Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch. Thuộc chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TIẾT : VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN/KÍ HOẶC KỊCH
A. KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy kể tên một số tác phẩm truyện mà em đã được học trong bài 2 và bài 3? Trong đó em ấn tượng với tác phẩm nào nhất?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tri thức về kiểu bài
Kiểu bài viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch là gì?
Sản phẩm dự kiến:
Bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sang tỏ những điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch đó
Yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
+ Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.
+ Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…).
+ Sử dụng lí lẽ bằng chứng thuyết phục.
+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Bố cục bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch ra sao?
Sản phẩm dự kiến:
+ Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.
+ Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch. Có thể lần lượt chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/hình thức hoặc điểm tương đồng/khác biệt trên từng khía cạnh của nội dung, vấn đề.
+ Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
Cụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể?
Sản phẩm dự kiến:
+ Nhan đề: Những điểm tương đồng và khác biệt.
+ Mở bài: Sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả.
+ Kết bài: Hai tác phẩm cũng cho thấy… dù….
Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào?
Sản phẩm dự kiến:
+ thể loại
+ đề tài
+ cách quan sát miêu tả đối tượng
+ cách huy động kiến thức đời sống
+ sử dụng ngôn từ
+ cái “tôi” trữ tình
Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh đánh giá hai tác phẩm?
Sản phẩm dự kiến:
Khi đưa ra luận điểm, người viết luôn đưa kèm lí lẽ và bằng chứng trong VB.
Ví dụ: Khi nhận xét về sự khác biệt trong việc quan sát, miêu tả dòng sông:
+ Nguyễn Tuân chú ý đến vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ của sông Đà: “hung bạo”, cuộc sống kịch tính.
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường quan sát vẻ đẹp văn hóa giàu màu sắc trữ tình: “thiên tính nữ”, man dại của cô gái Di-gan.
Nêu một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm?
Sản phẩm dự kiến:
Làm rõ những điểm tương đồng khác biệt giữa hai tác phẩm bằng một mẫu câu so sánh: “nếu…thì…”; “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A…thì tác phẩm B…”
Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá.
Từ bài viết trên đây, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học?
Sản phẩm dự kiến:
+ Sự tương đồng trong cách lựa chọn thể loại, đề tài…
+ Tuy nhiên, hai thiên tùy bút mang hai phong cách khác nhau.
+ Nét khác biệt trong cách quan sát, miêu tả.
+ Nét riêng trong cách huy động kiến thức đời sống và sử dụng ngôn từ.
III. Quy trình viết bài
Tóm tắt quy trình viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch?
Sản phẩm dự kiến:
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV nêu yêu cầu: Sưu tầm một bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch sau đó thực hiện nhận xét, đánh giá và đề xuất điều chỉnh (nếu có)
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo