Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 1.1. VĂN BẢN CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy nêu những hiểu biết về truyện truyền kì. Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi trả lời:

  • Em hãy đọc và tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Dữ.

  • Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu của Nguyễn Dữ.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Tiểu sử

  • Tên: Nguyễn Dữ.

  • Năm sinh – năm mất: Chưa rõ.

- Quê quán: Hải Dương.

- Cuộc đời:

+ Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thời kì này chế độ nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên.

+ Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

  1. Tác phẩm tiêu biểu

+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”.

+ Truyện Kì mạn lục ra đời nửa đầu thế kỉ XVI bao gồm có 20 câu chuyện.

  • Là tiếng nói phê phán hiện thực.

  • Cảm thông bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

  • Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt đề cao đạo đức nhân hậu thủy chung.

  • Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của tầng lớp tri thức ẩn dật đương thời. 

Hoạt động 2: Tác phẩm 

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

  • “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” thuộc thể loại gì?

  • Nêu vị trí đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  • Xác định bố cục và nêu nội dung chính từng phần của văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

  • Tóm tắt cốt truyên và xác định chủ đề tác phẩm.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Xuất xứ tác phẩm

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số 20 truyện của tập Truyện kì mạn lục.

b. Bố cục

Gồm có 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến không cần gì cả: Giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền.

+ Phần 2: Tiếp theo đến khó lòng thoát nạn: Cuộc “gặp” giữa Tử Văn và tên tướng giặc họ Thôi và Thổ Công.

+ Phần 3: Tiếp theo đến sai lính đưa Tử Văn về: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Phần 4: Còn lại: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên và lời bình của tác giả.

c. Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Tóm tắt cốt truyện

Ngô Tử Văn nổi tiếng ở đất Lạng Giang là kẻ chính trực, khảng khái. Ngôi làng chàng ở có một ngôi đền thiêng lắm nhưng có một tên hung thần ở gần đền hay tác oai tác quái, yêu sách trong dân gian, Tử Văn tức giận nên châm lửa để đốt đền trừ hại cho dân lành.

Sau khi ngôi đền bị đốt, tên hung thần đã dọa kiện chàng ở âm phủ. Sau khi về nhà chàng lên cơn sốt, trong lúc đang mê man thì chàng mơ thấy có người đòi bắt mình xuống âm phủ. Nhưng đến chiều tối có một ông già đến xưng danh là Thổ Thần, ông cảm kích trước tinh thần dũng cảm của Tử Văn nên bày đã mách cho chàng tội ác và tung tích của tên hung thần, ông còn bày cho chàng cách để xử lý đối phó.

Đêm đến, Tử Văn trở bệnh nặng hơn, thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng đã tố cáo hết những tội ác của tên hung thần kèm theo dẫn chứng đầy đủ về hắn. Sau khi chứng thực, quân lính về thưa tất cả lời Tử Văn là sự thật, Diêm Vương đã trừng trị tên tướng giặc và bọn phán sự, thổ thần thì được phục chức còn Tử Văn được sống trở lại. Trở về từ âm phủ, Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

- Chủ đề tác phẩm: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. Một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Hoạt động 1: Cốt truyện và điểm nhìn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận tìm hiểu:

  • Cốt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được thể thiện theo trình tự nào?

  • Chỉ ra điểm nhìn và chức năng của người kể truyện trong văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Cốt truyện

  • Cốt truyện của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói về Ngô Tử Văn một người khẳng khái và cương trực thấy sự gian tà thì không chịu khất phục. Chỉ vì bất bình muốn mang đến yên bình cho dân làng mà chàng đã đốt đền của tên tướng giặc. Sau đó là sự kiện Ngô Tử Văn đòi công bằng cho thổ địa, lật mặt tên tướng giặc và được giữ chức phán sự đền Tản Viên. 

  •  Cốt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên diễn biến theo tuyến tính tức là thời gian có trước có sau, có nhân và có quả. Từ khi Tử Văn đốt đền, đến khi về nhà trong mơ gặp tên hung thần, rồi gặp đến Thổ Công. Tử Văn xuống Minh Ti gặp Diêm Vương, đối chất với tên tướng giặc giành chiến thắng rồi trở về. Sau đó được giữ chức phán sự đền Tản Viên.

  • Cốt truyện theo diễn biến thời gian, sự việc và nhân quả.

  1. Điểm nhìn và chức năng của người kể chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn.

+ Câu chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, rồi xuống Minh Ti rồi lại trở về nhân gian và sau đó giữ chức phán sự đền Tản Viên tất cả đều được kể dưới điểm nhìn của người thứ 3 tức là hoàn toàn khách quan. 

+ Việc tái hiện câu chuyện dưới cái nhìn của ngôi kể thứ ba khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động và khái quát hơn bao giờ hết. Điểm nhìn và đánh giá mang tính khách quan, không hề xen lẫn cảm quan cá nhân. 

+ Cách dẫn dắt chuyện cũng vô cùng khéo léo mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dần dần đến đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí thỏa đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến của sự việc rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Chủ đề tư tưởng của chuyện vì thế cũng được nổi bật lên.

  • Lời bình cuối truyện

+ Mang tính khách quan thể hiện suy nghĩ cũng như quan điểm của người viết trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Lời bình cuối bài góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Thông qua hình tượng Ngô Tử Văn - một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Tác giả thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn và mối quan hệ tương quan với các nhân vật.

GV chia lớp thành từng nhóm hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời:

  • Tìm hiểu những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn và cho biết vì sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu về nhân vật?

  • Nhân vật Tử Văn được đặt trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua mối quan hệ đó, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?

  • Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đã nói lên điều gì?

  • Tử Văn đã có sự tự ý thức như thế nào về nhân cách của chính mình?

Sản phẩm dự kiến:

a. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.

  • Giới thiệu về Ngô Tử Văn.

Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn.

+ Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

+ Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được.

  • Cách mở đầu trực tiếp ngắn gọn theo mô tuýp truyền thống của văn học trung đại.

  • Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.

+ Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn muốn trừ hại cho dân mang đến cho con người một cuộc sống bình yên.

+ Hành động: Tắm rửa sạch sẽ, khấn trời trước khi đốt đền.

  • Thể hiện muốn lấy lòng trong sạch bảo vệ bình yên cho người dân. Mong muốn sự chân thành của mình sẽ được trời thấu hiểu đồng thời thể hiện hành động chính nghĩa của bản thân.

  • Ngô Tử Văn hiện lên là người cương trực, dũng cảm vì dân mà trừ bạo. Đồng thời cũng ngời lên tinh thần dân tộc cũng như bảo vệ thổ thần nước Việt.

  1. Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.

  • Tên tướng giặc: Trách mắng, đòi trả đền và đe dọa “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”; “Không nghe lời ta rồi sẽ biết”.

  • Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên.

  • Điềm nhiên không sợ hãi nao núng trước lời đe dọa của hung thần.

  1. Cuộc gặp gỡ của Tử Văn và Thổ Công bị hại.

  • Thổ Công: 

+ Tỏ lời mừng với Ngô Tử Văn.

+ Kể lại sự việc mình bị tên tướng giặc cướp đi đền.

+ Căn dặn Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên hung thần và cuộc đối chất với Diêm Vương dưới âm phủ.

  • Ngô Tử Văn.

+ Kinh ngạc.

+ Căn vặn Thổ Công xem “Hắn có thực sự là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?”.

  • Thể hiện rõ sự tàn ác ngông cuồng của tên tướng giặc. Đồng thời thể hiện rõ phong độ của kẻ sĩ chỉ sẵn lòng “hạ” cái tôi trước người thiện không biết cúi đầu trước kẻ ác.

  1. Ngô Tử Văn và cuộc đối chất ở Minh Ti.

  • Ngô Tử Văn xuống âm phủ đối diện với khung cảnh đầy sự rùng rợn nhưng quyết không nao núng. Thậm chí còn quyết liệt kêu oan.

  • Diễn biến cuộc xét xử Tử Văn:

+ Ở chặng 1 hồn ma tên tướng giặc liên tiếp tố cáo Tử Văn với Diêm Vương. Diêm Vương nghe lời tố cáo mà trách mắng Tử Văn. Nhưng thái độ Ngô Tử Văn vẫn vô cùng cứng cỏi, không hề tỏ ra  nhụt chí trước một Diêm Vương đầy quyền uy. Bình tĩnh để vạch mặt tên tướng giặc.

+ Ở chặng tiếp theo Tên tướng giặc tranh cãi với Ngô Tử Văn sau đó lại lo sợ và đạo đức giả xin giảm án cho chàng. Song Ngô Tử Văn xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. Diêm Vương cho người đi đến đền Tản Viên chứng thực và Tử Văn thắng kiện.

  • Có thể nói khi phải đối diện với Diêm Vương uy nghiêm thái độ của Tử Văn vẫn một mực cứng cỏi không hề nhụt chí hay tỏ ra lo sợ trước cảnh địa ngực, ma quỷ. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải cho công lý. 

  • Việc Tử Văn thắng kiện và trở thành phán sự đền Tản Viên chứng tỏ một điều đó chính là chính nghĩa bao giờ cũng sẽ thắng gian tà như một quy luật hiển nhiên của cuộc sống. Tên tướng giặc họ Thôi bị trừng trị, Thổ Công được trả lại đền, muôn dân bình an đây cũng là mong ước của con người luôn hướng đến sự tốt đẹp, người tốt sẽ được hưởng nhiều kết quả viên mãn.

Hoạt động 3: Ý nghĩa nghệ thuật yếu tố kì ảo trong truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

HS trao đổi trả lời câu hỏi:

  • Phân tích các yếu tố kì ảo trong truyện. Sự tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ từ một số truyện cổ dân gian được thể hiện như thế nào?

  • Nêu vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện.

Sản phẩm dự kiến:

  • Trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã sử dụng rất nhiều các yếu tố kì ảo có thể kể đến như:

+ Không gian: kì ảo giấc mơ của Tử Văn cũng như không gian dưới Minh Ti.

+ Nhân vật có sự xuất hiện của nhiều lớp nhân vật trong nhiều chiều không gian khác nhau:

* Thần tiên: Diêm Vương. Thổ Công

* Ma: Hồn tên tướng giặc

+ Các chi tiết kì ảo:

  • Sau khi đốt đền về nhà Ngô Tử Văn thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run rồi nổi lên cơn nóng sốt rét.

  • Tử Văn và cuộc đối thoại với tên tướng giặc.

  • Tử Văn gặp Thổ Công trong giấc mơ.

  • Tử Văn và cuộc tranh luận với tên tướng giặc họ Thôi dưới âm ti. 

  • Tử Văn kêu oan với Diêm Vương dưới Minh Ti.

  • Ngôi mộ của tên tướng giặc kia tự dưng bị lật tung lên hài cốt tan tành như cám.

  • Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

  • Sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo trong tác phẩm giúp cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn. Đồng thời cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm đó là niềm tin vào công lý, chính nghĩa sẽ thắng gian tà. 

Hoạt động 4: Mối quan hệ giữa phần chính văn và lời bình cuối truyện.

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi trả lời: Em có nhận xét gì về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình?

Sản phẩm dự kiến:

- Lời bình cuối truyện như một cách tổng kết lại ý nghĩa của toàn văn bản ở phần chính văn. Đồng thời thể hiện quan điểm cũng như cách nhìn nhận khách quan nhất của người viết về nhân vật cũng như cuộc đời.

+ Là lời vạch trần bản chất xảo quyệt hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi, phơi bày hiện thực đầy rẫy bất công thối nát của xã hội đương thời. Những hiện tượng tiêu cực của xã hội: mê tín dị đoan, tham ô hối lộ.

+ Là kẻ sĩ biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu cũng như cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới mang đến phần thắng cho chính nghĩa.

III. TỔNG KẾT

Hoạt động 1: Nội dung

GV đặt câu hỏi tổng kết nội dung: Nêu giá trị nội dung của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Sản phẩm dự kiến:

  • Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.

  • Niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa cũng vì thế mà vẫn được thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người. 

Hoạt động 2. Nghệ thuật

GV đặt câu hỏi tổng kết nghệ thuật: 

  • Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong văn bản.
  • Nêu vai trò của việc sử dụng những yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học.

Sản phẩm dự kiến:

+ Sử dụng nhiều chi tiết truyền kì.

+ Xây dựng cốt truyện đầy kịch tính, kết cấu chặt chẽ.

+ Dẫn dắt khéo léo nhiều chi tiết giàu kịch tính.

+ Cách kể chuyện và miêu tả sinh động hấp dẫn.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Cốt truyện văn bản có đặc điểm gì thể hiện nét đặc trưng của truyện truyền kì?

Câu 2: Phân tích các yếu tố kì ảo trong truyện. Sự tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ từ một số truyện cổ dân gian được thể hiện như thế nào?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Từ lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời” đã gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2: Viết đoạn văn phân tích vai trò của yếu tố kì ảo được thể hiện trong tác phẩm truyền kì.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì 1
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 15/05 nhận 1 số bài đầu - 30/08 nhận đủ 1/2 kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 550k
  • Giáo án Powerpoint: 650k
  • Trọn bộ word + PPT: 1150k

=> Chỉ gửi trước 250k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: 1/2 giáo án kì I
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 cánh diều

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay