Giáo án và PPT Kinh tế pháp luật 12 kết nối bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thuộc chương trình Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 5: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em biết những hoạt động nào thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và cho biết việc làm đó đã mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm, hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời:
Em hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề cập trên những phương diện nào?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thực hiện qua những hình thức cơ bản nào? Lấy ví dụ thực tế để minh họa cho mỗi hình thức.
Sản phẩm dự kiến:
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, mang lại những ảnh hưởng tích cực đến xã hội, cộng đồng, đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững quốc gia. Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
+ Trách nhiệm kinh tế: đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động; cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng,...
+ Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.
+ Trách nhiệm nhân văn: doanh nghiệp phải tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
- Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm: Tuân thủ các quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, quyền lợi chính đáng cho người lao động; đảm bảo chất lượng sản phẩm, quyền lợi người tiêu dùng; cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp.
Hoạt động 2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
HS trao đổi và trả lời câu hỏi của giáo viên:
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội, quốc gia?
Em hãy tìm hiểu và nêu một số hậu quả của việc không tuân thủ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Sản phẩm dự kiến:
Việc tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại nhiều ý nghĩa đối với xã hội và doanh nghiệp.
- Đối với xã hội: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội; góp phần bảo vệ môi trường.
- Đối với doanh nghiệp: Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,... nhờ đó doanh nghiệp ngày càng phát triển.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?
Quản lý thu, chi là việc quản lý các nguồn thu nhập và các khoản chỉ tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
Mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chỉ tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kỹ năng quản lý thu, chi.
Câu 2: Em hãy cho biết việc làm của nhân vật trong các trường hợp dưới đây có ý nghĩa thế nào trong quản lý thu, chi gia đình:
Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chỉ và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy liệt kê những mục tiêu tài chính và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó trong gia đình em.
Câu 2: Em hãy viết bài luận ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định “Quản lý thu, chi trong gia đình trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn”.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức