Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: Cao Bằng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Cao Bằng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 9: VÌ CUỘC SỐNG BÌNH YÊN
ĐỌC: CAO BẰNG
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Bài thơ Cao Bằng được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Năm chữ.
C. Tự do.
D. Song thất lục bát.
Câu 2: Bài thơ miêu tả Cao Bằng như thế nào?
A. Thấp và bằng phẳng.
B. Cao rồi dần bằng bằng xuống.
C. Chỉ toàn núi cao.
D. Bằng phẳng như đồng bằng.
Câu 3: Loại quả nào được nhắc đến trong bài thơ Cao Bằng?
A. Cam. B. Mận. C. Đào. D. Lê.
Câu 4: Tác giả miêu tả mận Cao Bằng có vị như thế nào?
A. Chua. B. Đắng. C. Ngọt. D. Chát.
Câu 5: Bài thơ Cao Bằng so sánh ông với cái gì?
A. Ông lành như hạt gạo.
B. Ông lành như suối trong.
C. Ông lành như núi cao.
D. Ông lành như mận ngọt.
Câu 6: Bà được miêu tả như thế nào trong bài thơ Cao Bằng?
A. Bà hiền như hạt gạo.
B. Bà hiền như suối trong.
C. Bà hiền như cục đất.
D. Bà hiền như bụt.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tác giả so sánh lòng yêu nước của người Cao Bằng với điều gì?
A. Suối trong.
B. Hạt gạo.
C. Núi non Cao Bằng.
D. Mận ngọt.
Câu 2: Bài thơ miêu tả tình yêu đất nước của người Cao Bằng như thế nào?
A. Nông cạn.
B. Bình thường.
C. Sâu sắc.
D. Không đề cập.
Câu 3: Bài thơ so sánh sự lặng thầm của Cao Bằng với điều gì?
A. Núi cao.
B. Mận ngọt.
C. Suối khuất rì rào.
D. Hạt gạo.
Câu 4: Cao Bằng được miêu tả là đang giữ điều gì?
A. Mận ngọt.
B. Suối trong.
C. Một dải dài biên cương.
D. Hạt gạo.
--------------------------------
------------- Còn tiếp -------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: Cao Bằng