Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 9: Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 9: Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(12 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Sở thích thích được đi nhiều nơi, thích được tiếp cúc với nhiều người phù hợp với nghề nào sau đây?
A. Giáo viên.
B. Công an.
C. Hướng dẫn viên du lịch.
D. Kĩ sư.
Câu 2: Sở thích chăm sóc người khác, có tính nhân hậu, khéo tay,… phù hợp với nghề nào sau đây?
A. Thiết kế thời trang.
B. Điều dưỡng.
C. Nghệ sĩ.
D. Công nhân.
Câu 3: Đâu là yếu tố chủ quan tác động đến việc chuyển đổi nghề?
A. Do kinh tế gia đình.
B. Do hoàn cảnh gia đình.
C. Do thiếu cơ hội phát triển.
D. Do mong muốn trải nghiệm nhiều công việc khác nhau.
Câu 4: Đâu là đức tính cần có của nghề Điều dưỡng?
A. Sáng tạo.
B. Kiên trì.
C. Lười nhác.
D. Tư duy phản biện tốt.
Câu 5: Biện pháp để rèn luyện năng lực thích ứng là
A. Không thử sức với các vai trò lãnh đạo.
B. Quan tâm đến cảm xúc của bản thân.
C. Xác định mục đích rõ ràng.
D. Có kế hoạch cụ thể.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Để chuyển đổi nghề không cần phẩm chất, năng lực nào?
A. Kiên trì.
B. Tự tin.
C. Năng lực tự học.
D. Tự cao.
Câu 2: Đâu không phải là biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp?
A. Tham gia câu lạc bộ kĩ năng giao tiếp.
B. Kế hoạch thực hiện cụ thể, liên tục.
C. Tăng cường giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh.
D. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 3: Đâu không phải là biện pháp rèn luyện năng lực thích ứng.
A. Kiên định thực hiện theo kế hoạch.
B. Đặt ra những thử thách cho bản thân.
C. Thử sức với các vai trò lãnh đạo, quản lí,…
D. Lắng nghe, quan sát, học hỏi từ những người xung quanh.
Câu 4: Đâu không phải là yếu tố chủ quan tác động đến việc chuyển đổi nghề?
A. Không đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của nghề.
B. Không còn sự nhiệt huyết với nghề hiện tại.
C. Nghề đang làm không còn khả năng phát triển.
D. Mong muốn có cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn.
Câu 5: Đâu không phải là khả năng, sở thích phù hợp với nghề Bác sĩ chuyên khoa?
A. Nhân hậu.
B. Cẩn thận, chu đáo.
C. Tư duy tốt, có tính sáng tạo.
D. Khéo tay.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là phẩm chất, năng lực của nghề Luật sư tư pháp luật?
A. Tư duy, phân tích và tổng hợp.
B. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
C. Học giỏi môn Sinh học, Hóa học.
D. Khả năng diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.
Câu 2: Cách để rèn luyện nghề Luật sư tư vấn pháp luật là
A. Tham gia các phiên tòa giả định.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Xem phim liên quan đến cứu người.
D. Học hỏi từ những người xung quanh.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Để bước vào thế giới nghề nghiệp, tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội em cần làm gì?
A. Chuẩn bị tốt tâm thế và kĩ năng lao động cơ bản.
B. Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi.
C. Tham gia vào những hoạt động tình nguyện.
D. Chỉ cần nhận thức được điểm yếu của bản thân.