Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Ban mai
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Ban mai. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 8: BAN MAI
ĐỌC: BAN MAI
(19 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Ở đoạn đầu bài đọc, tác giả đã chạy ra đâu?
A. Bờ ao.
B. Bãi biển.
C. Bờ sông.
D. Đồng cỏ.
Câu 2: Con vật nào dưới đây được nhắc tới trong bài đọc?
A. Con ngựa.
B. Con cá.
C. Con dê.
D. Con bò.
Câu 3: Cỏ linh lăng là loại cỏ gì?
A. Một loại cỏ được dùng để chữa bệnh tiêu chảy cho vật nuôi.
B. Một loại cỏ được dùng để cầm máu cho vật nuôi.
C. Một loại cỏ con người có thể ăn được.
D. Một loại cỏ thường dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
Câu 4: Cỏ linh lăng được miêu tả như thế nào trong bài đọc ?
A. Cỏ linh lăng lành lạnh mềm mại.
B. Cỏ linh lăng mềm mại ướt đẫm.
C. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh.
D. Cỏ linh lăng cứng cáp ẩm ướt.
Câu 5: Nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào khi chạy trên cỏ linh lăng?
A. Cảm thấy yêu đời.
B. Cảm thấy thích thú.
C. Cảm thấy bất ngờ.
D. Cảm thấy hạnh phúc.
Câu 6: Nhân vật “tôi” ước có màu vẽ để làm gì?
A. Để vẽ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp buổi ban mai.
B. Để vẽ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp buổi xế chiều.
C. Để vẽ khung cảnh đàn ngựa đang gặm cỏ.
D. Để vẽ cỏ linh lăng cùng đàn ngựa trên thảo nguyên.
Câu 7: Theo bài đọc, tác giả vừa chạy vừa quan sát những gì?
A. Các bô lão đang ngồi câu cá.
B. Những đàn bò đang gặm cỏ.
C. Những con cá đang bơi lội dưới sông.
D. Mọi diễn biến xung quanh.
Câu 8: Tại sao mặt đất lại nát nhừ?
A. Vì đàn bò giẫm trên mặt đất để ăn cỏ.
B. Vì mưa xuống làm đất mềm đi.
C. Vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe.
D. Vì xe ô lu qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe.
Câu 9: Chạy trên mảnh đất quê hương, chim gì lao vun vút trên đầu nhân vật “tôi”?
A. Chim én.
B. Chim bồ câu.
C. Chim chích.
D. Chim sẻ.
Câu 10: Theo bài đọc, đám cây bạc hà được miêu tả như thế nào?
A. Mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như mộ hòn đảo nhỏ xanh ngắt.
B. Thơm thơm, nhìn xa trông như một thảo nguyên màu tím nhạt.
C. Mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt.
D. Thơm thơm, mọc cao ngang tầm thắt lưng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao nhân vật “tôi” lại muốn vẽ những cảnh sắc ấy?
A. Vì cảnh vật quá đẹp và nhân vật tôi thiết tha yêu mến cảnh đẹp đó.
B. Vì đây là khung cảnh thiên nhiên nơi nhân vật tôi sinh sống.
C. Vì nơi này đã cùng nhân vật tôi lớn lên.
D. Vì nhân vật tôi muốn lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu.
Câu 2: Qua những chi tiết, nhân vật “tôi” quan sát và cảm nhận về cảnh sắc nhiên nhiên, cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào?
A. Thông minh, nhanh nhẹn , không ngại gian khổ.
B. Có tinh thần ham học hỏi, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
C. Có tinh thần ham học hỏi, quan sát tốt và rất thông minh.
D. Có tính quan sát tốt, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: Tên nào dưới đây phù hợp với bài đọc?
A. Hoàng hôn của làng quê.
B. Trên mảnh đất quê hương.
C. Những kỉ niệm tuổi ấu thơ.
D. Vẻ đẹp cỏ linh lăng.
Câu 4: Tại sao tác giả bị cỏ linh lăng đâm vào chân đau nhói nhưng vẫn cảm thấy thích thú?
A. Vì tác giả muốn thi chạy với dòng sông chảy xiết.
B. Vì tác giả muốn chạy thử trên cỏ linh lăng ướt đẫm.
C. Vì tác giả cảm thấy yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật đẹp đẽ ngay giờ phút này đây.
D. Vì tác giả muốn chạy theo với những con chim én trên bầu trời.
Câu 5: Đâu là nội dung của bài đọc?
A. Cảnh bình minh tươi đẹp của quê hương tác giả và niềm ước ao có màu vẽ để vẽ lại cảnh tuyệt vời ấy.
B. Cảnh hoàng hôn tươi đẹp của quê hương tác giả và niềm ao ước có màu vẽ để vẽ lại cảnh tuyệt vời ấy.
C. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp lúc chớm thu ở quê hương của tác giả với những con ngựa cùng cỏ linh lăng.
D. Lòng tin yêu của tác giả với làng quê yên bình nơi mình đang sinh sống.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Những hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn thứ hai có tác dụng gì?
A. Làm cho cảnh vật trở nên gần gũi với trẻ em và thể hiện được trí tưởng tượng của tác giả.
B. Làm cho cảnh vật mang nhiều sắc màu và đẹp hơn.
C. Làm cho cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết, đáng yêu như những người bạn.
D. Làm cho cảnh vật trở nên đẹp hơn trong mắt tác giả.
Câu 2: Em hãy cho biết, câu dưới đây thuộc kiểu câu gì?
“Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.”
A. Câu đươn.
B. Câu ghép.
C. Câu rút gọn.
D. Câu cảm thán.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu dưới đây?
“Nom như một hòn đảo nhở màu tím nhạt.”
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. Liệt kê.
D. So sánh.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về quê hương, đất nước?
A. Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Ban mai