Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 26: Ôn tập chương 7
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: Ôn tập chương 7. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
BÀI 26. ÔN TẬP CHƯƠNG 7
(38 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Mg.
B. Ag.
C. Cu.
D. Na.
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. NaCl.
B. KNO3.
C. KCl.
D. HCl.
Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al.
B. Mg.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 5: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K.
B. Na, Ba.
C. Be, Al.
D. Ca, Ba.
Câu 6: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe.
B. Na.
C. Ba.
D. K.
Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. BaO.
B. Mg.
C. Ca(OH)2.
D. Mg(OH)2.
Câu 8: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. nhiệt phân MgCl2.
B. điện phân dung dịch MgCl2.
C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.
D. điện phân MgCl2 nóng chảy
Câu 9: Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch NaCl với dung dịch Na2SO4?
A. KOH.
B. BaCl2.
C. KCl.
D. NaOH.
Câu 10: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu?
A. HNO3.
B. KCl.
C. NaNO3.
D. Na2CO3.
Câu 11: Tính cứng tạm thời của nước do các muối calcium hydrogencarbonate và magnesium hydrogencarbonate gây nên. Công thức của calcium hydrogencarbonate là
A. CaSO4.
B. CaCO3.
C. Ca(HCO3)2.
D. CaO.
Câu 12: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2.
B. Na2SO4.
C. CaCl2.
D. NaCl.
Câu 13: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Phèn chua.
B. Thạch cao.
C. Vôi sống.
D. Muối ăn.
Câu 14: Calcium hydroxide (Ca(OH)2) còn gọi là
A. thạch cao.
B. đá vôi.
C. thạch cao sống.
D. vôi tôi.
Câu 15: Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao sống.
B. Đá vôi.
C. Thạch cao khan.
D. Thạch cao nung.
Câu 16: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH.
B. Na2CO3.
C. BaCl2.
D. NaCl.
2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Na, Al, Fe, K. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 2: Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa là
A. +1.
B. +2.
C. +4.
D. +3.
Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Au.
B. Ag.
C. Na.
D. Cu.
Câu 4: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sai.
A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ.
B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì.
C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
Câu 6: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:
A. sự khử ion Na+.
B. Sự oxi hoá ion Na+.
C. Sự khử phân tử nước.
D. Sự oxi hoá phân tử nước
Câu 7: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2.
B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2.
D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 8: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
a) Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
b) Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba.
c) Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm.
d) Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) S
Câu 2: Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,
a) bán kính nguyên tử tăng dần
b) tính kim loại tăng dần.
c) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
d) nhiệt độ sôi giảm dần.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
Câu 3: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) X1 là NaCl.
b) X2 là Cl2.
c) X4 là Ba(HCO3)2 .
d) X5 là NaCl.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 26: Ôn tập chương 7