Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ

ĐỌC: KHÚC TRÁNG CA NHÀ GIÀN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Khúc tráng ca nhà giàn thuộc thể loại gì?

A. Nhật kí. 

B. Phóng sự. 

C. Hồi kí. 

D. Truyện ngắn.

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản Khúc tráng ca nhà giàn là gì?

A. Chỉ dùng phương thức biểu đạt miêu tả.

B. Chỉ dùng phương thức biểu đạt trần thuật.

C. Kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả.

D. Kết hợp giữ miêu tả và trần thuật. 

Câu 3: Theo đại tá Chấn, màu nước của đại dương vào ban ngày sẽ như thế nào?

A. Sắc nước đại dương không thẫm đen mà là màu đen thẫm.

B. Sắc nước đại dương không thẫm đen mà là màu nước hến.

C. Sắc nước đại dương không thẫm đen mà là màu lam.

D. Sắc nước đại dương không thẫm đen mà là màu xanh đen.

Câu 4: Độ sâu nào tương ứng với sắc nước màu hến?

A. Vài trăm mét.

B. Vài chục mét.

C. Ngàn thước nước trở lên.

D. Vài mét.

Câu 5: Ai là tác giả của câu thơ "Đảo tự giấu mình trong màu nước lam xanh/Cái giọt máu thiêng liêng dưới ngầu ngầu bọt song/Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mặt chúng tôi nhìn xuống…"?

A. Đại tá Chấn.

B. Trần Đăng Khoa.

C. Giáp Văn Cương.

D. Không được đề cập.

Câu 6: Ngày nào liệt sĩ đại úy Vũ Quang Chương hi sinh?

A. 13-12-1998.

B. 13-12-1999.

C. 13-12-2000.

D. Không được đề cập.

Câu 7: Ai là người cuốn lá cờ Tổ quốc vào người rồi rời nhà giàn sau cùng?

A. Nguyễn Văn An.

B. Vũ Quang Chương.

C. Lê Đức Hồng.

D. Nguyễn Hữu Quảng.

Câu 8: Bài hát nào được cất lên trong lễ tưởng niệm?

A. Hồn tử sĩ.

B. Biển nhớ.

C. Người chiến sĩ ấy.

D. Màu xanh Tổ quốc.

Câu 9: Theo văn bản Khúc Tráng ca nhà giàn, Cục Công binh được thành lập vào ngày nào?

A. 25-3-1945.

B. 25-3-1946.

C. 25-3-1947.

D. 25-3-1948.

Câu 10: Thế hệ nhà thứ hai trên các đảo chìm Trường Sa chủ yếu do ai đảm trách xây dựng?

A. Công binh của hải quân.

B. Công binh quốc gia.

C. Giao thông Công chính Cục.

D. Bộ Tư lệnh Công binh.

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, đối với các nước phát triển như Nhật Bản vớ được những dạng đảo chìm như vớ được gì?

A. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được vàng.

B. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được bạc.

C. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được kim cương.

D. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được dầu mỏ.

Câu 2: Khu vực Ba Kè có đặc điểm gì?

A. Có nhiều cồn cát, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm.

B. Có nhiều đảo chìm.

C. Không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên đảo chìm, có độ sâu vừa phải để dựng nhà giàn.

D. Có nhiều mỏm đá nhô lên.

Câu 3: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tác đã miêu tả điều gì đã được "tưới xuống những rặng san hô Ba Kè"?

A. Nước biển đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.

B. Máu của lính thủy Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.

C. Dầu mỏ đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.

D. Mồ hôi đã tưới xuống những rặng rặng san hô Ba Kè.

Câu 4: Nhà giàn thế hệ mới có thể chịu được bão cấp mấy?

A. Cấp 10.

B. Cấp 11.

C. Cấp 12 và trên cả cấp 12.

D. Cấp 9.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay