Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ Vật lí 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG III: TỪ TRƯỜNG
BÀI 12: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
(40 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?
A. Di chuyển một đoạn dây dẫn giữa các cực của nam châm.
B. Giữ cố định một đoạn dây dẫn giữa hai cực của nam châm.
C. Di chuyển một thanh nam châm ra khöi một ống dây dẫn.
D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.
Câu 2: Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T).
B. Ampe (A).
C. Veber (Wb).
D. Vôn (V).
Câu 3: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hay ra xa nam châm ?
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 6: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
Câu 7: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 8: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 9: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:
A. có phương vuông góc với nhau
B. cùng phương, ngược chiều
C. cùng phương, cùng chiều
D. có phương lệch nhau 45º
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
Câu 11: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
A. Xung quanh một điện tích đứng yên.
B. Xung quanh một dòng điện không đổi.
C. Xung quanh một ống dây điện
D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.
2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)
Câu 1: Trên Hình 3.2 , khi thanh nam châm dịch chuyền lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng.
Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm.
C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cưrc nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Một đoạn dây dẫn chuyển động trong một từ trường.
B. Kim nam châm đang chỉ về cực địa lí phía bắc của Trái Đất.
C. Một khung dây quay trong từ trường.
D. Một nam châm vĩnh cửu được thả rơi thẳng đứng vào một ống nhôm.
Câu 3: Một đoạn dây dẫn được đặt trên hai thanh kim loại và tạo thành một mạch kín. Tất cả được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ (Hình 3.10). Đoạn dây dẫn đang chuyển động với tốc độ và khi chuyền động luôn tiếp xúc với hai thanh kim loại. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy qua từ đến .
B. Dòng điện chạy qua từ đến .
C. Không có dòng điện chạy qua .
D. Đoạn dây không chịu tác dụng của lực.
Câu 4: Một thanh nam châm được thả rơi vào một ống dây thẳng đứng. Giả sử cực bắc của nam châm hướng xuống dươi. Nếu nhìn từ trên xuống ống dây, tại thời điểm nam châm đang rơi đến sát đầu trên của ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.
B. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng lên trên.
C. Dòng điện chạy trong ống theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.
D. Dòng điện chạy trong ống theo chiều kim đồng hồ và nam châm chịu một lực từ hướng xuống.
Câu 5: Hình bên mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, dòng điện trong ống dây
A. có độ lớn tăng lên.
B. có độ lớn giảm đi.
C. có độ lớn không đổi.
D. đảo ngược chiều.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm trong từ trường về mặt tác dụng lực.
C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 7: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là
A. theo chiều kim đồng hồ
B. ngược chiều kim đồng hồ
C. không có dòng điện cảm ứng
D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây
Câu 8: Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.
Câu 10: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?
Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:
A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.
B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.
C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.
Câu 11: Tìm phát biểu sai về điện từ trường.
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
3. VẬN DỤNG (15 CÂU)
Câu 1:Một khung dây có diện tích được đặt nghiêng so với đường sức của từ trường đều với độ lớn cảm ứng từ là . Từ thông qua khung dây là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 2: Ở Đài Tiếng nói Việt Nam, một máy đang phát sóng điện từ. Vào thời điểm , tại một điểm xác định ở phương truyền hướng thẳng đứng hướng lên trên, nếu cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía nam thì cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía đông.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía tây.
C. độ lớn bằng không.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía bắc.
Câu 3: Một dây dẫn thẳng dài chuyền động đều với tốc độ theo chiều vuông góc với dây và với cảm ứng từ có độ lớn . Suất điện động cảm ứng giữa hai đầu dây là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 4: Một đoạn dây dẫn điện thẳng dài chuyển động theo phương vuông góc với chính nó và vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là . Biết suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là . Đoạn dây chuyển động với tốc độ là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 5: Có nhiều loại thiết bị được dùng để đo từ trường của Trái Đất. Một trong số đó là “cuộn dây lật”. Cuộn dây này gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 0,010 m3. Đầu tiên, cuộn dây được đặt sao cho mặt phẳng của nó vuông góc với từ trường của Trái Đất, sau đó quay 180° để từ trường đi qua cuộn dây theo hướng ngược lại. Từ trường của Trái Đất là 0,050 mT và cuộn dây quay trong 0,50 s. Độ lớn suất điện động sinh ra trong cuộn dây khi lật là
A. 0,050 mV.
B. 0,10 mV.
C. 0,20 mV.
D. 1,0 mV.
Câu 6: Một khung dây hình tam giác vuông cân có chiều dài mỗi cạnh góc vuông là 0,20m được đặt trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây vương góc với cảm ứng từ. Nếu độ lớn cảm ứng từ thay đổi từ 0,30 T đến 0,10 T trong 50 ms thì suất điện động cảm ứng trong khung là
A. 0,08 V.
B. 0,12 V.
C. 0,16 V.
D. 0,24 V.
Câu 7: Một khung dây phẳng hình vuông đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có giá trị: B = 5.10-2 T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 4.10-5 Wb. Độ dài cạnh khung dây là
A. 8cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 6cm
Câu 8: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng
A. -60.10-6 Wb.
B. -45.10-6 Wb.
C. 54.10-6 Wb.
D. -56.10-6 Wb.
Câu 9: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều, B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt khung. Quay khung cho mặt phẳng khung song song với các đừng sức từ. Độ biến thiên từ thông bằng
A. -20.10-6 Wb.
B. -15.10-6 Wb.
C. -25.10-6 Wb.
D. -30.10-6 Wb.
Câu 10: Một khung dây có diện tích 5 cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị
A. 0,2 T.
B. 0,02 T.
C. 2,5 T.
D. Một giá trị khác.
Câu 11: Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là
3.10-5Wb. Cảm ứng từ có giá trị
A. B = 3.10-2 T
B. B = 4.10-2 T
C. B = 5.10-2 T
D. B = 6.10-2 T
Câu 12: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10-7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó
A. 0°
B. 30°
C. 45°
D. 60°
Câu 13: Một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 T. Véc - tơ vận tốc của thanh hợp với đường sức từ một góc 30°. Thanh dài 40 cm. Một vôn kế nối với hai đầu thanh chỉ 0,2 V. Có véc - tơ vận tốc v vuông góc với thanh dẫn. Vận tốc của thanh là
A. 2 m/s.
B. 1,5 m/s.
C. 2,5 m/s.
D. 1 m/s.
Câu 14: Một dây dẫn có chiều dài l = 20 cm chuyển động với vận tốc v = 30 cm/s trong từ trường có cảm ứng từ B = 0,1T, luôn luôn vuông góc với đường cảm ứng từ. Khi đó suất điện động xuất hiện ở hai đầu mút của dây là
A. 0,06 V.
B. 0,6 V.
C. 0,006 V.
D. 6 V.
Câu 15: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng
A. 1 mV.
B. 8 V.
C. 0,5 mV.
D. 0,04 V.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Một khung dây dẫn tròn có 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng bằng 50 cm2, đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T. Mặt phẳng khung hợp với đường sức của từ trường một góc 45°. Từ ví trí nói trên, người ta quay cho mặt phẳng khung song song với đường sức trong thời gian 0,02 s. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn
A. 0,53 V.
B. 0,35 V.
C. 3,55 V.
D. 3,5 V.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ như trình bày ở Hình 3.2. Trong các phát biểu sau đây của học sinh, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Mỗi khi từ thông qua mặt giới hạn bởi mạch điện kín biến thiên theo thời gian thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
b) Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kin ti lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.
c) Độ lớn của từ thông qua một mạch kín càng lớn thì suất điện động cảm ứng trong mạch kín đó càng lớn.
d) Dịch chuyển thanh nam châm lại gần một đầu ống dây thì đầu đó sẽ hút thanh nam châm vì khi đó, ống dây là một nam châm điện.
Trả lời:
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ