Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1.1. VĂN BẢN: HOÀNG HẠC LÂU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV chiếu hình ảnh và hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy quan sát, tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều em biết về lầu Hoàng Hạc ở vũ Hán, Trung Quốc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu tác giả
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu trả lời:
Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Thôi Hiệu.
Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu của Thôi Hiệu.
Sản phẩm dự kiến:
- Thôi Hiệu: (704 ? – 754)
- Quê quán: Người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
- Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thuộc đời Đường.
- Hiện tại, thơ của ông chỉ còn sót lại 40 bài. Và tác phẩm Hoàng Hạc Lâu được xem là bài thơ hay nhất của ông.
Hoạt động 2. Văn bản “Hoàng Hạc Lâu”
GV yêu cầu học sinh trao đổi theo bàn để trả lời:
Xác định thể loại của tác phẩm “Hoàng Hạc lâu”?
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Hoàng Hạc lâu”?
Nêu bố cục và nội dung chính từng phần?
Sản phẩm dự kiến:
2.1. Đọc văn bản và so sánh bản phiên âm với bản dịch thơ.
2.2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng.
2.3. Một số yếu tố cần lưu ý của văn bản thất ngôn bát cú đường luật
a. Chủ đề
Sự tiếc nuối khôn nguôi với những vẻ đẹp đã qua trong quá khứ mà đại diện là hạc vàng và tâm trạng đơn côi trong sự hữu hạn của đời người.
b. Xuất xứ
Trong một lần tác giả đến thăm Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc và ghé lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh khơi gợi lại trong ông một nỗi buồn mơ hồ thấm vào cõi lòng khiến ông đã xúc cảm và viết bài thơ này.
c. Tứ thơ
Một trong những ý tứ thơ quan trọng nhất trong bài chính là “khói song”. “Khói sóng” một làn sương khói mỏng manh, phảng phất trên mặt nước, thường xuất hiện lúc bình minh hay hoàng hôn. “khói sóng” bảng lảng không thể nắm bắt và mơ hồ, vô định gợi nên cảm giác man mác, bơ vơ của con người. Có thể thi nhân nhìn khói sóng mỏng manh ẩn hiện trong buổi hoàng hôn mà chợt nhận ra mình đang cô đơn nơi đất khách, cũng có thể chính là nỗi niềm đơn độc sẵn có đã khiến thi nhân tìm một thi ảnh để kí thác tâm trạng của mình.
d. Bố cục
Có thể chia bố cục bài thơ theo 2 cách sau đây:
Theo đề - thực – luận – kết
+ Phần đề: Là sự hoài niệm “hạc vàng” trong điển tích xưa; đồng thời cũng là sự hoài niệm vẻ đẹp đã qua không trở lại.
+ Phần thực: Sự hoài niệm, nuối tiếc và cảm thức về sự còn – mất, về sự hữu hạn – vô hạn của đất trời và con người.
+ Phần luận: Đặc tả phong cảnh nhìn từ lầu Hoàng Hạc, qua đó gửi gắm cảm xúc.
+ Phần kết: Tâm trạng buồn cô đơn, nhớ quê hương da diết.
Bố cục: Bốn câu đầu và bốn câu cuối
+ Bốn câu đầu: Cảm xúc hoài cổ và những chiêm nghiệm đầy tiếc nuối về mối quan hệ giữa còn – mất, vô cùng – hữu hạn, bất biến – vô thường.
+ Bốn câu cuối: Phong cảnh lầu Hoàng Hạc lúc hoàng hôn, cảnh ngộ cô đơn của thực tại và nỗi niềm thương nhớ quê hương.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Hoạt động 1: Đặc điểm của phong cách cổ điển qua văn bản Hoàng Hạc lâu
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi trả lời:
Bố cục văn bản được triển khai theo những cách nào?
Chỉ ra vần nhịp, đối trong bài thơ.
Em hãy nhận xét về quy luật của bài thơ.
Chỉ ra hệ thống hình ảnh và điển tích, điển cố trong bài thơ.
Phong cách thơ được thể hiện như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
* Bố cục: có 2 cách triển khai hoặc theo đề - thực – luận – kết. Hoặc chia theo 4 câu đầu và 4 câu cuối của tác phẩm.
* Vần nhịp, đối trong bài
Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng có cách gieo vần như sau:
B – B – T – T – T – B – B (vần)
T – T – B – B – T – T – B (vần)
T – T – B – B – B – T – T
B – B – T – T – T – B – B (vần)
B – B – T – T – B – B – T
T – T – B – B – T – T – B (vần)
T – T – B – B – B – T – T
B – B – T – T – T – B – B (vần)
Tuy nhiên ở bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã có một chút biến đổi trong 2 câu đầu không còn theo quy luật nữa:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
T – B – T – B – B – T – T (vần)
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
T – T – B – B – B - T – B (vần)
Kéo theo câu thứ 3 cũng thất luật:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
B – T – T – T – T – T – T
Nhận xét: Mặc dù có sự thay đổi không tuân thủ theo đúng luật bằng – trắc của thơ Đường song vẫn được coi như một trong những bài thơ Đường hay nhất. Bởi ý thơ sâu sắc, ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng đậm chất trữ tình.
* Hệ thống hình ảnh, điển tích, điển cố
Bài thơ đã sử dụng một hệ thống các hình ảnh cùng điển tích, điển cố qua đó góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Hình ảnh: “tích nhân” (người xưa); “thử địa” (nơi đây), “không” (trống không, trơ trọi), “nhất khứ” (đã bay đi), “thiên tải” (ngàn năm)… đồng thời có thể xác định trục quan hệ của các từ theo cặp quan hệ quá khứ - hiện tại (tích nhân – thử địa), hữu hạn – vô cùng (“hoàng hạc nhất khứ” – “bạch vân thiên tải”)…
+ Điển tích, điển cố về “hạc vàng”: Tên gọi “lầu Hoàng Hạc” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian: tương truyền tu sĩ Phí Văn Vi đặc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy, một hôm bay qua Vũ Hán đã đỗ xuống ngắm nhìn cảnh đẹp, người đời sau bèn xây lầu để kỉ niệm. Con hạc vàng tượng trưng cho điều kì diệu, đẹp đẽ chỉ xuất hiện một lần, mãi mãi gây thương nhớ không nguôi cho đời sau.
Việc sử dụng điển tích, điển cố “hạc vàng” đi kèm với các hình ảnh giúp cho bài thơ thấm đượm phong vị hoài cổ, cấu tứ trở nên hàm súc giàu sức gợi cảm.
* Phong cách bài thơ: Cổ điển. Thể hiện qua tính khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng cũng như yếu tố nghệ thuật. Chi tiết nhất thể hiện qua hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, điển tích điển cổ cùng với ngôn ngữ tao nhã….
Hoạt động 2: Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình
GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm:
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể bộc lộ trong bài?
Bốn câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc nhằm biểu đạt ngụ ý gì của tác giả?
Khung cảnh tiễn biệt được miêu tả qua đối tượng và không gian đưa tiễn giúp cho người đọc cảm nhận được điều gì?
Nêu ý nghĩa của sự đối lập giữa cái có (khung cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp) và cái không có (niềm vui sum vầy)?
Qua bốn câu thơ cuối, ta thấy được cảm xúc của tác giả lúc này như thế nào?
Bài thơ nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người khơi gợi lên cho em cảm xúc gì?
Nêu đặc điểm của phong cách sáng tác được sử dụng trong Hoàng Hạc lâu?
Sản phẩm dự kiến:
2.1. Chủ thể trữ tình và nội dung bao quát
• Chủ thể trữ tình: Là người lên lầu Hoàng Hạc ngắm cảnh mà sinh tình.
• Nội dung: Thông qua câu chuyện về lầu Hoàng Hạc cũng như việc miêu tả cảnh đẹp được ngắm nhìn từ lầu Hoàng Hạc để gửi gắm nỗi niềm tâm trạng. Tác giả suy ngẫm về quá khứ - hiện tại, về cái hữu hạn và cái vô cùng.
2.2. Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình
a. Bốn câu thơ đầu
“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du”.
- Ở bốn câu thơ đầu, chủ thể trữ tình đã bộc lộ một nỗi niềm man mác, nỗi bàng hoàng đến ngơ ngẩn trước thực tại: người tên và hạc vàng đã không còn. Sự biến thể phá luật độc đáo của câu 1-2 càng tô đậm thêm nỗi niềm đó.
- Nhà thơ không tả cái đang hiện hữu mà lại nhớ về cái đã có và đã mất.
Thể hiện một sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc của chủ thể trữ tình.
- Câu thơ thứ 3 có đến 6 thanh trắc và câu thơ thứ 4 có đến 5 thanh bằng. Điều này diễn ra một sự thật tàn nhẫn đồng thời cũng là sự bừng tỉnh đến bàng hoàng khi nhận ra.
- Ba chữ cuối “không du du” nhằm diễn tả đám mây trắng nhẹ trôi trên không trung, một đám mây trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay xa mãi và vô tận muôn đời.
Bầu trời nhuốm một màu tâm trạng của thi sĩ. Phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của kiếp người?
b. Bốn câu thơ cuối
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo lê thê Anh Vũ châu
Nhật mô hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
- Ở 4 câu thơ cuối này tác giả đã vẽ nên một bức tranh lầu Hoàng Hạc vô cùng tươi tắn bình dị thế nhưng lại vắng lặng yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Ẩn sâu trong nó là một nỗi buồn man mác và phảng phất đâu đây.
- Điểm nhấn đặc biệt của bài thơ có lẽ nằm ở hai câu cuối. Mà sau này đã có rất nhiều nhà thơ đã “mượn” lại ý tưởng này của Thôi Hiệu.
- Từ việc đứng trên lầu và quan sát phong cảnh lầu Hoàng Hạc nhà thơ bỗng man mác nỗi niềm nhớ cố hương. Tứ thơ “khói sóng” được xem là một điểm nhấn của cả bài. Khói sóng nhằm chỉ làn sương mỏng manh có thể xuất hiện lúc hoàng hôn cũng có thể là khi bình minh. Chỉ nhìn được chứ hoàn toàn không nắm bắt được. Nó cũng chính là cảm giác bơ vơ, mơ hồ và vô định của con người.
- Lúc này thi sĩ cũng chợt nhớ đến mình đang cô đơn nơi đất khác. Tất cả đã cộng hưởng tạo nên một thi ảnh vô cùng đặc sắc góp phần làm nên sự thành công của cả bài.
III. TỔNG KẾT
Hoạt động 1: Nội dung
Sản phẩm dự kiến:
+ Bài thơ thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc giữa cái vô hạn – hữu hạn, quá khứ - hiện tại.
+ Đồng thời thể hiện nỗi niềm nhớ cố hương của thi nhân.
Hoạt động 2: Nghệ thuật
Sản phẩm dự kiến:
+ Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách luật sáng tạo góp phần thể hiện cái hay, cái đẹp của bài thơ.
+ Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ bình dị với nhiều điển tích điển cố.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu đặc điểm của phong cách sáng tác được sử dụng trong Hoàng Hạc lâu?
Câu 2: Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ Hoàng Hạc lâu.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Kẻ bảng khái quát lại phong cách sáng tác, thời kì văn học của các tác phẩm: Hoàng Hạc lâu, Độc “Tiểu Thanh kí”, Thơ duyên?
Câu 2: Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nổi bật của phong cách sáng tác và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo