Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 7: THỰC TRẠNG TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG(16CÂU)A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào của nước ta?
A. Các tỉnh ở vùng đồng bằng sông cửu Long.
B. Các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.
C. Các tỉnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Các tỉnh ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên,..
Câu 2: Từ giữa những năm 1990 đến năm 2022, diện tích rừng trồng của nước ta đã
A. giảm liên tục và không hồi phục được các cánh rừng đã suy thoái hay mất đi.
B. không thay đổi, không có dấu hiệu phát triển trong tương lai.
C. tăng liên tục và phát triển ổn định.
D. Tăng liên tục nhưng phát triển không ổn định.
Câu 3: Việt Nam đứng top bao nhiêu về quốc gia có độ tăng diện tích rừng lớn nhất thế giới giai đoạn 2010-2020?
A. 10
B. 20
C. 50
D. 5
Câu 4: Ở nước ta, tỉnh nào có diện tích rừng trồng lớn nhất?
A. Dak Lak
B. Thanh Hoá
C. Lạng Sơn.
D. Hà Giang
Câu 5: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng) có diện tích lớn nhất ở nước ta là
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
D. Rừng sản xuất.
Câu 6: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng) có diện tích nhỏ nhất ở nước ta là
A. Rừng sản xuất
B. Rừng phòng hộ.
C. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
D. Rừng đặc dụng
Câu 7: Trong giai đoạn 2007 đến 2020, khả năng đáp ứng gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến
A. tăng từ 30% lên 70%.
B. giảm từ 70% xuống 30%.
C. Không thay đổi.
D. Giảm 50%.
Câu 8: Diện tích rừng trồng ở nước ta trong năm 2022 là
A. 2,33 triệu ha.
B. 3.08 triệu ha.
C. 3,89 triệu ha.
D. 4,66 triệu ha.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Rừng trồng có đóng góp như thế nào về độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1990 đến 2022?
A. Tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng và phát triển ổn định.
B. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 100% diện tích nước ta.
C. Tỉ lệ che phủ rừng có tăng nhưng không đáng kể.
D. Tỉ lệ che phủ rừng vẫn giảm do rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề, chưa khắc phục được.
Câu 2:Hội đồng quản lí rừng quốc tế FSC được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Khôi phục những cánh rừng sau thu hoạch hoặc cháy rừng.
B. Quản lí và kiểm soát việc khai thác rừng bền vững.
C. Bảo vệ các động, thực vật rừng quý hiếm.
D. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về tầm quan trọng của rừng.
Câu 3:Đâu không phải thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta?
A. Thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
B. Mở rộng, thành lập mới các khi bảo tồn.
C. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép và cháy rừng.
D. Xử lí được tiệt để hoàn toàn nạn săn bắn động vật hoang dã.
Câu 4:Đâu không phải là những tiến bộ trong công tác bảo vệ rừng ở nước ta?
A. Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia, duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và cây xanh.
B. Nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp và người dân với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.
C. Nhân bản vô tính thành công các loại động thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
D. Công tác cấp chứng chỉ quản lí rừng bền vững góp phần đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng
Câu 5: Đâu không phải thực trạng khai thác rừng ở Việt Nam?
A. Sản lượng khai thác gỗ ngày một tăng.
B. Hiện nay khai thác gỗ chủ yếu đến từ rừng trồng tập trung.
C. Khai thác gỗ trên rừng tự nhiên được khai thác chặt chẽ.
D. Cho phép khai thác rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là nhận xét chính xác nhất về công tác trồng và chăm sóc rừng ở nước ta?
A. Có những chuyển biến tích cực, diện tích rừng tăng liên tục; tuy nhiên chất lượng, năng suất trồng rừng còn thấp, chủ yếu là rừng sản xuất gỗ nhỏ.
B. Diện tích rừng tăng nhưng chưa đáng kể; chất lượng năng suất trồng rừng còn thấp, chủ yếu là rừng sản xuất gỗ lớn.
C. Diện tích rừng tăng đột biến trong giai đoạn 2000 đến 2015.
D. Diện tích rừng chuyển biến chưa tích cưc, diện tích rừng giảm do các nguyên nhân khách quan như cháy rừng, thiên tai, bão lũ,...
Câu 2:Đâu là nhận xét chính xác nhất về công tác bảo vệ rừng ở nước ta?
A. Có nhiều tiến bộ rõ rệt; tuy nhiên tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép,... vẫn còn diễn biến phực tạp tại một số địa phương.
B. Có nhiều tiến bộ rõ rệt; tuy nhiên tình trạng rừng bị suy thoái rừng do cháy rừng hoặc thiên tai vẫn diễn ra nhiều.
C. Có nhiều tiến bộ rõ rệt; tình trạng khai thác lâm sản được quản lí chặt chẽ.
D. Có nhiều tiến bộ rõ rệt; nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép được kiểm soát hoàn toàn.
Câu 3: Đâu là nhận xét chính xác nhất về thực trạng khai thác rừng ở nước ta?
A. tổng số sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên tăng liên tục; khai thác rừng trồng tập trung được quản lí chặt chẽ.
B. Tổng số sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ở nước ta tăng liên tục; khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ.
C. Sản lượng gỗ khai thác ở nước ta chủ yếu là đến từ rừng cao su, cây phân tán.
D. Sản lượng gỗ khai tháng từ rừng tự nhiên ngày càng tăng và từ rừng trồng tập trung ngày càng giảm.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Chứng chỉ FSC có lợi ích gì cho quản lí rừng bền vững?
A. Duy trì và cải thiện liên tục đảm bảo lợi ích của người lao động lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.
B. Tiết kiệm nguồn tài nguyên rừng, nâng cao giá trị kinh tế giúp tăng giá trị của lâm sản.
C. Cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).
D. Tuân thủ các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu, sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.
Câu 2: Nguyên nhân chính để rừng sản xuất có diện tích lớn hơn rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nhiều lần là gì?
A. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rất khó trồng.
B. Rừng sản xuất mang lại lợi ích kinh tế to lớn.
C. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ trồng trên một số loại đất đặc trưng.
D. Rừng sản xuất dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI (1 câu)
Câu 1: Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về tình trạng khai thác rừng ở nước ta
a. Sản lượng gỗ khái thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam tăng dần trong suốt giai đoạn 2008-2011.
b. Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nước ta tăng liên tục tập trung chủ yếu từ rừng trông tập trung.
c. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung ở Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc và tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2008-2020.
d. Nhà nước không trú trọng tập trung phát triển rừng tự nhiên dẫn đến sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên giảm qua các năm cho tới thời điểm hiện tại.
Đáp án:
a- Sai
b- Đúng
c- Đúng
d- Sai