Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 7: Bảo vệ thế giới tự nhiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 7: Bảo vệ thế giới tự nhiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(23 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Đâu là hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã?
A. Chặt phá rừng.
B. Thành lập các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.
C. Khai thác kiệt những giống cây quý.
D. Xả rác bừa bãi.
Câu 2: Đâu là biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật?
A. Tham gia trồng cây phủ xanh đất trồng.
B. Sử dụng bẫy hoặc lưới bắt động vật.
C. Khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lí.
D. Đốt rừng.
Câu 3: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy.
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống.
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây.
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm?
A. Hậu quả của chiến tranh.
B. Tác động của con người.
C. Do cháy rừng vào mùa khô.
D. Chính sách của nhà nước.
Câu 5: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước là gì?
A. Thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm nước.
B. Ngập lụt vào mùa mưa tại đồng bằng.
C. Thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
D. Thiếu các công trình thủy lợi.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh.
B. Che giấu hành vi chặt, phá, khai thác rừng trái phép.
C. Thu gom và chuyển rác thải đến đúng nơi quy định.
D. Xả chất thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
Câu 7: Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Tăng cường sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,… thay cho các loại túi giấy.
B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Xả rác thải sinh hoạt, nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 2: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp môi trường trong lành và cân bằng hệ sinh thái.
B. Là nhân tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
C. Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành.
D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Môi trường và tài nguyên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.
B. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không cần thiết phải tiết kiệm.
C. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân.
D. Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Săn bắt động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp.
B. Thu gom và chuyển rác thải đến đúng nơi quy định.
C. Tố cáo hành vi khai thác, lấn, chiếm rừng trái phép.
D. xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.
Câu 6: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
D. Là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người.
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
D. Không đáp án nào đúng.
Câu 2: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.
Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.
D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 3: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 4: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.
Câu 5: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do quốc gia nào khởi xướng?
A. Hoa Kỳ.
B. Đức.
C. Nhật.
D. Australia.
Câu 2: Chủ đề sự kiện Giờ Trái Đất 2024 là gì?
A. Kiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ.
B. Tiết kiệm điện – thành thói quen.
C. Lên tiếng vì thiên nhiên.
D. Giảm dấu chân Carbon – hướng tới Net Zero.
Câu 3: Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 là gì?
A. Phục hồi hệ sinh thái.
B. Chỉ một trái đất.
C. Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
D. Phục hồi đất, sa mạc hóa và chống chịu hạn hán.
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 7 Bảo vệ thế giới tự nhiên - Tuần 1