Giáo án và PPT Hóa học 12 cánh diều bài 3: Giới thiệu về carbohydrate
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 3: Giới thiệu về carbohydrate. Thuộc chương trình Hoá học 12 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 12 cánh diều
BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ CARBOHYDRATE
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Glucose (C6(H2O)6), saccharose (C12(H2O)11) và tinh bột ([C6(H2O)5]n) là những hợp chất carbohydrate. Nêu một số loại thực vật chứa những carbohydrate này. Cho biết một số điểm chung về thành phần và cấu tạo hóa học của các carbohydrate trên?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết carbohydrade là gì? Dựa vào đặc điểm nào để phân loại carbohydrade?
Sản phẩm dự kiến:
- Khái niệm: Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
- Phân loại: 3 nhóm chính:
+ Monosaccharide: carbohydrate không bị thủy phân.
+ Disaccharide: thủy phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide.
+ Polysaccharide: thủy phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide.
II. CẤU TẠO HÓA HỌC
Hoạt động 1. Glucose và fructose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cấu tạo, tính chất hóa học và được ứng dụng ra sao trong đời sống của Glucose và fructose?
Sản phẩm dự kiến:
- Glucose:
+ Công thức phân tử: C6H12O6.
+ Ở dạng mạch hở có 5 nhóm hydroxy và một nhóm aldehyde.
+ Công thức cấu tạo: CH2OH[CHOH]4CH=O.
+ Dạng tồn tại: dạng mạch hở và dạng vòng (6 cạnh) chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
+ Nhóm -OH hemiacetal gắn với carbon số 1 trong dạng mạch vòng.
- Fructose:
+ Công thức phân tử: C6H12O6.
+ Ở dạng mạch hở chứa 5 nhóm hydroxy, một nhóm ketone.
+ Dạng tồn tại: tồn tại đồng thời ở dạng mạch hở và mạch vòng (5 cạnh).
+ Nhóm -OH hemiketal gắn với carbon số 2 trong dạng mạch vòng.
Hoạt động 2. Saccharose và maltose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cấu tạo, tính chất hóa học và được ứng dụng ra sao trong đời sống của Saccharose và maltose?
Sản phẩm dự kiến:
- Giống nhau: Saccharose và maltose cùng có công thức phân tử là C12H22O11.
- Khác nhau:
- Saccharose: Tạo thành từ một đơn vị glucose liên kết với một đơn vị fructose qua liên kết -1,2-glycoside. Chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng.
- Maltose: Tạo thành từ một hai vị glucose liên kết với nhau qua liên kết -1,4-glycoside. Tồn tại ở dạng mạch vòng và dạng mở vòng.
Hoạt động 3. Tinh bột và cellulose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết cấu tạo, tính chất hóa học và được ứng dụng ra sao trong đời sống của Tinh bột và cellulose?
Sản phẩm dự kiến:
* Giống nhau:
- Là polymer tự nhiên.
- Công thức chung: (C6H10O5)n.
* Khác nhau:
- Tinh bột: gồm amylose và amylopectin
- Amylose: polymer mạch dài, không nhánh, xoắn lại, tạo thành từ -glucose liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside.
- Amylopectin: mạch phân nhánh; ở mạch nhánh, glucose liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside; mạch nhánh liên kết với mạch chính (chuỗi amylose) bằng liên kết -1,6-glycoside.
- Cellulose: -glucose liên kết với nhau tạo mạch dài, không nhánh (tương tự amylose).
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIEN
Hoạt động 1. Glucose và fructose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa Glucose và fructose?
Sản phẩm dự kiến:
- Giống nhau: Là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt.
- Khác nhau:
- Glucose: Có trong hầu hết các bộ phận của cây, đặc biệt trong quả chín; có trong cơ thể người và động vật.
- Fructose: Có nhiều trong mật ong và các quả ngọt.
Hoạt động 2. Saccharose và maltose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa Saccharose và maltose?
Sản phẩm dự kiến:
- Giống nhau: Là chất rắn, tan tốt trong nước, có vị ngọt.
- Khác nhau:
- Saccharose: Có trong hoa quả, rau, của, đặc biệt nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.
- Maltose: Có nhiều trong mạch nha (sản phẩm thủy phân không hoàn toàn tinh bột).
Hoạt động 3. Tinh bột và cellulose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa tinh bột và cellulose?
Sản phẩm dự kiến:
Chất | Tinh bột | Cellulose |
Tính chất vật lí | Chất rắn vô định hình, màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan tốt hơn trong nước nóng (dung dịch thu được có tính keo, nhớt, gọi là hồ tinh bột). | Chất rắn màu trắng, không tan trong nước. |
Vai trò | Nguồn carbohydrate dự trữ. | Thành phần chính của thành tế bào thực vật, làm nên bộ khung của cây. |
Dạng tồn tại trong tự nhiên | Có trong hạt lúa, hạt lúa mì, hạt ngô, củ khoai tây, quả chuối xanh,… | Có nhiều trong bông, đay, tre, nứa, gỗ,… |
IV. ỨNG DỤNG
Hoạt động 1. Glucose, fructose, saccharose và maltose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các ứng dụng của glucose, fructose, saccharose và maltose?
Sản phẩm dự kiến:
- Glucose, fructose, saccharose và maltose: chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể; nguyên liệu, chất phụ gia trong sản xuất bánh, kẹo, thức uống dinh dưỡng, nước giải khát,…
- Glucose: pha dịch truyền; tráng bạc chế tạo gương; nguyên liệu sản xuất vitamin C; môi trường nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất bột ngọt, chất kháng sinh.
- Saccharose: sản xuất acetic acid, ethanol trong công nghiệp.
Hoạt động 2. Tinh bột
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các ứng dụng của tinh bột?
Sản phẩm dự kiến:
- Nguồn lương thực quan trọng của con người.
- Nguyên liệu để sản xuất bánh, mì sợi, bị, rượu, mạch nha, glucose, ethanol.
- Phụ gia để hồ vải.
Hoạt động 3. Cellulose
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các ứng dụng của Cellulose?
Sản phẩm dự kiến:
- Làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình
- Làm sợi, tơ, giấy viết, giấy bao bì, màng mỏng,…
- Nguyên liệu sản xuất ethanol, chế tạo thuốc nổ, thuốc súng không khói.
V. SỰ HINH THANH VA CHUYỂN HOA TINH BỘT
Hoạt động 1. Sự hình thành tinh bột trong cây
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy nêu sự hình thành tinh bột trong cây. Viết phương trình tổng quát?
Sản phẩm dự kiến:
- Trong quá trình quang hợp, dưới tác dụng của chlorophyll (diệp lục), khí carbon dioxide kết hợp với nước tạo thành tinh bột.
- Phương trình tổng quát:
6nCO2 + 5nH2O ánh sáng, chlorophyll→ (C6H10O5)n + 6nO2
Hoạt động 2. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy nêu sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người?
Sản phẩm dự kiến:
- Khoang miệng: Khi nhai thức ăn, enzyme amylase (trong nước bọt) thủy phân một phần tinh bột tạo dextrin, sau đó thành maltose.
- Ruột non: Enzyme tiếp tục thủy phân tinh bột, chuyển hóa hoàn toàn tinh bột thành glucose.
- Glucose được hấp thụ từ ruột và máu, chuyển đến tế bào oxi hóa bởi enzyme→ CO2, H2O và giải phóng năng lượng để cơ thể hoạt động; lượng glucose dư được chuyển hóa trở lại thành glycogen, được dự trữ trong gan và cơ. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng thủy phân glycogen→ cung cấp glucose cho cơ thể.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Glucose và fructose đều có cùng công thức phân tử, đó là?
A. C₆H₁₂O₆
B. C₁₂H₂₂O₁₁
C. C₆H₁₂O₅
D. C₅H₁₀O₅
Câu 2. Glucose thuộc loại carbohydrate nào?
A. Monosaccharide
B. Disaccharide
C. Polysaccharide
D. Oligosaccharide
Câu 3. Fructose khác glucose ở điểm nào?
A. Số lượng nguyên tử carbon
B. Vị trí nhóm chức aldehyde và ketone
C. Khả năng hòa tan trong nước
D. Công thức phân tử
Câu 4. Carbohydrate nào sau đây là một polysaccharide?
A. Glucose
B. Fructose
C. Cellulose
D. Sucrose
Câu 5. Phản ứng nào chứng minh sự có mặt của glucose?
A. Phản ứng với iodine
B. Phản ứng Benedict
C. Phản ứng với ethanol
D. Phản ứng với natri hydroxit
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Bài 1: Trong các chất dưới đây, chất nào không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose?
Maltose | Saccharose | Tinh bột
| Cellulose |
Bài 2: Cho biết mỗi nhận xét dưới đây là đúng hay sai.
- Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6.
- Phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carboxyl.
- Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose có nhóm chức aldehyde, còn trong phân tử fructose có nhóm chức ketone.
Bài 3: Đun nóng dung dịch chứa 10 gam glucose với dung dịch AgNO3 (dư) trong ammonia thấy có kim loại bạc tách ra. Tính khối lượng kim loại bạc tối đa thu được trong thí nghiệm.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 12 cánh diều