Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI
BÀI 3: NAY EM MƯỜI TUỔI
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
(15 CÂU)
TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Gió mùa tràn về cũng là lúc báo hiệu mùa đông đã đến, bầu trời ảm đạm không còn trong xanh và những đám mây lững lờ trôi biến mất thay vào đó là một màu xám xịt. Cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng ít nhộn nhịp hơn thường lệ. Làn gió mang theo hơi khô lạnh làm thời tiết hanh hơn. Cây bàng trước cửa nhà em đã trút toàn bộ lá, chỉ còn lại những cánh tay khẳng khiu vươn lên sống sót trong ngày đông lạnh lẽo. Mùa đông thời tiết giá lạnh, có mưa phùn gió bấc khiến cho mọi người phải đóng cửa hết và rất ít ra ngoài vì trời lạnh. Thi thoảng trên những phố vắng có vài người đang cặm cụi quét những đống lá khô rụng tả tơi sau một đêm gió rét. Sáng sớm, không còn tiếng chim hót, tất cả vẫn chìm trong giấc ngủ dài, bác mặt trời uể oải vươn vai thức dậy cũng là lúc người ta ra đường đi làm. Mọi người ai cũng mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ để chống lại cái lạnh giá làm buốt cóng đôi bàn tay. Ngoài công viên chẳng còn bóng dáng những cụ già đi tập thể dục buổi sáng. (Bài viết của học sinh) |
Câu 1: Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết, điều gì báo hiệu mùa đông đã đến?
A. Gió mùa tràn về.
B. Mưa phùn.
C. Những đám mây xám xịt trên bầy trời.
D. Những cơn gió lạnh.
Câu 2: Làn gió mùa đông mang theo hơi lạnh khiến thời tiết như thế nào?
A. Làm thời tiết ấm hơn.
B. Làm thời tiết hanh hơn.
C. Làm thời tiết mát mẻ hơn.
D. Làm thời tiết mưa phùn.
Câu 3: Vào mùa đông cây bàng như thế nào?
A. Cây bàng ra hoa rực rỡ.
B. Cây bàng trút hết lá.
C. Cây bàng mọc thêm nhiều lá.
D. Cây bàng bị sâu bệnh.
Câu 4: Buổi sáng sớm vào mùa đông, tại sao không còn tiếng chim hót?
A. Chim đã bay đi tìm nơi ấm áp hơn.
B. Chim thích làm tổ vào mùa đông.
C. Chim đã chìm vào giấc ngủ dài.
D. Chim ngừng hót vì thời tiết quá lạnh.
Câu 5: Trong đoạn văn, mọi người mặc những loại quần áo nào vào mùa đông?
A. Áo sơ mi và quần ngắn.
B. Áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ.
C. Áo mưa và giày dép nhẹ.
D. Áo choàng lụa và mũ rơm.
Câu 6: Bác mặt trời trong đoạn văn được miêu tả như thế nào?
A. Bác mặt trời uể oải vươn vai thức dậy.
B. Bác mặt trời mờ màng vươn vai thức dậy.
C. Bác mặt trời bừng tỉnh đón ngày mới.
D. Bác mặt trời mệt ngoài vươn vai thức dậy.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hồ sen
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
(Nhược Thủy)
Câu 1: Trong đoạn thơ này, tác giả miêu tả điều gì?
A. Nắng và mưa.
B. Hoa sen trong hồ.
C. Cá và rong.
D. Cây và lá.
Câu 2: Trong đoạn thơ, mùi hương của hoa sen được miêu tả như thế nào?
A. Mùi hương thơm ngát.
B. Mùi hương đậm đà.
C. Mùi hương gắt gỏng.
D. Mùi hương chát chua.
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy cho biết, từ ngữ nào phù hợp để điền vào chỗ chấm trong câu thơ sau “Hoa sen đã nở/…. đầy hồ”?
A. Tươi sáng.
B. Chói lọi.
C. Rực rỡ.
D. Bừng sáng.
Câu 4: Điều gì làm cho cảnh vật trong đoạn thơ thêm thơ mộng và yên bình?
A. Màu sắc rực rỡ của hoa sen.
B. Mùi hương thơm ngát của hoa sen.
C. Sương long lanh chạy.
D. Gió rung êm đềm.
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phần mở đầu trong bài văn tả phong cảnh cần đảm bảo nội dung gì?
A. Giới thiệu được phong cảnh sẽ miêu tả.
B. Miêu tả được đặc điểm nổi bật của phong cảnh.
C. Miêu tả được sự thay đổi của phong cảnh theo thời gian.
D. Miêu tả cảm xúc của người viết khi quan sát phong cảnh.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết, phần thân bài có mấy cách miêu tả phong cảnh?
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 3: Trong bài văn tả phong cảnh, biện pháp tu từ nào giúp cho phong cảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, sống động như con người?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu văn nào không sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả phong cảnh thiên nhiên?
A. Sáng hôm nay, bác Mặt Trời thức dậy từ sớm. Bác vươn mình, gom những tia nắng thành cái chổi lớn, quét sạch những đám mây đen trên nền trời.
B. Ông mặt trời chiếu những tia nắng ban mai ấm áp đầu tiên xuống những ngọn đồi núi xanh mướt.
C. Chỉ qua một đêm, vườn cúc họa mi còn e ấp đã đồng loạt nở rộ. Chị nào cũng hớn hở khoe những cánh hoa tim tím nhỏ xinh với bác làm vườn.
D. Những bông hoa nở rộ một khoảng vườn khiến bức tranh thiên nhiên càng thêm sống động.
Câu 2: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả phong cảnh thiên nhiên?
A. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi.
B. Những đám mây trắng trôi lờ lững trên bầu trời tạo nên một khung cảnh bình yên đến lạ.
C. Đó là một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống với một màu xanh non bao trùm lên toàn khung cảnh.
D. Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp với những đảo đá có nhiều hình thù đa dạng.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh