2, 3 (SGK tr.106-108), thảo luận, tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở các phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 – 6 HS. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0. - GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu (Phiếu học tập 1). + Nhóm 2: Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu (Phiếu học tập 2). + Nhóm 3: Tìm hiểu việc bảo vệ đa đạng sinh học ở châu Âu (Phiếu học tập 3). (Phiếu học tập được để ở phần cuối bài học) - GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu thông tin mục trong các mục 1, 2, 3, quan sát hình 3.1, Biểu đồ 3.2, và bảng số liệu Tỉ lệ che phủ rừng bình quân cửa châu Âu và một số quốc gia châu Âu, năm 2020 (SGK tr.106-108), sau đó hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm khai thác thông tin trong SGK, thảo luận và làm bài tập. + Giai đoạn 1: HS làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình vào phần cạnh của tờ A0. + Giai đoạn 2: HS thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa tờ A0. - GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu. - GV mở rộng cho HS về tình trạng ô nhiễm và các biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường ở một số quốc gia châu Âu:
Hệ thống bể xử lí nước thải | 1. Bảo vệ môi trường nước - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú, trong đó, lượng nước sông và nước ngầm chiếm khoảng 88%, nước từ các hồ chiếm khoảng 12%. - Thực trạng: Tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… là nguyên nhân khiến môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm, chỉ khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt. - Các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước: + Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng; + Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải; + Giảm sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; + Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,... 2. Bảo vệ môi trường không khí - Các nguồn gây ô nhiễm không khí: + Hoạt động vận tải; + Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; + Hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình. - Trong những năm gần đây, tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu như khí NO2, NH3, SO2,… đều đã giảm. - Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí: + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... trong sản xuất điện. + Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp. + Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải. + Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp. + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí. 3. Bảo vệ đa dạng sinh học - Vai trò: Đa dạng sinh học rừng và biển đóng vai trò vô cùng quan trọng: + Điều hòa khí hậu; + Giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học; + Cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, sản xuất đồ dân dụng,... + Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thuỷ sản ở châu Âu. - Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: + Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên; + Vấn đề ô nhiễm không khí, nước,… + Biến đổi khí hậu - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; + Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thuỷ sản, trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ; + Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị; + Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 20: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở Ô-XTRÂY-LI-A
1. Đặc điểm dân cư
- Trình bày đặc điểm dân cư ở Ô-xtrây-li-a?
- Tính đến năm 2020 dân số của Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
- Phân bố dân cư của Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?
- Mật độ dân số bình quân hiện nay của Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
- Cơ cấu dân số Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?
- Đô thị hóa ở Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?
- Ngôn ngữ chính thức của quốc gia Ô-xtrây-li-a là gì?
- Các đô thị ở quốc gia Ô-xtrây-li-a chủ yếu phân bố ở đâu?
- Vùng tập trung đông dân nhất ở Ô-xtrây-li-a là vùng nào?
- Số dân Ô-xtrây-li-a tăng nhanh là do nguyên nhân nào?
- Tại sao nói dân cư Ô-xtrây-li-a lại ngày càng già hóa?
- Tại sao dân cư Ô-xtrây-li-a tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông, Đông Nam?
- Kể tên các đô thị ở Ô-xtrây-li-a có dân số từ 1 đến 5 triệu người?
- Kể tên các đô thị có số dân dưới 250 nghìn người?
- Người bản địa và người nhập cư ở châu Đại Dương sinh sống ở những địa bàn nào?
- Những mối đe dọa nào ảnh hưởng tới cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương?
2. Lịch sử và văn hóa độc đáo
- Trình bày một số vấn đề về lịch sử của Ô-xtrây-li-a?
- Trình bày những nét văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a?
- Kể một số lễ hội lớn của Ô-xtrây-li-a?
- Tại sao Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và độc đáo?
- Khởi nguồn từ tín ngưỡng của người dân bản địa, mặt nạ cư dân eo biển Tô-ret được làm từ các vật liệu địa phương cho đến nay mặt nạ được coi là gì?
- Sự kết hợp giữa văn hóa của người bản địa và văn hóa của người nhập cư đã tạo nên đặc điểm gì cho nền văn hóa Ô-xtrây-li-a?
- Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Địa lí 7 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU ÂU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu:
A. Đa dạng sinh học rừng và biển
B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
C. Đa dạng sinh học sinh vật
D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển
Câu 2. Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nào?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Rừng.
D. Đất.
Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?
A. Chặt phá, cháy rừng.
B. Rác thải sinh hoạt, công cộng.
C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng.
Câu 4. Các quốc gia châu Âu đã sử dụng bao nhiêu biện pháp để cải thiện chất lượng không khí?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu
Câu 5. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là
A. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
B. đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. tầng cường tái chế và tái sử đụng chất thải.
D. xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra mới trường.
Câu 6. Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là
A. trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
C. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất
nông nghiệp.
D. sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.
Câu 7. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là
A. kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại.
B. trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
D. cả hai ý B và C.
Câu 8. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu:
A. Nước sông
B. Nước ngầm và băng hà
C. Nước trong ao, hồ
D. Nước sông và nước ngầm
Câu 9. Ngành kinh tế nào sử dụng nhiều nước ngọt nhất ở châu Âu
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Công nghiệp và xây dựng
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp và dịch vụ
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Địa lí 7 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TT | Chương / chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
Phân môn Địa lí | ||||||||||
1 | Châu Đại Dương | Thiên nhiên châu Đại Dương | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||
Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||||
Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||||
2 | Châu Nam Cực | Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | 1 (0,25) | 1 (0,25) | 1 (2,0) | |||||
Thiên nhiên châu Nam Cực | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||||
3 | Chủ đề chung | Đô thị: Lịch sử và hiện tại | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||
Tổng số câu hỏi | 6 (1,5) | 4 (1,0) | 2 (0,5) | 1 (2,0) | 0 | 0 | ||||
Tỉ lệ | 15% | 10% | 25% | 0% | ||||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||||
1 | Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 2 (0,5) | 1/2 (1,5) | 1/2 (0,5) | |||||
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 2 (0,5) | 3 (0,75) | ||||||||
Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | 2 (0,5) | 3 (0,75) | ||||||||
Tổng số câu hỏi | 6 (1,5) | 0 | 6 (1,5) | 0 | 0 | 1/2 (1,5) | 0 | 1/2 (0,5) | ||
Tỉ lệ | 15% | 15% | 10% | 10% | ||||||
Tổng hợp chung | 30% | 25% | 35% | 10% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích khoảng
A. 7,3 triệu km2.
B. 7,4 triệu km2.
C. 7,5 triệu km2.
D. 7,7 triệu km2.
Câu 2. Loại đất màu mỡ nhất ở châu Đại Dương là
A. Đất núi lửa trên các đảo.
B. Đất phù sa ở đồng bằng.
C. Đất feralit đá vôi ven biển.
D. Đất xám khu vực bồn địa.
Câu 3. Quốc gia nào sau đây của châu Đại Dương có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
A. Ô-xtrây-li-a.
B. Pa-pua Niu Ghi-nê.
C. Va-nu-a-tu.
D. Niu Di-len.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với dân cư Ô-xtrây-li-a?
A. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.
B. Dân ở đô thị đông hơn nông thôn.
C. Có dân bản địa và người nhập cư.
D. Hầu hết sống tập trung ở đảo nhỏ.
Câu 5. Các nước ở châu Đại Dương có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh là
A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.
Câu 6. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển ở châu Đại Dương là
A. Khí đốt, thịt lợn, chuối, ca cao.
B. Than nâu, lúa mì, chuối, cá ngừ.
C. Bôxit, sắt, hàng điện tử, cà phê.
D. Phốt phát, ca cao, cá ngừ, ngô.
Câu 7. Châu lục nào sau đây biết đến muộn nhất?
A. Châu Nam Cực.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Phi.
D. Châu Âu.
Câu 8. Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào dưới đây?
A. Lục địa Nam Cực và các cao nguyên băng khổng lồ.
B. Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
C. Châu Nam Cực và các quần đảo lớn nhỏ ven lục địa.
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất,các đảo ven bờ.
Câu 9. Vùng Nam Cực là nơi có gió
A. Thổi ngược nhau theo mùa.
B. Thổi từ trung tâm ra ngoài.
C. Thổi từ các bên vào ở giữa.
D. Thổi từ đại dương vào đảo.
Câu 10. Người dân vùng cực thắp sáng bằng sản phẩm nào sau đây?
A. Dầu hỏa.
B. Xăng.
C. Mỡ động vật.
D. Khí đốt.
Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại?
A. Sự phát triển của sản xuất.
B. Sự suy tàn của lãnh địa.
C. Sự ra đời của công nghiệp.
D. Sự suy giảm về dân số.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của đô thị đối với các nền văn minh cổ đại phương Đông?
A. Là công trường thủ công nghiệp của các quốc gia.
B. Là cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
C. Là điển hình của thể chế dân chủ cộng hòa cổ đại.
D. Là trung tâm hành chính của các quốc gia cổ đại.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.
- Nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng tấn công vào Nghệ An
Sắp xếp theo trình tự thời gian:
A. 1 - 5 - 4 - 3 - 2.
B. 1 - 4 - 2 - 3 - 5.
C. 5 - 2 - 3 - 4 - 1.
D. 2 - 4 - 5 - 3 - 1
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây:
“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn,
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm,
Kiên cường chống giặc mười năm,
Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”
A. Nguyễn Phi Khanh.
B. Nguyễn Phúc Ánh.
C. Lê Lợi.
D. Lê Hoàn.
Câu 3. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 tỉnh và phủ Trung Đô.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. 13 Đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
D. 12 Đạo thừa tuyên và phủ Thừa Thiên.
Câu 4. Dưới thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm vị trí độc tôn?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Công giáo.
D. Nho giáo.
Câu 5. Vì sao dưới thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần?
A. Nhà nước hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
B. Vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách hạn nô.
C. Nhà nước quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.
D. Nhà nước nghiêm cấm gia đình quan lại sử dụng nô tì.
Câu 6. Điểm tương đồng giữa nhà Lý, Trần với Lê sơ trong việc tổ chức lực lượng quân đội là gì?
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Thực hiện chính sách “khoan thư sức dân”.
C. Chỉ tập trung phát triển lực lượng thủy quân.
D. Chỉ tập trung phát triển lực lượng bộ binh.
Câu 7. Nhà Lê sơ cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. Ghi chép các sự kiện quan trọng của đất nước.
B. Tôn vinh những người đỗ đạt cao trong các kì thi.
C. Ca ngợi tài năng, công đức cai trị của các vị vua.
D. Phổ biến các thông tin cho quần chúng nhân dân.
Câu 8. Năm 1069, ba châu nào của Chăm-pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt?
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Câu 9. Thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam
A. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
B. Suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
C. Bước đầu ổn định và phát triển.
D. Được thành lập.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình khu vực Nam Bộ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
A. Đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
B. Phát triển rất mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc.
C. Là trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
D. Dân cư thưa vắng, gần như không có dấu chân người.
Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
B. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
Câu 12. Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?
A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
B. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
C. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 7 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 7 chân trời sáng tạo, soạn Địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS