Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 11: Ôn tập chương 3
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Ôn tập chương 3. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN
BÀI 11. ÔN TẬP CHƯƠNG 3
(40 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Chất X có công thức CH3NHCH3. Tên gọi của X là
A. trimethylamine.
B. ethylamine.
C. methylamine.
D. dimethylamine.
Câu 2: Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tử nitrogen?
A. Acetic acid.
B. Methylamine.
C. Tinh bột.
D. Glucose.
Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm carboxyl (COOH)?
A. Methylamine.
B. Phenylamine.
C. aminoacetic acid.
D. Ethylamine.
Câu 4: Mùi khai nồng của các amin là do nguyên nhân nào?
A. Do có nhóm amine (-NH2).
B. Do các amin dễ tan trong nước.
C. Do các amin có nhiệt độ sôi thấp.
D. Do các amin dễ bay hơi.
Câu 5: Aniline (C6H5NH2) tác dụng với dung dịch HCl. Sản phẩm thu được là gì?
A. C6H5NH3Cl
B. C6H5Cl + NH3
C. C6H6 + N2 + H2O
D. C6H5NNa
Câu 6: Amino acid có phân tử khối nhỏ nhất là
A. Glycine.
B. Alanine.
C. Valine.
D. Lysine.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải là nguồn cung cấp protein cho cơ thể?
A. Thịt
B. Cá
C. Trứng
D. Gạo
Câu 8: Khi đun nóng protein trong môi trường acid hoặc kiềm mạnh, protein sẽ bị thủy phân thành gì?
A. Amino acid
B. Peptide
C. Polypeptide
D. Glucose
Câu 9: Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử alanine là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 10: Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn của con người. Trong phân tử protein các gốc α -amino acid gắn với nhau bằng liên kết
A. peptide.
B. hydrogen.
C. amide.
D. glycoside.
Câu 11: Điều nào sau đây sai?
A. Các amine đều có tính base.
B. Tính base của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. Aniline có tính base rất yếu.
D. Aniline có tính base do N có cặp electron chưa liên kết.
Câu 12: Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm carboxyl (COOH)?
A. Acid fomic.
B. Glutamic acid.
C. Alanine.
D. Lysine.
Câu 13: Dung dịch nào sau đây là quì tím chuyển sang màu xanh?
A. Glycine.
B. Methylamine.
C. Aniline.
D. Glucose.
Câu 14: Chất nào sau đây là tripeptide?
A. Val-Gly.
B. Ala-Val.
C. Gly-Ala-Val.
D. Gly-Ala.
Câu 15: Số liên kết peptide trong phân tử peptide Gly-Ala-Val-Gly là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 16: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều
A. chất béo.
B. chất đường.
C. chất bột.
D. protein.
Câu 17: Cho m gam Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Số mol NaOH đã phản ứng là 0,2 mol. Giá trị của m là
A. 14,6.
B. 29,2
C. 26,4.
D. 32,8.
Câu 18: Sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn amino acid là gì?
A. CO2, H2O, N2.
B. CO2, H2O, NH3.
C. CO, H2O, N2.
D. CO, H2O, NH3.
Câu 19: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V mL dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100
B. 200
C. 50
D. 150
Câu 20: Trong môi trường kiềm, tripeptide tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. vàng.
B. tím.
C. xanh.
D. đỏ.
2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)
Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực base?
A. aniline, methylamine, ammonia
B. aniline, ammonia, methylamine
C. ammonia, ethylamine, aniline
D. ethylamine, aniline, ammonia
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính điện di của amino acid?
A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.
B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.
C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.
D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc và pH của môi trường.
Câu 3: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 4: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitrogen về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 5: Một hợp chất có công thức phân tử C4H11N. Số đồng phân amin bậc một, bậc hai, bậc ba ứng với công thức này lần lượt là
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Thí nghiệm tạo phức của methylamine:
- Bước 1: Cho khoảng 2mL dung dịch CuSO4 0,1 M vào ống nghiệm.
- Bước 2: Thêm từ từ dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm, lắc đều.
a. Sau bước 1 thu được kết tủa xanh lam.
b. Sau bước 2 thu được dung dịch trong suốt, không màu.
c. Nếu thay methylamine bằng ethylamine thì hiện tượng quan sát được sau bước 2 không đổi.
d. Phản ứng trên thể hiện tính base của methylamine.
Trả lời:
a) S
b) S
c) Đ
d) S
Câu 2: Cho peptide X có tên gọi như sau: Gly – Glu
a. X thuộc loại dipeptide.
b. Khối lượng phân tử của X là 204 amu.
c. Thủy phân hoàn toàn X với xúc tác enzyme thu được hai muối của α – amino acid.
d. X có phản ứng màu biuret.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
Câu 3: Xét khái niệm và cấu tạo của protein.
a. Protein là hợp chất cao phân tử được hình thành chỉ từ một chuỗi polypeptide.
b. Protein đơn giản có thành phần cấu tạo chỉ chứa các đơn vị α – amino acid.
c. Protein phức tạp gồm protein đơn giản liên kết với thành phần “phi protein”.
d. Khi thủy phân hoàn toàn anbumin (có trong lòng trắng trứng) hoặc fibroin (có trong tơ tằm) chỉ thu được các đơn vị α – amino acid.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 11: Ôn tập chương 3