Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Luyện tập tả người (Tìm ý, lập dàn ý)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Luyện tập tả người (Tìm ý, lập dàn ý). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: CÓ HỌC MỚI HAY
VIẾT: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Khi tả người, yếu tố nào sau đây không cần thiết?
A. Ngoại hình.
B. Tính cách.
C. Hoàn cảnh gia đình.
D. Nghề nghiệp.
Câu 2: Khi tả ngoại hình, em nên tập trung vào đặc điểm nào?
A. Chiều cao.
B. Cân nặng.
C. Điểm nổi bật của người đó.
D. Màu da.
Câu 3: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tả người là gì?
A. Kể lại diễn biến câu chuyện
B. Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…).
C. Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…).
D. Cả B và C.
Câu 4: Khi tả tính cách, em nên làm gì?
A. Chỉ nêu ưu điểm.
B. Chỉ nêu nhược điểm.
C. Nêu cả ưu điểm và nhược điểm.
D. Không đề cập đến tính cách.
Câu 5: Chi tiết nào dưới đây không phù hợp khi tả bạn em:
A. Lan có đôi mắt sáng lấp lánh.
B. Hai bím tóc của cậu ấy lúc nào cũng được tết gọn gàng với những chiếc nơ rất xih.
C. Lan luôn chăm sóc em, quan tâm lo lắng cho em tới từng bữa ăn giấc ngủ.
D. Đôi môi Lan chúm chím lúc nào cũng nở một nụ cười xinh xắn.
Câu 6: Chi tiết nào sau đây không phù hợp để miêu tả một em bé chừng 4 – 5 tuổi
A. Khuôn mặt bầu bĩnh.
B. Đôi mắt đen, luôn mở to.
C. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha.
D. Dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Để tạo ấn tượng mạnh về nhân vật, em nên bắt đầu bài văn bằng cách nào?
A. Giới thiệu tên tuổi.
B. Mô tả hoàn cảnh gia đình.
C. Nêu một đặc điểm nổi bật nhất.
D. Kể về nghề nghiệp.
Câu 2: Khi kết thúc bài văn tả người, em nên làm gì?
A. Tóm tắt lại các đặc điểm đã nêu.
B. Nêu cảm nghĩ của bản thân về người đó.
C. Kể một câu chuyện về người đó.
D. Không cần kết luận.
Câu 3: Yếu tố nào không nên thiếu trong bài văn tả người?
A. Ngoại hình.
B. Tính cách.
C. Gia cảnh.
D. Sở thích.
Câu 4: Khi tả người, việc sử dụng biện pháp tu từ nào là phù hợp?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Điệp ngữ.
D. Tất cả đều đúng.
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Để tránh sự nhàm chán khi tả người, em nên làm gì?
A. Chỉ tả ngoại hình.
B. Kết hợp vừa miêu tả vừa bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về người được tả.
C. Chỉ kể về tính cách.
D. Không đưa ra nhận xét cá nhân.
Câu 2: Khi tả người, yếu tố nào giúp làm nổi bật cá tính của nhân vật?
A. Ngoại hình.
B. Cử chỉ, hành động.
C. Lời nói.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Trong bài văn tả người, em nên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Chi tiết nào sau đây không dùng để tả ông cụ?
A. Râu, tóc bạc phơ.
B. Da nhăn nheo.
C. Dáng lom khom.
D. Bước đi nhanh nhẹn, uyển chuyển.
Câu 2: Muốn tả người cần?
A. Xác định đối tượng cần tả.
B. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu
C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự.
D. Cả 3 đáp án trên.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Luyện tập tả người (Tìm ý, lập dàn ý)